Giới chức Ấn Độ có thể không phản ánh chính xác số người thiệt mạng vì Covid-19, nhưng sông Hằng linh thiêng không biết nói dối.
Đó là nhận định của biên tập viên Om Gaur của tờ báo tiếng Hindi Dainik Bhaskar, được dịch và đăng trên The New York Times (NYT) ngày 17/6.
Con sông linh thiêng nhất Ấn Độ đang phơi bày sự khốc liệt của đại dịch Covid-19 tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Sông Hằng không nói dối
Bài viết trên NYT cho biết những cơn mưa đã khiến mực nước sông Hằng dâng cao. Dòng nước đẩy hàng loạt thi thể trôi dạt vào bờ. Nước rút đi, cuốn theo cát, làm lộ ra hàng ngàn tử thi được chôn cất tạm bợ ven sông Hằng.
Court dictates order.
— Bar & Bench (@barandbench) June 18, 2021
– We are of the view that the petitioner has not done any research regarding the rites & customs which are there amongst various communities living near ganga
– We allow him to withdraw and file again with some research work
– The Petition is dismissed pic.twitter.com/nziPl7KCLm
Hầu hết người Ấn Độ theo đạo Hindu cho rằng sông Hằng là dòng sông linh thiêng nhất. Họ tin rằng nước sông có thể giúp con người thanh lọc tâm hồn.
A new environmental crisis is looming for the Ganges river. Hundreds of bodies have been buried in graves along the banks of the river.
— BBC News India (@BBCIndia) June 17, 2021
With the monsoons about to hit, it is feared that many of these bodies will end up in the river.@rupa_jha reportshttps://t.co/qAFIYXwNvC pic.twitter.com/CqnMpxWAsB
Nhiều người vẫn có thói quen tắm sông Hằng vào buổi sáng khi dịch SARS-CoV-2 bùng phát. Trong khi đó, những người mất thân nhân vì Covid-19 đã chọn sông Hằng là nơi chôn cất, hỏa thiêu các thi thể.
Một số gia đình không có tiền mua gỗ để hỏa thiêu. Họ chỉ đơn giản là thả xác những người thân yêu của mình xuống dòng sông Hằng. Con sông linh thiêng của Ấn Độ giờ trở thành dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.
The mystery of the hundreds of bodies found in India’s Ganges river https://t.co/Q32gOUfGrj
— The Washington Post (@washingtonpost) May 23, 2021
Ngày 12/5, dân làng ở Buxar nhìn thấy những thi thể trương phình trên sông Hằng. Họ vớt được khoảng 100 thi thể trên đoạn sông tại huyện Buxar và huyện Ghazipur.
Bài viết trên NYT cho biết có khoảng 30 phóng viên của tờ Dainik Bhaskar đã đi khảo sát dọc bờ sông Hằng. Chỉ tính riêng ngày 12 và 13/5, họ đã đếm được khoảng 2.000 thi thể trên khoảng 1.127 km sông. Có một số ngày, có đến 65 đến 70 thi thể trôi dạt vào bờ.
horrifying. in India:
— Stephanie M. Lee (@stephaniemlee) June 17, 2021
“Our reporters counted 2,000 bodies on May 12 and 13 alone as they traveled 700 miles along the river. The bodies weren’t only floating in it: On some days, 65 or 70 were washing up on its shores.” https://t.co/Ku95XUivhM
Các nhà báo Ấn Độ khảo sát dọc sông Hằng ước tính từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5, có khoảng 4.000 xác chết đã được chôn xuống các hố nông dọc bên sông, chỉ tính riêng một đoạn sông dài khoảng 1km.
Sông Hằng phơi bày sự thất bại của chính quyền
Biên tập viên Om Gaur viết: “Chúng ta có thể chưa bao giờ nghe nói về thảm kịch này nhưng biết đến nó nhờ thời tiết. Những trận mưa vào đầu tháng 5 đã làm dâng cao mực nước sông Hằng, đẩy các xác chết lên mặt sông và lên bờ sông. Dòng nước cũng rửa sạch cát bụi trên bờ, làm lộ ra những xác người chôn ở đó.”
Nhà báo Ấn Độ bình luận: “Những trận mưa cũng cho thấy chính phủ đã thất bại to lớn trong việc tăng cường chăm sóc sức khỏe ở khu vực nông thôn; thất bại trong việc đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin đầy đủ; cũng không đứng ra chịu trách nhiệm về những thiếu sót của họ.”
Nhà báo thừa nhận tình trạng đói nghèo ở nông thôn đã làm trầm trọng thêm làn sóng dịch bệnh thứ hai tại Ấn Độ. Nhưng ông Om Gaur cũng chỉ trích những sai lầm của chính phủ Thủ tướng Narendra Modi.
Ví dụ, chính quyền đã cho phép tổ chức cuộc hành hương Kumbh Mela, một trong các hội họp tôn giáo lớn nhất thế giới, vào mùa xuân. Sau đó chính quyền cũng cho tổ chức bầu cử ở một số bang, bao gồm cả Uttar Pradesh.
“Khi ông Modi vận động để trở thành thủ tướng vào năm 2014, ông đã tranh cử một ghế quốc hội từ Varanasi, một thành phố linh thiêng trên sông Hằng ở bang Uttar Pradesh”, nhà báo Gaur viết.
“Khi đó ông Modi nói rằng ‘tôi cảm thấy sông Hằng đã gọi tôi đến Varanasi’. Giờ đây, sông Hằng đang gọi ông ấy đến đó”.