Ông Lý Khắc Cường, người sắp từ chức thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 3 năm sau, đã đến thăm Campuchia gần đây và liên tục hô hào “cải cách và mở ra”. Trong khi đó, Bắc Kinh đưa ra dự thảo sửa đổi “Luật Lập pháp”, trong đó đã xóa tuyên bố lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm và cải cách, mở cửa.
Các nhà phân tích cho rằng điều này phản ánh sự bất đồng nghiêm trọng giữa các lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ về việc nên đóng hay mở cửa nền kinh tế, tuy nhiên ảnh hưởng của ông Lý Khắc Cường là rất hạn chế, theo Watch China.
Ông Lý Khắc Cường liên tục hô hào “cải cách và mở cửa”
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ bế mạc vào ngày 22/10 và Lý Khắc Cường không có tên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy ban Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương lần thứ 20. Ngày hôm sau, ông Lý Khắc Cường từ chức Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị trung ương, ủy viên Ủy ban Trung ương. Ông Lý Khắc Cường sẽ chính thức nghỉ hưu vào năm sau.
Chiều 8/11, ông Lý và phu nhân đã đến thăm Campuchia và tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc – ASEAN (10 + 1) lần thứ 25, Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc (10 + 3) lần thứ 25 và lần thứ 17 Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Lý Khắc Cường kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
Vào ngày 12/11, khi ông Lý Khắc Cường tham dự một loạt cuộc họp của các nhà lãnh đạo hợp tác Đông Á tại Phnom Penh, Campuchia, ông nhắc lại rằng cải cách và mở cửa là cách duy nhất để Trung Quốc đạt được hiện đại hóa.
Trước đó, khi gặp Thủ tướng Đức Schouz tại Bắc Kinh vào ngày 4/11, ông nói rằng Trung Quốc tuân thủ chính sách quốc gia cơ bản là cải cách và mở cửa, và “cánh cửa sẽ chỉ mở ra ngày càng rộng hơn.”
Vào trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, ngoại giới đã dự đoán rằng ông Lý Khắc Cường có nhiều khả năng sẽ ở lại Bộ Chính trị, và bản thân ông đã nhấn mạnh trong nhiều dịp công khai rằng ông “tuân thủ cải cách và mở cửa” và rằng “nước của sông Dương Tử và sông Hoàng Hà không thể chảy ngược.”
Một số nhà phân tích tin rằng việc ông Lý Khắc Cường liên tục nhấn mạnh đến việc mở cửa phản ánh sự bất đồng nghiêm trọng giữa các lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ về việc nên áp dụng chính sách đóng cửa hay chính sách mở cửa trong tương lai.
Cách đây vài ngày, Lý Đình (Li Ting), một nhà bình luận về các vấn đề thời sự, nói với Đài Á Châu Tự do rằng nhận xét của ông Lý Khắc Cường về cải cách và mở cửa hoàn toàn khác và mâu thuẫn với chính sách chống dịch bệnh của ông Tập Cận Bình . “Vì vậy, tôi hiểu rằng các quan chức cấp cao của họ giải quyết các vấn đề xã hội hiện tại của Trung Quố có sự khác biệt trong cách tiếp cận, và sự khác biệt rất sâu sắc.”
Lý Đình tin rằng ảnh hưởng của những tuyên bố của ông Lý Khắc Cường trước khi rời nhiệm sở thực sự rất hạn chế.
Việc ông Tập Cận Bình tránh nói đến “cải cách và mở cửa” cho thấy điều gì?
Trang Caixin.com ngày 4/11 đưa tin rằng sau bảy năm, “Luật Lập pháp” của ĐCSTQ đã được sửa đổi một lần nữa để xóa tuyên bố về lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm và cải cách và mở cửa. Điều này đã dẫn tới cuộc thảo luận về việc chính quyền quay ngược bánh xe lịch sử.
Ngoài ra, số lần ông Tập đề cập đến “cải cách và mở cửa” trong báo cáo của Đại hội lần thứ 20 chỉ có 4 lần, bằng một nửa so với 9 lần trong báo cáo của Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19. Ngay từ bài phát biểu năm mới 2022, ông Tập Cận Bình đã không đề cập đến cải cách và mở cửa. Trong những lời chúc Tết trước đây đều có câu này.
Điều này cho thấy “cải cách và mở cửa” đã không còn không phù hợp với triết lý của ông Tập Cận Bình. Trong những năm gần đây, ông Tập đã kiên định thực hiện chính sách phòng chống dịch bệnh Zero-Covid, thúc đẩy cái gọi là “thịnh vượng chung”, và khởi động lại nguồn cung và hợp tác xã, căng tin thời Mao Trạch Đông.
Do đó, dư luận cho rằng cải cách và mở cửa chỉ tồn tại trên danh nghĩa, và bây giờ nó dường như đã kết thúc.
Hồ Bính (Hu Ping), tổng biên tập tờ Beijing Spring (Mùa xuân Bắc Kinh), nói với VOA rằng “Lý do khiến ông Tập ngừng đề cập đến ‘cải cách và mở cửa’ là vì ông ấy tin rằng Trung Quốc đã bước vào một ‘kỷ nguyên mới’ dưới sự lãnh đạo của ông ấy, đó là thời đại của Tập Cận Bình. “
Còn Tô Tiểu Khang (Su Xiaokang), một nhà văn sống lưu vong ở nước ngoài vì “Sự kiện ngày 4/6” và là tác giả của “River Elegy”, nhận định sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của Trung Quốc đã kéo theo nạn tham nhũng không thể tưởng tượng, và điều này thực sự đã tạo ra tính hợp pháp cho chính sách đỏ của ông Tập Cận Bình – thế hệ thứ hai khôi phục chế độ độc tài kiểu Mao.
Ông Tiểu Khang nói: “Cách duy nhất để giải quyết vấn đề cải cách và mở cửa của Trung Quốc là đi theo con đường dân chủ hợp hiến. Nhưng ông Tập Cận Bình không muốn đi theo con đường này, vậy ông ấy phải làm gì? Ông ấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại thời đại Mao Trạch Đông.”
Có thể bạn quan tâm: