Cho đến nay hơn 700 triệu liều vắc xin nội địa đã được tiêm ở Trung Quốc. Bắc Kinh không công bố bất kỳ trường hợp tử vong nào liên quan đến vắc xin Trung Quốc; mặc dù có 80 người qua đời sau khi tiêm vắc-xin này ở Hồng Kông, theo The EpochTimes.

Theo Cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông, từ ngày 24/5 đến ngày 30/5, tại thành phố đã có thêm 12 ca tử vong và 4 ca sẩy thai sau khi tiêm vắc xin nội địa.

Như vậy tính đến ngày 30/5, tổng số ca tử vong sau khi tiêm lên 80 ca. Ngoài ra còn có 23 ca sẩy thai; 244 ca đột quỵ; 90 ca nhồi máu cơ tim.

Một số địa phương tại Trung Quốc đã tạm ngừng tiêm. Những diễn biến này làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc. Do dữ liệu thiếu minh bạch, không có cách nào để biết liệu vắc-xin Trung Quốc thực sự có tác dụng ngăn ngừa virus hay không, nó có thể gây ra phản ứng như thế nào?

Lợi nhuận của Sinovac tăng vọt nhờ vắc xin

Trong khi những điều này chưa được làm rõ, lợi nhuận của các hãng dược phẩm Trung Quốc vẫn tăng vọt nhờ sản xuất vắc xin Covid-19. Theo ước tính của một số công ty chứng khoán ở Trung Quốc, lợi nhuận ròng của Sinovac Biotech trong quý đầu tiên của năm 2021 có thể lên tới 1,57 tỷ đô la. Đó là con số ước tính dựa trên lợi nhuận ròng từ việc bán mỗi liều vắc xin với giá 7,83 đô la.

Hãng truyền thông Tân Hoa Xã của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết, tính đến ngày 2/6, số lượng được tiêm chủng tại Trung quốc đã vượt quá 700 triệu liều.

Với số lượng tiêm chủng lớn như vậy, nhưng đến tận ngày 28/5, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc mới có báo cáo chính thức đầu tiên về phản ứng có hại khi tiêm vắc xin.

Theo báo cáo, cuối tháng 4, 265 triệu liều vắc xin đã được tiêm, với 31.434 phản ứng có hại; và chỉ có 188 trường hợp được coi là nghiêm trọng, không có trường hợp tử vong nào. Báo cáo cũng không đề cập đến các triệu chứng cụ thể.

Người dân Trung Quốc đột nhiên tử vong sau khi tiêm vắc xin

Mặc dù ĐCSTQ không công bố bất kỳ trường hợp tử vong nào sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nhưng người dân Đại lục lại lan truyền tin tức về một người tử vong sau khi tiêm vắc xin.

Một nhân viên CDC có họ Lan nói với Đài Trung Quốc Tự do rằng; một người dân sống tại Ninh Kinh, tỉnh Hà Bắc đã chết sau khi tiêm vắc xin khoảng 5 phút vào hôm 31/5. Hai trường hợp khác có phản ứng rất nghiêm trọng và phải được đưa đến Khoa điều trị tích cực Bệnh viện số 3 -Thạch Gia Trang cùng ngày.

Bà Lan cho biết, có một tình huống vô cùng nghiêm trọng đã xảy ra vào ngày 1/6 tại điểm tiêm chủng ở Trung tâm thể thao tỉnh Hà Bắc.

Trong một báo cáo tháng 4, do The Epoch Times thu được từ Viện lập kế hoạch tiêm chủng của CDC Hà Bắc; tổng cộng có 11.900.189 liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm từ ngày 2/12/2020 đến 30/4/2021. Trong đó có 1.542 trường hợp phản ứng phụ (có hại) sau khi tiêm chủng; trong đó 9 người đã tử vong.

Hiện tại, WHO đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp hai loại vắc xin của Trung Quốc: CoronaVac do Sinovac sản xuất và BIBP do Sinopharm (Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc) sản xuất.

Tuy nhiên, bà Lan tiết lộ rằng dữ liệu do Bắc Kinh cung cấp cho WHO là sai lệch. Thực tế là tỷ lệ phản ứng có hại đối với vắc xin Trung Quốc cao hơn nhiều so với dữ liệu do CDC công bố vào ngày 28/5.

