Thiên An Môn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Kinh (Trung Quốc). Nó cũng được thế giới biết đến với cụm từ “Vụ thảm sát Thiên An Môn”.

Cụm từ này bị kiểm duyệt và bị xóa khỏi internet ở Trung Quốc; bởi quá khứ tàn sát đẫm máu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các sinh viên ủng hộ dân chủ.

“Thiên An Môn” có nghĩa là “Cổng trời bình an”; là cổng chính của Hoàng thành nhà Minh và nhà Thanh, được xây dựng vào năm 1417. Cổng thành không còn nguyên như cấu trúc ban đầu vì được tu sửa nhiều lần.

Vào năm 1989, tại quảng trường Thiên An Môn đã chứng kiến cảnh tượng không bình an. Nó diễn ra cuộc biểu tình ôn hòa, ủng hộ dân chủ của các sinh viên. Nhưng vào ngày 4/6/1989, quảng trường đã trở nên hỗn loạn và chết chóc. Khi quân đội Trung Quốc dùng xe tăng đè nát người dân vô tội; cho đến nay số người bị tàn sát vẫn còn là ẩn số.

Tóm tắt nội dung

Cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn 1989

Trung Quốc có nhiều thay đổi thời hậu Mao – thập niên 80. Người dân từ lâu đã bất mãn với hàng loạt vấn đề của đất nước như: Lạm phát, không được tham gia chính trường nếu không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hạn chế tự do ngôn luận, lạm phát.

Nhen nhóm cải cách chính trị, ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc

Năm 1980 Hồ Diệu Bang được bầu làm Tổng Bí thư ĐCSTQ, ông đã chứng tỏ là một lãnh đạo có đầu óc cải cách, ủng hộ dân chủ. Trong thời kỳ ông làm lãnh đạo, nhiều người là nạn nhân của cuộc cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông đã được phục hồi. Ông là nhân vật có tư tưởng cải cách hệ thống chính trị ở Trung Quốc. Đầu năm 1987, Hồ Diệu Bang bị Đặng Tiểu Bình gạt khỏi chức Tổng Bí thư.

Mùa Xuân 1989, hình ảnh Hồ Diệu Bang trở thành nguồn khởi phát đấu tranh đòi dân chủ; do sinh viên khởi xướng tại Quảng trường Thiên An Môn. Họ yêu cầu chính quyền giải quyết tham nhũng; mở rộng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Phong trào thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng, hàng trăm cuộc biểu tình trên khắp Trung Quốc.

Thổi bùng cuộc đấu tranh đòi dân chủ từ cái chết của Hồ Diệu Bang

Thổi bùng cuộc đấu tranh đòi dân chủ từ cái chết của Hồ Diệu Bang, thảm sát thiên an môn video
Ngày 2/6/1989 hàng trăm ngàn sinh viên, người dân Trung Quốc tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn. Một bản sao của Tượng Nữ thần Tự do ở giữa (Ảnh Catherine Henriette / AFP qua Getty Images).

15/4/1989 Hồ Diệu Bang qua đời vì bệnh tim, cái chết của ông góp phần làm thổi bùng lên cuộc đấu tranh đòi dân chủ. Cuộc biểu tình bùng nổ, chính nội bộ lãnh đạo ĐCSTQ lộ rõ sự chia rẽ sâu sắc. Cuộc tuyệt thực do sinh viên thực hiện, đã thu hút sự ủng hộ trên khắp cả nước. Cuộc biểu tình lan ra 400 thành phố.

Giới lãnh đạo cảm thấy nguy cơ mất quyền cai trị ở Trung Quốc; họ đã tuyên bố thiết quân luật. Sáng sớm 4/6/1989, quân đội dùng xe tăng và 300.000 quân đến Bắc Kinh đàn áp tàn bạo những người biểu tình; đồng thời khiến những người còn lại khiếp sợ phục tùng. Phong trào dân chủ bị dìm trong bể máu.

Xem chi tiết ở đây: Vụ thảm sát quảng trường Thiên An Môn

Thảm sát Thiên An Môn qua lời kể của các nhân chứng

Hơn 30 năm qua, sự kiện Thiên An Môn 1989 là chủ đề vô cùng nhạy cảm tại Trung Quốc Đại lục. Chính quyền ĐCSTQ vẫn luôn phủ nhận sự kiện thảm sát Thiên An Môn. Họ từ chối công bố số người bị quân đội giết hại. Chính quyền Trung Quốc vẫn luôn theo dõi những người tham gia phong trào kháng nghị hòa bình năm xưa và đàn áp người nhà của họ.

Dưới đây là một số nhân chứng kể lại ký ức đau buồn, mà họ đã có mặt trong thời khắc kinh hoàng đó:

Ngô Nhân Hoa – giảng viên đại học tham gia thỉnh nguyện ôn hòa tại Quảng trường Thiên An Môn 1989

Năm 1977, Ngô Nhân Hoa đậu vào Đại học Bắc Kinh, ngành văn học cổ điển. Ông cố tình chọn ngành này để tránh xa chính trị. Ông từng trải qua cuộc cách mạng văn hóa; nên biết chính trị ở Trung Quốc là cực kỳ ác nghiệt.

Hoài bão về một nền tự do dân chủ

Vào năm 1983, ĐCSTQ thực hiện chiến dịch xóa sổ “những tư tưởng ô nhiễm”; điều này lại gây ra một bầu không khí kìm kẹp. Ông có chơi với một nhóm bạn đầy nhiệt huyết lý tưởng; nhưng ông chưa bao giờ tham gia các hoạt động với những người bạn này. Bởi nếu ông tham gia, thì ngay lập tức ông sẽ bị đuổi khỏi vị trí mà qua khổ học mới có được.

Nhưng khi kinh tế mở cửa hơn, thì chính quyền lại bắt thắt chặt lại. Nếu giới tri thức trẻ không đứng lên thì Trung Quốc không có hy vọng. Chiều 17/4/1989, Ngô Nhân Hoa lần đầu tiên tham gia tuần hành xuống Quảng trường Thiên An Môn; với tư cách là một giảng viên trẻ và cũng là một sinh viên.

Khi đó, ông đã sẵn sàng chấp nhận bị sa thải; bị đuổi khỏi trường đại học, thậm chí cả bị tống giam. Nhưng những gì đã xảy ra ở Thiên An Môn còn tồi tệ hơn thế; dù ông đã may mắn sống sót.

“Không bao giờ quên” là câu vang mãi trong đầu giảng viên trẻ Ngô Nhân Hoa

Tờ mờ sáng 4/6/1989, giảng viên trẻ Ngô Nhân Hoa cùng 20 sinh viên rệu rã trở về trường; sau khi trải qua một đêm tàn khốc, đẫm máu và nước mắt ở Thiên An Môn,

Khi vừa đặt chân tới cổng trường, trước mặt họ là ngổn ngang năm thi thể; được đặt trên một chiếc bàn trước một tòa nhà của trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Năm thi thể đó nằm ngửa đẫm máu. Máu ở trên bàn, máu trên thân thể, máu loang đỏ trên mặt đất. Một trong những thi thể đó bị dính liền vào khung xe đạp. Một bên ghi-đông đâm xuyên qua ngực; mảnh vải đỏ quấn quanh đầu thõng xuống, nửa còn lại của cơ thể không còn nguyên vẹn.

Ngô Nhân Hoa - giảng viên đại học tham gia thỉnh nguyện ôn hòa tại thiên an môn wiki video tham sat.
Người chết và bị thương nằm ngổn ngang trên quảng trường Thiên An Môn (Ảnh trithucvn).

Nhân Hoa sụp xuống, quỳ trước những thi thể mà không thể kìm được nước mắt. Trong đầu ông chỉ vang mãi một câu: “Không bao giờ quên, không bao giờ quên, không bao giờ quên…”

30 năm nỗ lực miệt mài để hoàn thành ba cuốn sách lịch sử về Thiên An Môn 1989

Tại sao cụm từ “Thảm sát Thiên An Môn” bị kiểm duyệt ở Trung Quốc? bieu tinh thien an mon 1989
Ông Ngô Nhân Hoa đã đến Hoa Kỳ với tư cách tị nạn (Ảnh BBC Chinese).

Khi một trong những người bạn của ông bị bắt giữ, thì Ngô Nhân Hoa quyết định vượt biên; để kêu gọi giải cứu những người bạn của mình. Ông đã hứa với những người bạn rằng ông sẽ vượt biên; ông sẽ đứng lên để nói cho thế giới biết về những gì đã xảy ra với họ. Ông hiểu theo thông lệ trước đây; người bị kết tội tham gia nhóm phản cách mạng sẽ bị kết án tử hình và ĐCSTQ thì không ngại ngần gì.

Qua những ngày vượt biên lênh đênh, vất vưởng; cuối cùng ông đến được Hoa Kỳ vào tháng 7/1990 với tư cách tị nạn chính trị. Trong thời gian đó Ngô Nhân Hoa đã viết nhiều bài báo; tuyên bố với Quốc tế về những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.

Trong 30 năm kể từ ngày 4/6/1989; Giảng viên đại học Ngô Nhân Hoa đã dành nỗ lực miệt mài của mình; để hoàn thành ba cuốn sách: Người trong cuộc Giải tỏa đẫm máu Thiên An Môn; Lực lượng Vũ trang Tối cao trong sự kiện ngày 4 tháng 6; và Sự kiện Ngày 4 tháng 6.

Ngô Nhân Hoa hy vọng sẽ để lại một kho lưu trữ lịch sử hoàn chỉnh về “Cuộc thảm sát Ngày 4 tháng 6”; và mọi người có thể nhìn lại quá khứ; tìm ra những bài học cho tương lai.

Xem chi tiết tại đây: Từ nhân chứng thành người lưu ký ức lịch sử.

Thảm sát Thiên An Môn – qua lời kể của bà Giang Lâm cựu quân nhân ĐCSTQ

Trước kỷ niệm 30 năm, sự kiện thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn; một cựu phóng viên báo quân đội Trung Quốc năm xưa, có mặt tại hiện trường đã không còn im lặng nữa. Bà quyết định đứng ra nói rõ sự thật, cuộc đàn áp đẫm máu sinh viên và người dân, của chính quyền Trung Quốc.

Nhà báo Giang Lâm từng tự hào gia nhập quân đội

Nhà báo Giang Lâm xuất thân từ gia đình quân đội, cha là tướng lĩnh trong quân đội. Cách đây hơn hơn 30 năm; bà đã từng gia nhập quân đội một cách đầy tự hào. Bà đã trở thành một phóng viên báo quân đội, năm đó bà mang quân hàm trung úy trong quân đội của ĐCSTQ.

lời kể của bà Giang Lâm cựu quân nhân ĐCSTQ, 4.6/1989, xem phim thu hoạch nội tạng, vụ án.
Bà Giang Lâm tham gia huấn luyện quân sự tại Ninh Hạ tháng 10/1988. (Ảnh New York Times).

Vào tháng 5/1989, tin tức trên truyền hình và phát thanh nói, quyết định thực thi giới nghiêm khu vực Bắc Kinh. Đồng thời, khi cần thiết thì lực lượng vũ trang sẽ là một lựa chọn. Khi nghe được tin này bà đã sởn tóc gáy. Bà nói một số quan chức cấp cao và quan chức chỉ huy trong nội bộ ĐCSTQ từ chối sử dụng vũ lực đàn áp sinh viên.

