Trong khi thế giới tập trung vào Ukraine, một khoảng trống đã được tạo ra cho Trung Quốc. Nước này mau chóng tận dụng cơ hội để bành trướng phạm vi ảnh hưởng ở Thái Bình Dương. Mặc dù chính quyền Tổng thống Biden sẽ mang lại món quà lớn cho Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc đang đối mặt với hàng loạt vấn đề khó khăn từ trong nước. 

Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra Thái Bình Dương

Trung Quốc nổi tiếng thế giới với chiêu bài sử dụng quân sự và cưỡng bức kinh tế để giành quyền ảnh hưởng trên chính trường quốc tế. Nước này sử dụng sáng kiến Một vành đai, Một con đường làm bình phong để che đậy cho việc khai thác các thỏa thuận thương mại tại các cảng của nước sở tại. Mục đích là để hỗ trợ các chức năng quân sự và nhằm che giấu động cơ thực sự của Sáng kiến vành đai con đường.

Trên thực tế, Trung Quốc đã thành lập căn cứ hậu cần ở Djibouti vào năm 2017. Thông tin này được Hoa Nam buổi sáng đưa tin. Khi đó lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc cùng với xe bọc thép và pháo binh lại đóng quân ở đó. Điều này cho thấy, tham vọng bành trướng của Trung Quốc được che đậy một cách tinh vi.

Năm ngoái, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã nói rằng, Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận bí mật với Campuchia để cho phép các lực lượng vũ trang của họ sử dụng một phần Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia trên Vịnh Thái Lan.

Những nỗ lực tương tự của Trung Quốc hiện có thể nhìn thấy rõ ràng ở Biển Đông và khu vực còn lại của Ấn Độ – Thái Bình Dương, nơi sẽ mang lại cơ hội kinh tế to lớn cho Trung Quốc. 

Vào tháng trước, tờ The Guardian đưa tin Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ba hòn đảo ở Biển Đông.

Sau đó tờ Business-Standar báo cáo về việc Trung Quốc và quần đảo Solomon đã ký một phiên bản dự thảo của hiệp ước an ninh có thể cho phép ​​cảnh sát Trung Quốc và các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ tại quốc đảo Thái Bình Dương này. Đáng chú ý Quần đảo Solomon sẽ cung cấp một bến cảng an toàn cho các tàu chiến của Trung Quốc chỉ cách bờ biển Australia khoảng 2.000 km. Theo các điều khoản của thỏa thuận, Trung Quốc có thể cử cảnh sát, quân nhân và các lực lượng vũ trang khác đến Quần đảo Solomon để giúp duy trì trật tự xã hội, cùng nhiều chức năng khác. Điều này làm dấy lên đồn đoán về việc Trung Quốc thiết lập sự hiện diện quân sự tại đây.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Quần đảo Solomon Jeremiah Manele ký thông cáo chung về thiết lập quan hệ ngoại giao tại Bắc Kinh năm 2019 (ảnh chụp màn hình CNS).

Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang ráo riết quân sự hóa khu vực Ấn Độ Dương và đưa khu vực này vào “phạm vi ảnh hưởng” của riêng mình. Điều này một lần nữa cho thấy, cái giá phải trả của sai lầm chiến lược mà chính quyền đảng dân chủ Mỹ thực hiện. Thay vì đối đầu với Trung Quốc, Mỹ đang kêu gọi tất cả các đồng minh trong khu vực chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Ông Biden tỏ ra tự tin quá mức về việc áp dụng chiến lược thời chiến tranh lạnh mà không biết rằng Trung Quốc mới là đối thủ thực sự của ông. Giờ đây, nhờ có công lao của chính quyền Biden. Trung Quốc đã tìm ra con đường và ráo riết theo đuổi chính sách bành trướng của mình.

Và sự mơ tưởng của chính quyền Biden chưa dừng lại ở đó. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thưởng cho Trung Quốc bằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt 

Trong chương trình lần trước, chúng ta đề cập tới việc UnionPay của Trung Quốc đã từ chối hợp tác với ngân hàng cho vay lớn nhất của Nga Sberbank và cũng đã đình chỉ các cuộc đàm phán với các ngân hàng khác do lo ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp. 

Hành động của Trung Quốc được coi là một nỗ lực nhằm xoa dịu phương Tây. Còn phương Tây thì mong muốn nhìn thấy hành động cụ thể nào đó từ Trung Quốc về việc, Bắc Kinh sẽ khẳng định không có mối quan hệ đồng minh thân thiết nào với Nga. Ở tình thế này, tất nhiên Bắc Kinh sẽ đồng ý ngã giá với Hoa Kỳ, đó là đề nghị chính quyền Biden thu hồi các chính sách thuế quan có từ thời Tổng thống Trump.

Vấn đề chính là vị thế của Hoa Kỳ. Thay vì buộc Trung Quốc phải tuân thủ luật chơi, thì nay họ lại mang thoả thuận tới và nói rằng, chỉ cần các ông không bắt tay với Nga, thì chúng tôi sẽ thỏa hiệp. 

Vào tháng 3, New York Times đã đưa tin rằng, chính quyền Biden đã thông báo về việc sẽ khôi phục việc miễn thuế đối với 352 sản phẩm của Trung Quốc, những sản phẩm lần đầu tiên bị áp thuế trừng phạt trong thời cựu Tổng thống Trump. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ sau đó đã nói: “Quyết định hôm nay được đưa ra sau khi xem xét cẩn thận các ý kiến ​​cộng đồng và tham khảo ý kiến ​​của các cơ quan khác của Hoa Kỳ.”

Và nếu Trung Quốc tiếp tục từ bỏ Nga, thì chính quyền Biden sẽ tiếp tục tháo gông xiềng và cuối cùng là giải phóng Trung Quốc khỏi các lệnh trừng phạt mà cựu Tổng thống Trump đã phong ấn. Chính quyền Biden đã làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại một cách ngoạn mục, và Mỹ đã trở thành 1 con rối trong tay Trung Quốc.

Mỹ - Nhật tập trận ở Biển Đông ngày 16/11/2021. Cùng ngày, ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden tham gia hội nghị trực tuyến để thảo luận về các vấn đề giữa hai nước
Mỹ – Nhật tập trận ở Biển Đông ngày 16/11/2021. Cùng ngày, ông Tập Cận Bình và ông Joe Biden tham gia hội nghị trực tuyến để thảo luận về các vấn đề giữa hai nước. Ảnh ghép từ Flickr/Wikimedia Commons.

Các đồng minh của Hoa Kỳ, hiện đang gồng mình đối phó với Trung Quốc cũng nhận thấy rằng, họ khó có thể tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Mỹ đương nhiệm. Họ cần phải tự cứu mình, và cách tự cứu mình đầu tiên là phải thoát khỏi chương trình nghị sự của Biden chống lại Nga. Vì đó sẽ là thiệt hại kinh tế rất to lớn.

Nếu Trung Quốc vui mừng vì mục đích của mình cuối cùng đã đạt được, và Thoả thuận Trung Quốc- Solomon có thể khiến Australia đứng trước nguy cơ mất tất cả, thì nay Úc đã tìm ra cảnh cửa tẩu thoát. Điều này làm cho nụ cười trên môi của Bắc Kinh bất chợt phải khép lại.

Thỏa thuận Trung Quốc-Solomon, niềm vui vụt tắt khi Úc tìm ra kẽ hở

Trung Quốc và Quần đảo Solomon vừa ký một hiệp ước an ninh làm nảy sinh những lo ngại lớn ở khu vực Nam Thái Bình Dương. 

Trung Quốc liên tục giành lấy quần đảo Solomon từ Australia và hiệp ước an ninh giữa Bắc Kinh và Quốc đảo này đã giáng một đòn mạnh vào lợi ích và an ninh của Australia trong khu vực.

