Chính quyền Trung Quốc đang xuất khẩu thành công các phương thức áp bức, lạm dụng của mình ra toàn cầu. Các vi phạm nhân quyền, ngược đãi, chế độ nô dịch của các công ty Trung Quốc diễn ra khắp nơi trên thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang che đậy hành vi lạm dụng này.
Đó là bình luận trên Nikkei Asia.của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio, Phó chủ tịch Ủy ban Chọn lọc của Thượng viện về Tình báo, thành viên cấp bậc của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc và là thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Dưới đây là các nội dung chủ yếu trong bài viết của ông.
ĐCSTQ cử các công ty và công dân Trung Quốc đến đến làm việc trong các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới theo sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Bắc Kinh luôn khoa trương BRI là một sự trao đổi “đôi bên cùng có lợi”. Tuy nhiên, các khoản cho vay theo BRI khiến các nước đang phát triển phụ thuộc vào ĐCSTQ cả về kinh tế và chính trị, nghị sĩ Rubio cho biết.
Hơn nữa, các công ty Trung Quốc trong các dự án BRI đang có hành vi lạm dụng lao động trên quy mô lớn. Từ 2013-2020, theo Trung tâm Nguồn nhân quyền và Kinh doanh có 679 cáo buộc vi phạm nhân quyền liên quan đến đầu tư của Trung Quốc; chủ yếu ở Đông Nam Á, châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh, Nam Á và Trung Đông.
Chế độ áp bức của chính quyền Trung Quốc lan ra khắp thế giới
Tại Ecuador và Peru, các thợ mỏ Trung Quốc đã bắt giữ và đánh đập các công dân bản địa một cách tùy tiện. Tại một mỏ than ở Zambia, họ thậm chí đã nổ súng vào các công nhân để ngăn chặn một cuộc biểu tình. Các tập đoàn xây dựng của Trung Quốc cũng khét tiếng với việc vi phạm quyền đất đai của người dân địa phương ở Campuchia, Lào và Fiji.
Tại Uganda và Pakistan, các công ty năng lượng Trung Quốc đã mâu thuẫn với người dân địa phương vì liên quan đến ô nhiễm.
Dọc theo bờ biển Nam Mỹ và Nam Á, tàu đánh cá Trung Quốc lục soát môi trường biển, cướp đi sinh kế của ngư dân.
Các nhà đầu tư Trung Quốc thường xuyên bị cáo buộc công bố thông tin không đầy đủ và thiếu đánh giá tác động môi trường.
Năm 2016, theo báo cáo Tổ chức Ân xá Quốc tế, công ty Trung Quốc Huayou Cobalt sử dụng 40.000 trẻ em làm nô lệ (một số trẻ mới 7 tuổi) để khai thác khoáng sản ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Những đứa trẻ “mang vác đồ đạc và làm việc trong điều kiện nắng nóng gay gắt kiếm 1 hoặc 2 US/ngày”. Chúng không được bảo vệ thân thể, và phải chịu đựng sự đánh đập và tống tiền từ các nhân viên của công ty.
Công dân Trung Quốc lao động ở nước ngoài cũng bị lạm dụng. Họ bị tịch thu hộ chiếu và phải làm việc quá sức, thiếu lương, bị đe dọa, v.v. Thực chất đó là một mạng lưới buôn người toàn cầu, nghị sĩ Rubio bình luận.
ĐCST hậu thuẫn và che đậy cho hành vi áp bức của các công ty Trung Quốc
Ông Rubio bình luận, ĐCSTQ đang bóc lột và coi thường phẩm giá con người ở khắp mọi nơi. ĐCSTQ biết được những hành vi lạm dụng của các công ty Trung Quốc, bao gồm cả công ty sở hữu nhà nước. Nhưng họ sử dụng sức mạnh của mình để che đậy các vụ lạm dụng. ĐCSTQ cũng có tội như các tập đoàn liên đới của nó.
Ông Rubio tiếp tục, công ty Trung Quốc ngược đãi công nhân là một tội ác nghiêm trọng, đe dọa trật tự quốc tế. Các tội ác như trộm cắp đất đai, uy hiếp, làm suy thoái môi trường, bạo lực và nô lệ, không chỉ vi phạm sự lễ phép của con người mà còn vi phạm luật pháp của các quốc gia có chủ quyền. Bắc Kinh đang phá hoại nền độc lập và ổn định của các nước đang phát triển một cách trắng trợn và gây hấn.
Bắc Kinh coi mình là trung tâm của thế giới, được quyền ‘triều cống chư hầu’ từ các quốc gia khác, nghị sĩ Rubio bình luận.
Năm 2014, ông Tập tuyên bố ý định “biến các khu vực lân cận của Trung Quốc thành một cộng đồng có chung vận mệnh” với người Trung Quốc. Đây là những dòng tuyên truyền của ĐCSTQ nhưng cũng là mục tiêu dài hạn của họ. Điều đó làm đảo lộn trật tự quốc tế hiện có.
Ông Rubio kêu gọi chính phủ các nước phải từ chối “thỏa thuận” một chiều chỉ có lợi cho Trung Quốc; vì nó có thể làm xói mòn chủ quyền quốc gia và hạnh phúc của công dân họ.