Khi đó Lãnh đạo quân đoàn 38 đã từ chối mệnh lệnh dẫn quân đội vào Bắc Kinh khi chưa có giấy trắng mực đen yêu cầu. 7 tướng lĩnh ký tên vào lá thư phản đối giới nghiêm; và gửi lá thư đến ủy ban quân sự trung ương. Nội dung bức thư rất ngắn gọn là “Quân đội không thể tiến vào Bắc Kinh nổ súng với người dân”.

Lúc đó nhà báo Giang Lâm vội vã, muốn đem thông tin của các tướng lĩnh này truyền ra. Bà dùng điện thoại đọc nội dung cho 1 biên tập viên của tờ Nhân dân nhật báo. Nhưng tờ báo không hề đưa tin về bức thư; vì một trong 7 quân nhân ký tên trong bức thư đã phản đối đưa tin, cho là đây không phải thư công khai.

Giang Lâm có mặt tại hiện trường vụ thảm sát Thiên An Môn

Ngày 3/6/1989 quân đội Trung Quốc đưa xe tăng đến quảng trường Thiên An Môn; và nổ súng vào sinh viên tay không tấc sắt, khi họ đang kháng nghị hòa bình yêu cầu cải cách dân chủ.

Nhà báo Giang Lâm đạp xe đạp đến Quảng trường Thiên An Môn, và nghĩ rằng sự kiện này sẽ là ranh giới quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Bà biết có thể bị hiểu nhầm là người kháng nghị, bởi vì bà đang mặc thường phục. Buổi tối hôm đó, Giang Lâm không muốn bị người khác nhận ra mình là quân nhân. “Đây là trách nhiệm của tôi, công việc của tôi là cần đưa tin tức quan trọng” bà Giang Lâm nói.

Nửa đêm, bà đến gần Quảng trường Thiên An Môn; thấy các binh lính nổi bật bởi ánh lửa. Người gác cổng lớn tuổi nói bà đừng đi vào trong. Nhưng nhà báo Giang Lâm vẫn tiến đến phía trước; đột nhiên có hơn chục cảnh sát vũ trang dùng bạo lực với bà. Có người dùng roi điện tấn công; máu từ đầu bà chảy ra, bà ngã xuống đất. Mặc dù vậy, bà vẫn không đưa ra thẻ nhà báo, trong lòng nghĩ: “Hôm nay tôi không là quân nhân, chỉ là một người dân bình thường”.

Nhà báo vị sốc bởi hành vi dã man của ĐCSTQ

Khi tiếp cận trung tâm, bà chứng kiến binh lính đang chấp hành mệnh lệnh cấp trên; trong đêm tối mà xả súng vào đám đông, không phân biệt phải trái đúng sai. Vô số người nằm trên vũng máu, cảnh tượng thê thảm không dám nhìn.

Một nam thanh niên đạp xe đạp đến đưa bà ra khỏi hiện trường; một số phóng viên nước ngoài giúp bà đến bệnh viện gần đó. Các bác sỹ tiến hành khâu lại vết thương trên đầu bà. Đêm hôm đó tại bệnh viện, nhìn thấy hàng vài chục người tử vong. Bà cảm thấy ngỡ ngàng và bị sốc, bởi hành vi dã man của ĐCSTQ. Nó khiến người ta không thể nhẫn chịu được.

Bà nói hôm đó người dân được cảnh báo phải ở trong nhà. Mệnh lệnh của lãnh đạo là dùng bất cứ thủ đoạn nào, để làm sạch trống quảng trường trước sáng sớm ngày 4/6.

Bà Giang Lâm bị điều tra và thẩm vấn vì viết hồi ký Thiên An Môn 1989

Bà Giang Lâm bị điều tra và thẩm vấn vì viết hồi ký năm 1989, trung quốc là gì, đàn áp đẫm máu.
Bà Giang Lâm – Cựu Phóng viên báo “Giải phóng quân” của ĐCSTQ. (Ảnh CK/RFA).

