Có những du học sinh Trung Quốc mới đến Mỹ thích khoe mẽ nhà giàu. Nhưng trong mắt người Mỹ, điều này thật lố bịch!
Gần đây, nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại đã đăng lại bài báo từ diễn đàn “Cộng đồng Kaidi”. Các tác giả đề cập rằng có du học sinh Trung Quốc mới đến Boston (Hoa Kỳ) để nghiên cứu sinh, luôn luôn thích khoe mẽ có một tá nhà Bắc Kinh. Đây là thực tế của những người mới đến Mỹ. Những du học sinh lâu năm thì coi thường cậu ấy. Tại sao?
Tóm tắt nội dung
“Tôi có hơn chục căn nhà ở Bắc Kinh” thể hiện sự giàu có lố bịch
Tác giả cho rằng du học sinh Trung Quốc mới sang Mỹ; họ dùng xe sang, bất động sản để chứng tỏ giá trị; thì chẳng khác nào một du học sinh Châu Phi sang Trung Quốc, khoe với bạn một vài bức ảnh về quê hương của mình “Nhìn này, nhà mình có bao nhiêu chiếc cuốc”. Bạn có nghĩ rằng, một số người Trung Quốc sẽ ghen tị với anh bạn Châu phi vì điều này? Tôi nghĩ rằng kiểu khoe mẽ này là quá lố bịch.
Tác giả bài báo cho biết; từ khi đặt chân đến Mỹ, đặc biệt sau một thời gian bước chân vào ngôi trường đại học tốt; thế giới mà anh tiếp xúc là một chân trời mới. Mỗi lần anh xem phương tiện truyền thông đại lục, và trò chuyện với các bạn đồng niên lớn lên hoàn toàn ở Trung Quốc; anh cảm thấy thế hệ thanh niên này có một “niềm tin” đạo đức chỉ như gỗ ván sàn.
Tác giả bài báo tin rằng, theo cách nói và suy nghĩ của một người Mỹ cùng trang lứa; thì tỷ lệ 5% sở hữu nhà ở đã là rất lớn. Một số người Mỹ thậm chí còn không tính đến chuyện mua nhà. Không phải vì không đủ tiền mua; mà vì tổng giá trị của một căn nhà ở thành phố điển hình của Mỹ tương đương với thu nhập khoảng 5-6 năm; hoặc thu nhập khoảng 10 năm ở một thành phố lớn; dễ hơn gấp nhiều lần với một thanh niên ở Trung Quốc mua nhà.
Thanh niên Trung Quốc không thể hiểu được suy nghĩ của các bạn Phương Tây
Mặc dù mua nhà ở Mỹ khá dễ, nhưng nhiều người Mỹ cảm thấy phải mất 5 năm thu nhập mới mua được một đống gỗ và gạch xi măng thì lại chưa hợp lý.
Vì vậy, khi một số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ; họ vẫn bị mắc kẹt trong tư duy “So sánh nhà hơn xe hơi”. Điều này bị coi thường trong con mắt người Mỹ. Cũng giống như việc, người Trung Quốc xem những anh em châu Phi khoe mẽ nhà họ có bao nhiêu cái cuốc. Họ đã vô tình phơi bày tầng lớp thấp ở xã hội quốc tế.
Một số người có thể hỏi “Nếu nó không phải một ngôi nhà hay một chiếc xe hơi; thì thế hệ thanh niên từ các nước phương Tây có gì tốt hơn?”. Các tác giả của bài báo thường cố gắng giải thích những gì họ đang theo đuổi. Nhưng những sinh viên lớn lên ở Trung quốc đại lục căn bản không thể hiểu được; hoặc phản ứng của họ là “Những thứ này quá viển vông, quá không cần thiết!”. Phản ứng này tương tự như các sinh viên châu Phi.
Vậy người Mỹ theo đuổi điều gì?
Thế hệ thanh niên sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ cho rằng sở hữu một ngôi nhà hay một chiếc xe hơi, thậm chí tiền bạc đều không quan trọng. Trong chuỗi giá trị thế hệ trẻ học được từ các trường danh tiếng của Mỹ; thì những gì bạn làm quan trọng hơn nhiều so với việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ việc đó. Điều này dường như ngược lại ở Trung Quốc.
Tác giả bài viết đưa ra ví dụ; anh có một người bạn Do Thái đẹp trai, gia đình khá giả. Khi biết vẫn còn nhiều người ở Trung Quốc có học thức địa vị; họ lấy nhà, xe hơi và phụ nữ đẹp là mục tiêu hàng đầu để phấn đấu; anh bạn Do Thái đã rất ngạc nhiên. Anh nói rằng đó là thứ văn hóa cũ tồn tại ở Hoa Kỳ cách đây hai thế hệ.
Cuối cùng tác giả tin rằng
Thứ nhất: So sánh nhà cửa, vật chất với con người, thực chất là biểu hiện của văn hóa lạc hậu. Những người khoe mẽ “Gia đình tôi có một dãy nhà ở Bắc Kinh” thực sự bị người nước ngoài khinh thường.
Thứ hai: Người Trung Quốc hiện nay, cảm thấy rằng có nhiều nhà cửa là đặc biệt tốt, không phải họ thực sự cố nghĩ như vậy. Mà bởi vì mọi người đều đang ở giai đoạn lịch sử đó; nên suy nghĩ của họ bị hạn chế bởi khái niệm vật chất bất động sản.
Thứ ba: Như chúng ta không còn đói, cơm vừa đủ no, chỉ cần có đủ tiền và tài sản. Người dân một nước mà lâu nay không thiếu cái ăn, cái mặc, chỗ ở, phương tiện đi lại, kể cả tiền bạc; thì họ không coi trọng vật chất hay của cải dự trữ.
Thứ tư: Người dân Bắc Âu họ coi thường những người hay so sánh tiền bạc, bất động sản, tài sản. Ở Bắc Âu đối với tất cả mọi người, bao gồm cả những người thất nghiệp và những người ít tiền; thì các nhu cầu thiết yếu cơ bản như thực phẩm, nhà ở, giáo dục đều đã được hoàn toàn miễn phí và phục vụ vô điều kiện.
Chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội tân tiến đó, thí dụ như lái xe ô tô dễ bị coi thường hơn so với việc đi xe đạp; vì nó không thân thiện với môi trường. Do vậy ngày càng có ít người lái xe đi làm ở Bắc Âu.
Theo Secretchina
Xem thêm: