Một chuyên gia về Biển Đông cho biết Trung Quốc ngày càng bị phản kháng mạnh mẽ từ các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Gregory B Poling, nhà nghiên cứu cấp cao về Đông Nam Á và Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, đưa ra bình luận này trong bài phân tích trên trang East Asia Forum vào ngày 29/1.
“Tình hình ở Biển Đông tiếp tục xấu đi – căng thẳng quân sự gia tăng, các quốc gia Đông Nam Á đang mất không gian để thực hiện các quyền của mình, nghề cá đang trượt gần hơn để sụp đổ và Trung Quốc đang tự phá hoại mục tiêu làm lãnh đạo khu vực và toàn cầu của mình.”
“Đối mặt với sự ép buộc thường xuyên, các nước láng giềng của Trung Quốc ngày càng mất niềm tin về những ý định lâu dài của Trung Quốc. Họ đang cùng với các đối tác quốc tế tăng cường phản đối các yêu sách của Bắc Kinh.”
Trung Quốc đã tăng cường đáng kể các cuộc tuần tra bảo vệ bờ biển và các cuộc tập trận quân sự ở các ở Biển Đông từ năm 2020. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục các hành vi quấy rối nguy hiểm đối với các hoạt động dầu khí ở Đông Nam Á.
Sau đó vào tháng 1 năm 2021, Bắc Kinh đã thông qua luật tăng cường thẩm quyền của Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG). Theo đó, Trung Quốc tự cho mình cái quyền nổ súng bắn vào ngư dân nước khác bị cáo buộc là xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Luật có thể mơ hồ, nhưng ngôn ngữ cứng rắn và phạm vi rộng lớn của nó đã làm dấy lên những lo lắng”, theo ông Poling.
Trung Quốc bắt nạt các nước ven Biển Đông
Vào tháng 3, hàng loạt tàu dân quân biển của Trung Quốc đã tiến sát đảo Sinh Tồn thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam. Hòn đảo này hiện do Việt Nam quản lý, nhưng có các bên khác tranh chấp chủ quyền gồm Đài Loan, Philippines, Trung Quốc.
Việt Nam và Philippines đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc, dẫn đến căng thẳng ngoại giao với Bắc Kinh. Khi đó, Trung Quốc đã cho các tàu tạm thời phân tán đến các bãi đá gần đó. Nhưng các tàu dân quân đã quay trở lại và đến tháng 10, đã có tới 200 chiếc tàu dân quân Trung Quốc.
Vào tháng 6 năm 2021, các tàu hải cảnh Trung Quốc bắt đầu tuần tra xung quanh các hoạt động khoan dầu ở mỏ khí Kasawari ngoài khơi bang Sarawak của Malaysia. Máy bay quân sự Trung Quốc đồng loạt tuần tra gần không phận Malaysia, khiến Kuala Lumpur cũng phải điều động máy bay phản lực và đưa ra phản đối ngoại giao đối với Bắc Kinh. Vào tháng 9, Trung Quốc dường như trả đũa Malaysia bằng cách tiến hành khảo sát đáy biển trên thềm lục địa của Malaysia.
Một sự cố nguy hiểm đã xảy ra vào tháng 11 năm 2021 khi Trung Quốc phun vòi rồng áp suất cao vào một tàu dân sự tiếp tế cho quân đội Philippines trên Bãi Cỏ Mây. Vụ việc đã thu hút sự phản đối kịch liệt từ Manila và các quan chức Mỹ và châu Âu. Sau đó, Philippines lại đưa tàu tiếp tế đến Bãi Cỏ Mây và lần này Trung Quốc không còn can thiệp.
Các nước ven Biển Đông phản kháng Trung Quốc
Tại Philippines, các ứng cử viên cho cuộc bầu cử tổng thống Philippines năm 2022 đã cam kết sẽ đưa ra một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc.
Malaysia cũng đang cứng rắn hơn với Trung Quốc. Quốc gia Đông Nam Á tuyên bố sẽ tiếp tục khoan dầu, dù gặp phải các hành động quấy rối của Trung Quốc.
sau sự ép buộc của Trung Quốc và dường như cam kết gắn bó với các kế hoạch năng lượng ngoài khơi bất chấp áp lực ngày càng tăng từ Bắc Kinh. Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah thừa nhận rằng Malaysia mong đợi hành động quấy rối của Trung Quốc sẽ tiếp tục miễn là các hoạt động tại Kasawari vẫn tiếp diễn nhưng cam kết sẽ kiên trì.
Tại Indonesia, Cơ quan An ninh Hàng hải tuyên bố việc hoàn thành việc khoan lô Tuna (ở ngoài khơi Quần đảo Natuna) là một “chiến thắng” trước Trung Quốc.
Phó đô đốc Aan Kurnia, Tư lệnh Cảnh sát biển Indonesia, đã mời những người đồng cấp từ Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam gặp gỡ tại Indonesia để chia sẻ kinh nghiệm về cách ứng phó với hành vi quấy rối của Trung Quốc.
Ông Poling cho rằng “chiến thuật của Trung Quốc” sẽ tiếp tục khiến các bên tranh chấp phản kháng và “đề phòng rủi ro”. Một trong số các biện pháp là liên kết với Hoa Kỳ và các cường quốc bên ngoài khác bất chấp sự ngăn cản từ Bắc Kinh.