Nhà báo Giang Lâm cho biết, vài tháng sau sự kiện đàn áp Thiên An Môn 1989 bà đã bị thẩm vấn. Trong vài năm sau đó, bà đã hai lần bị quản thúc và bị điều tra vì viết hồi ký. Năm 1996, sau 7 năm chứng kiến vụ thảm sát Thiên An Môn; bà đã giải ngũ và sống cuộc sống yên bình. Chính quyền ĐCSTQ không còn giám sát bà ở mức độ lớn nữa.

Nhiều năm qua, nhà báo Giang Lâm vẫn luôn chờ đợi lãnh đạo ĐCSTQ có thể nói cho người dân rằng; năm xưa việc đàn áp sinh viên và người dân trên Quảng trường Thiên An Môn 1989 là một sai lầm. Tuy nhiên ngày đó vẫn chưa đến.

Bà cho rằng, ĐCSTQ đã từ chối thừa nhận thảm sát nhân dân; vậy thì chính quyền này có thể biên tạo bất cứ điều dối trá nào. Một chính phủ không có cơ sở vững chắc về sự thành tín; thì sự ổn định và phồn vinh mà họ kiến lập lên; sẽ không chịu đựng được thử thách.

Xem chi tiết tại đây: Cựu quân nhân ĐCSTQ tiết lộ chân tướng vụ thảm sát Thiên An Môn

Bà Li Ly Giang y tá trưởng hồi tưởng lại vụ Thảm sát Thiên An Môn

Bà Li ly Giang là y tá trưởng tại một bệnh viện Bắc Kinh cách quảng trường thành phố khoảng 15 phút đi bộ. Bà là người đã ở tại quảng trường để chăm sóc cho các sinh viên tuyệt thực cho đến đêm 3/6/1989.

Bệnh viện giống như đang ở chiến trường

Đêm 4/6 đó bà đã tỉnh dậy vì tiếng súng. Một y tá khác khóc nức nở nói với bà rằng; máu của những người biểu tình bị thương đã chảy thành sông tại bệnh viện. Bà Li Ly Giang đã kinh hoàng khi đến bệnh viện, chứng kiến một cảnh tượng giống như ở chiến trường.

Bệnh viện giống như đang ở chiến trường, năm 1989. Bà Li Ly Giang y tá trưởng hồi tưởng lại.
Các thi thể tại nhà xác ở bệnh viện Shuili; họ đều đã chết vì trúng đạn trong sự kiện Thiên An Môn 1989 (ảnh: Jian Liu).

Sau cuộc đàn áp; xe cứu thương từ 30 bệnh viện thành phố được huy động. Các sinh viên bị chấn thương lấp đầy giường bệnh. Thậm chí một số phải chia sẻ giường bệnh với người khác. Sàn nhà, hành lang và cầu thang nhuộm đỏ bởi máu của họ. Tại bệnh viện nơi bà làm, có ít nhất 18 người đã chết khi họ được đưa vào.

Bà Giang cho biết, quân đội đã nã những viên đạn dumdum; loại đạn bung rộng khi có va chạm; nó sẽ khiến vết thương nghiêm trọng kéo dài; và làm chảy máu dữ dội đến mức không thể hồi phục.

Nỗi thất vọng của một điển hình gương mẫu đã từng nguyện một lòng yêu quốc gia và đảng

Bà Li Ly Giang khi đó mới 28 tuổi; được chính quyền địa phương chọn làm “nhân viên gương mẫu”. Bà đã từng nghĩ sẽ một lòng yêu quốc gia và Đảng. Nhưng ngày hôm đó bà đã khóc với đồng nghiệp và nói sự dã man của cuộc đàn áp sinh viên đã khiến trái tim bà lạnh toát.

Tại bệnh viện một cuộc họp đã được triệu tập; lệnh yêu cầu tất cả mọi người “Phải giữ vững lập trường”; bằng cách khẳng định không có trường hợp nào tử vong. Nhưng các nhân viên cùng thống nhất từ chối tham dự cuộc họp này.

Bà Giang nói “Tôi không bao giờ nghĩ rằng chính phủ này lại như vậy”.

