Tại Đà Nẵng hiện đang tăng đột biến bệnh nhân Whitmore. Hiện Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận điều trị cho 29 ca bệnh Whitmore còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người. Trong đó, các ca bệnh chủ yếu đến từ Quảng Nam, một số ở Nghệ An, Quảng Ngãi và Đà Nẵng.
Tóm tắt nội dung
Bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật.
Do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. Xảy ra ở các nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia do lây truyền sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh bị ô nhiễm.
Theo Vinmec
Triệu chứng khi mắc bệnh Whitmore
Do có một số loại melioidosis khác nhau và mỗi loại đều gây cho người bệnh những các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là melioidosis có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh lao hoặc bệnh viêm phổi.
Nhiễm trùng cục bộ: Đau sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe…
Nhiễm trùng phổi: Ho, đau đầu, sốt cao, chán ăn…
Nhiễm trùng máu: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, khó chịu ở bụng, mất phương hướng.
Nhiễm trùng lan truyền: Sốt, sụt cân, đau dạ dày và ngực, đau đầu, động kinh…
Theo Vinmec
Tờ Dân Việt đưa tin, từ ngày 1/1 đến hết tháng 9, bệnh viện tiếp nhận 4 ca bệnh Whitmore. Thời gian gần đây, từ ngày 1/10 – 25/11, bệnh viện đã tiếp nhận 29 ca bệnh Whitmore. Phần lớn các ca bệnh đến từ Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng và một số ở Nghệ An.
Hiện trong số 29 bệnh nhân này, có 3 bệnh nhân nặng nên đã chuyển từ khoa Y học nhiệt đới sang khoa Hồi sức tích cực điều trị. Tuy nhiên, do bệnh biến chứng nặng nên đã có 2 trường hợp tử vong (một trường hợp ở Quảng Nam, một trường hợp ở Quảng Ngãi).
Theo Tuổi Trẻ, mới đây Bệnh viện Đà Nẵng đã ghi nhận thêm ca bệnh có vết bầm tím ở chân, tham gia dọn nước lụt rồi ủ bệnh dẫn đến phải nhập viện cấp cứu. Quá trình nhập viện các ngón chân bệnh nhân có mủ, không đi được, đồng thời bị tiêu chảy và sốt.
Các bác sĩ nhận định nếu không được cấp cứu kịp thời các bệnh nhân có nhiều nguy cơ tử vong
Bệnh viện Đà Nẵng khuyến cáo, thời gian ủ bệnh trung bình là 9 ngày. Sự nghiêm trọng tuỳ vào tình trạng nhiễm trùng nhưng đặc biệt nghiêm trọng đối với người bệnh tiểu đường, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính và ung thư …
Hiện chưa có vắc-xin điều trị, các bác sĩ khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh bệnh.
Cách thức lây nhiễm bệnh Whitmore
Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm Melioidosis thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm. Con người và động vật được cho là bị nhiễm trùng do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị nhiễm bẩn, uống phải nguồn nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da.
Rất hiếm khi người bệnh bị mắc bệnh do lây truyền từ người khác. Một vài trường hợp đã được ghi nhận, đất và nước mặt bị ô nhiễm là cách thức chủ yếu mà con người bị nhiễm bệnh này.
Bên cạnh con người, nhiều loài động vật dễ bị bệnh melioidosis, bao gồm: Cừu; Dê; Heo; Ngựa; Mèo; Loài chó; Gia súc…
Theo Vinmec