Tuy nhiên, Úc vẫn có cơ hội cứu vãn sự thống trị trong năm qua của mình đối với Quần đảo Solomon. Thủ tướng của Quần đảo Solomon, Manasseh Sogavare là một nhân vật nổi tiếng với chính sách thân Trung Quốc. Sẽ không có gì lạ lẫm khi ông này ký thoả thuận có lợi cho Trung Quốc để chống lại Australia. Tuy nhiên, ông Sogavare có một điểm yếu. Chính phủ của ông ta đang đặt cược lớn vào Thế vận hội Thái Bình Dương năm 2023. Trong khi phần lớn cơ sở hạ tầng cho sự kiện này đang được Trung Quốc xây dựng. Tuy nhiên, Australia và New Zealand cũng là những người đóng góp đáng kể khi tài trợ cho quốc đảo Solomon để tổ chức thành công giải đấu danh giá.

Khi Australia nói rõ với Thủ tướng Sogavare rằng, nếu chính phủ của ông không từ bỏ Trung Quốc thì Úc sẽ đình chỉ tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho Thế vận hội Thái Bình Dương. Đồng thời Úc và New Zealand sẽ phải ngừng tài trợ hoàn toàn cho Quần đảo Solomon. Như vậy chính phủ của Thủ tướng Sogavare có thể bị suy yếu. Không biết chừng, những khoản tiền này sẽ được chuyển một cách kín đáo cho các lực lượng đối lập vốn phản đối chính quyền thân Trung Quốc trên quần đảo này. Từ đó thúc đẩy họ truất quyền của chính phủ Sogavare.

Hiện tại, Trung Quốc có thể dành được ưu thế trên cục diện quốc tế. Tuy nhiên nền kinh tế Trung Quốc đang suy sụp. Đại dịch Covid-19 đã san bằng khu vực sản xuất của họ và xuất khẩu đã giảm mạnh. Đây chính là thất bại của chính phủ Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình thừa nhận thất bại

Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chỉ trích ông Tập một cách kín đáo khi đổ lỗi cho ‘Chiến lược Zero Covid’ và các chính sách kinh tế của ông Tập là nguyên nhân dẫn đến tất cả những khốn khổ đang đè nặng lên cuộc sống của người dân Trung Quốc. 

Sau đó, ông Tập Cận Bình dường như đã đưa ra lời xin lỗi một cách kín đáo tới người dân Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình đã gợi ý rằng ông ấy có thể sớm khôi phục lại ‘Chính sách lưu thông kép’ của mình trong thời gian sớm nhất.

Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (ảnh chụp màn hình video ABC).
Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (ảnh chụp màn hình video ABC).

Phát biểu trước hàng trăm đại biểu tại buổi khai mạc Diễn đàn Boao Châu Á,  ông Tập Cận Bình nói: “Trong thế giới ngày nay, bất kỳ chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa vị kỷ cực đoan nào về cơ bản đều không thể hoạt động được. Mọi hoạt động tách rời, cắt đứt nguồn cung cấp và việc đốt cháy giai đoạn về cơ bản là không thể hoạt động được”.

Nói cách khác, đây là một sự thừa nhận thất bại được che đậy bằng lời nói rằng: Nền kinh tế Trung Quốc có thể tự cung tự cấp và cắt đứt nền kinh tế Trung Quốc khỏi phương Tây  là một sai lầm kinh hoàng ngay từ ngày đầu tiên. Và giờ cần phải vãn hồi lại.

Bị mù quáng bởi lòng căm thù Nga, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe  Biden dường như cũng thấu hiểu nỗi đau kinh tế của Trung Quốc một cách đầy cảm thông. Và chỉ cần Trung Quốc không bắt tay với Nga, và cùng Mỹ chống lại Nga, thì Biden sẵn sàng đem lại cho Trung Quốc nhiều món quà khủng hơn nữa. Và điều này có khiến nước Mỹ dưới thời Biden sẽ phải trả giá cho sai lầm chiến lược của mình.