Người dân quá khiếp sợ về sự cai trị đẫm máu của chính quyền Trung Quốc; phần đông họ lựa chọn im lặng, cam chịu để không bị đàn áp. Một số người thì phản ánh theo cách mà ĐCSTQ tuyên truyền; rằng đó là cuộc bạo động của những kẻ “phản cách mạng”; rất ít người dám nói ra sự thật.

Xem chi tiết tại đây: Lời kể của nhân chứng trong vụ thảm sát Thiên An Môn

Tại sao chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt tiếng nói của người dân?

Dọn dẹp sau vụ Thảm sát Thiên An Môn

Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tố cáo những người biểu tình là những kẻ bạo loạn. Họ tuyên bố rằng không ai bị bắn chết trong khi dọn dẹp Quảng trường Thiên An Môn.

Trung Quốc đã trục xuất các nhà báo nước ngoài. Họ kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin các sự kiện trên báo chí trong nước. Chính quyền củng cố cảnh sát và lực lượng an ninh nội bộ; cách chức hoặc bắt giữ các quan chức mà họ cho là có thiện cảm với người biểu tình; cuộc đàn áp kết thúc.

Ngày nay, chính quyền Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ truyền thông báo chí; không cho phép đưa tin về sự kiện này. Sách giáo khoa cũng không hề đề cập đến vụ thảm sát. Các gia đình có con bị giết, họ không được phép tưởng niệm công khai. Các nạn nhân sống sót và thân nhân của những người đã khuất; hàng năm đều bị theo dõi để ngăn họ chia sẻ công khai về sự kiện Thiên An Môn 1989.

Hơn 30 năm trôi qua kể từ ngày lịch sử đó, ĐCSTQ vẫn không thừa nhận; cũng như chưa bao giờ xin lỗi về vụ thảm sát đẫm máu tại Quảng trường Thiên An Môn.

Ngày này năm xưa, cuộc thảm sát Thiên An Môn Ngày 4 tháng 6 năm 1989.

Quá khứ phát triển của ĐCSTQ

ĐCSTQ thành lập năm 1921, dưới sự thống trị của ĐCSTQ có khoảng 80 triệu người dân Trung Quốc vô tội đã bị giết hại; để lại đằng sau những gia đình tan nát của họ. Con số này nhiều hơn số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

Về phương diện ý thức hệ, ĐCSTQ tin vào chế độ chuyên chính vô sản. Do đó, sau khi lên nắm quyền ở Trung Quốc; nó đã giết chết những người sở hữu đất đai là địa chủ và gia đình của họ; để giải quyết vấn đề về các mối quan hệ sản xuất ở nông thôn. ĐCSTQ đã giết hại các nhà tư sản để đạt mục đích cải cách công thương; và giải quyết các mối quan hệ sản xuất ở thành thị. Sau khi hai giai cấp này bị tiêu diệt, các vấn đề liên quan đến nền tảng kinh tế về cơ bản đã được giải quyết.

Tại sao chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt tiếng nói của người dân? sự thật, su that, thien an mon
Trong hình là các địa chủ bị ĐCSTQ thanh trừng vào năm 1951 (National Archives).

Tương tự như vậy, giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến trúc thượng tầng cũng cần phải trấn áp. Cuộc đàn áp nhóm Hồ Phong và Phong trào chống cánh hữu đã tiêu diệt những người trí thức. Việc giết hại những tín đồ Cơ đốc giáo, những người tu Đạo, các Phật tử và nhóm dân tộc thiểu số người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng…là giải quyết các vấn đề tôn giáo.

Chu kỳ 7- 8 năm ĐCSTQ cần trấn áp một lần

Các cuộc tàn sát trên diện rộng trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa; đã thiết lập được quyền lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ về chính trị và văn hóa. Cuộc thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 được dùng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng chính trị và đè bẹp sự đòi hỏi dân chủ.