Liệu vắc xin của Trung Quốc có hiệu quả?

Báo cáo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tạm thời của vắc xin Sinopharm đã được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) vào ngày 26/5.

Báo cáo này có 2 vấn đề lớn, theo Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, một chuyên gia châu Âu về virus học và các bệnh truyền nhiễm. Trong cuộc trao đổi với The Epoch Times, tiến sĩ Đông chỉ rõ 2 vấn đề này.

Đầu tiên, khi vắc xin Sinopharm được thử nghiệm giai đoạn 3, điều quan trọng nhất là phải quan sát xem vắc- xin có hiệu quả thế nào đối với người cao tuổi. Nhưng trong số những người tham gia thử nghiệm giai đoạn 3 ở Brazil, chỉ có 5% là người cao tuổi. Cuộc thử nghiệm diễn ra ở Trung Đông cũng tương tự; chỉ có chưa đến 2% số người tham gia là người cao tuổi.

Tiến sĩ Đổng chất vấn: “Các số liệu về hiệu quả của vắc xin thu được từ dân số trẻ (nhóm ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 nhất); vậy chúng có thể được coi là con số thực tế phản ánh hiệu quả của vắc xin hay không?”

Thứ hai, tiến sĩ Đổng chỉ ra một điều bất thường khác trong báo cáo thử nghiệm của vắc xin Sinopharm; đó là người trong nhóm thí nghiệm có các phản ứng phụ (như sốt, mệt mỏi) là bằng hoặc thậm chí thấp hơn phản ứng của những người trong nhóm kiểm soát (Control Group – nhóm không nhận được thay đổi gì mới khi tham gia thí nghiệm). Bình thường, nhóm thí nghiệm phải có phản ứng nhiều hơn so với nhóm kiểm soát.

Tiến sĩ Đổng thắc mắc: “Vắc xin Sinopharm đã thực sự gây ra phản ứng miễn dịch chưa? Nó có thật sự tạo ra đủ lượng kháng thể trong cơ thể của người nhận hay không?”.

Liệu vắc xin Sinopharm có bảo vệ được người cao tuổi?

Serbia là quốc gia có tiêm vắc xin Sinopharm của Trung Quốc. Theo The Wall Street Journal, 150 người tại Serbia tiêm thử nghiệm vắc xin Sinopharm có độ tuổi trung bình trên 65. Trong số đó 29% không sinh ra kháng thể dù đã tiêm mũi thứ hai của vắc xin Sinopharm. Các học giả địa phương đã đặt câu hỏi về hiệu quả của vắc xin Sinopharm trong việc bảo vệ người cao tuổi.

Quốc đảo Seychelles ở Đông Phi và đảo quốc Bahrain ở Trung Đông đều có sự gia tăng đáng kể các ca nhiễm Covid-19 mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Sinopharm cao.

Quảng Châu và Thẩm Quyến đột ngột dừng tiêm chủng vắc xin Covid-19

Theo báo cáo của chính quyền tỉnh Quảng Đông, hiện nay ở Quảng Châu, Thẩm Quyến và các thành phố khác thì mức độ tiêm phòng vắc xin trong nhóm tuổi 18 đến 59 là hơn 70%.

Nhưng gần đây, các ca nhiễm Covid-19 gia tăng đột biến ở Quảng Châu và Thâm Quyến, Phật Sơn, Mậu Danh, Tây Nam Quảng Tây, Nam Ninh và các thành phố khác.

Gám đốc Bệnh viện số 8, trực thuộc Đại học Y khoa Quảng Châu, Lei Chunliang, tiết lộ rằng tính đến ngày 1/6 bệnh viện đã tiếp nhận hơn 50 ca nhiễm COVID-19. Bốn trong số những người mới bị nhiễm đã được tiêm vắc xin liều đầu tiên.

Ngày 6/6, quận Long Hoa, thành phố Thâm Quyến bất ngờ thông báo đình chỉ tiêm chủng vắc xin. Các nhà chức trách không giải thích lý do tại sao.

Ngày 31/5, thành phố Quảng Châu cũng thông báo tạm dừng tiêm chủng.