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công nhằm giải quyết các vấn đề về tín ngưỡng; và cách chữa bệnh truyền thống. Tất cả những hành động này đều nhằm để củng cố quyền lực của ĐCSTQ và duy trì sự thống trị. Khi nó liên tục phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng về tài chính, khủng hoảng về chính trị; nên sau mỗi chu kỳ 7-8 năm nó cần trấn áp một lần. ĐCSTQ cũng tận dụng những phong trào chính trị này; để thử lòng các đảng viên ĐCSTQ và tiêu diệt những người không đạt “yêu cầu” của Đảng.

Mỗi lần trấn áp ĐCSTQ không chỉ giết người, mà còn kích động người dân, cha, mẹ, anh em tố giác, chém giết lẫn nhau. Trong gia đình có người phản kháng thì người nhà cũng bị bức hại, nhẹ thì phạt giảm thu nhập, hàng xóm xa lánh; nặng thì cắt nguồn sinh sống của cả gia đình, doanh nghiệp nào nhận họ vào làm cũng bị liên lụy. Nhiều gia đình tan nát, giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn, suy đồi.

Xem chi tiết tại đây: Lịch sử giết người của ĐCSTQ

Quyền lực truyền thông của ĐCSTQ

ĐCSTQ làm cho người dân trở nên thờ ơ, lãnh đạm với nỗi đau khổ của người khác; bằng cách bao vây người ta trong giết chóc liên miên. Nó muốn mọi người trở nên bị tê liệt; do thường xuyên phải đối mặt với những sự tàn ác vô nhân đạo. Hình thành lên một tâm lý “điều tốt nhất mà ta có thể hy vọng là không bị đàn áp”.

ĐCSTQ hiểu rõ quyền lực của truyền thông, nó trấn áp dân tộc tỷ dân bằng mọi thủ đoạn như: dựng tường lửa chặn người dân tiếp xúc với những kênh thông tin bên ngoài đất nước. Ngày nay ĐCSTQ áp dụng công nghệ nhận diện khuân mặt, lắp đặt camera mọi nơi, lưu hồ sơ để kiểm duyệt cuộc sống người dân. Dân chúng chỉ được dùng mạng xã hội trong nội bộ Trung Quốc. Người dân chỉ được biết những gì, mà ĐCSTQ muốn họ biết.

Lịch sử của ĐCSTQ được viết bằng máu và những lời dối trá. Cuộc thảm sát Thiên An Môn này là dấu hỏi về tính hợp pháp sự cai trị của ĐCSTQ; nó vẫn là một trong những chủ đề nhạy cảm và bị kiểm duyệt gắt gao nhất ở Trung Quốc.

“Một quốc gia, một dân tộc phải có một ký ức lịch sử. Một quốc gia không có lịch sử, đó là một quốc gia đau buồn…” Giảng viên đại học Bắc Kinh – Ngô Nhân Hoa nói.

Thức tỉnh lương tri nhân loại trên thế giới

Phản ứng của các nước phương Tây sau vụ thảm sát Thiên An Môn

Một số nước phương Tây ban bố lệnh trừng phạt, cấm vận vũ khí với Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Họ cố gắng giải cứu một số sinh viên nổi bật ra khỏi Trung Quốc, để họ không phải chịu sự trừng phạt của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, vì những lợi thế của một đất nước đông dân, cùng sự thông minh, chịu khó của người dân Trung Quốc; nên các nước phương Tây đã không thể từ bỏ món lợi khổng lồ, từ đất nước hơn tỷ dân này. Họ đã sai lầm khi nghĩ rằng: Nếu giúp Trung Quốc phát triển kinh tế, sẽ khiến ĐCSTQ mở rộng tự do và nhân quyền.

Chính vì thế, mà Mỹ đã loại bỏ vấn đề nhân quyền ra khỏi các thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. Sau đó, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ đã chấp thuận cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2001; với hy vọng cơ chế này sẽ buộc Trung Quốc phải mở cửa.

Trung Quốc vừa hưởng lợi từ WHO, vừa vi phạm các quy định của WHO mà không phải trả giá. Trong khi đó các cuộc đàn áp, bức hại nhân quyền vẫn đang tiếp diễn của ĐCSTQ với người tu luyện Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng…

Phương Tây đã tiếp máu cho sự lớn mạnh của ĐCSTQ

Ngày nay xúc tu độc hại của ĐCSTQ lây lan khắp thế giới. Nó thậm chí cài cắm được các quan chức của mình vào những vị trí lãnh đạo quan trọng của thế giới; như Thẩm phán Tòa quốc tế về Luật biển, Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế – Interpool. Trung Quốc thâu tóm những công ty, tập đoàn lớn của Ý, Đức… để xuất khẩu hàng Trung Quốc dưới nhãn mác của các tập đoàn trên thế giới. Người Trung Quốc đã gom và sở hữu những nông trại lớn ở Châu Úc, Mỹ và Châu Âu.

Năm 2004 Trung Quốc thúc đẩy phát triển Viện Khổng Tử ra nước ngoài; dưới thỏa thuận hợp tác với các trường đại học trên thế giới. Nó cung cấp các chương trình ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài; là cách để Bắc Kinh tuyên truyền dưới vỏ bọc giảng dạy. Nó can thiệp vào quyền tự do ngôn luận trong khuân viên trường, thậm chí theo dõi sinh viên. Viện Khổng Tử, là cánh tay nối dài của mạng lưới quảng bá của ĐCSTQ.

Năm 2013 Trung Quốc phát động chiến lược “Một vành đai, một con đường”; trong nỗ lực vươn lên trở thành lãnh đạo khu vực Châu Á và một cường quốc thế giới. Mục đích để đối phó với các nước phương Tây, thúc đẩy sự bền vững của nền kinh tế Trung Quốc. Tiếp nữa là thiết lập một hệ thống kinh tế mới, mà Trung Quốc là trung tâm các nước châu Á xoay quanh khiến họ phụ thuộc vào Trung Quốc; kiến tạo ra các quan hệ đồng minh mới.

Thức tỉnh lương tri nhân loại khi đại dịch Covid-19 bùng phát

Tại sao cụm từ “Thảm sát Thiên An Môn” bị kiểm duyệt ở Trung Quốc, 1989, sự kiện quảng trường
Hơn 2 năm nay thế giới tê liệt bởi đại dịch covid-19, bắt nguồn từ sự dối trá của ĐCSTQ (Ảnh Pixabay).

Giờ đây, mối quan hệ lợi ích của các chính phủ và tập đoàn lớn, đã gắn chặt với Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp tự kiểm duyệt bản thân theo luận điệu của Bắc Kinh, để len chân vào thị trường Trung Quốc. Điều đó, khiến họ không thể lên tiếng mạnh mẽ trước những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

Sự dối trá của ĐCSTQ khiến đại dịch Covid-19 lan ra toàn cầu; toàn bộ nền kinh tế thế giới tê liệt vì đại dịch đã hơn hai năm qua, và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các nước trên thế giới nhận ra bản chất độc tài toàn trị và chủ nghĩa dân tộc của ĐCSTQ; thì nó đã lớn mạnh và đi quá xa. Giờ đây, khi Mỹ và các nước phương Tây thức tỉnh bởi bản chất Giả, Ác, Đấu của ĐCSTQ, thì họ đã và đang phải trả một cái giá quá đắt.

Ngày nay thế hệ trẻ Trung Quốc ít người biết đến vụ Thảm sát Thiên An Môn, bởi sự che giấu của chính quyền. Câu trích dưới đây là lời kết cho bài phân tích, nó phản ánh bản chất không thay đổi của ĐSCTQ:

“Chúng ta biết họ đang nói dối, họ cũng biết họ đang nói dối, họ biết chúng ta biết họ đang nói dối, chúng ta cũng biết họ biết chúng ta biết họ đang nói dối, nhưng họ vẫn cứ đang nói dối.”Trích câu của nhà văn Nga – Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn.