Trung Quốc thiết lập các sòng bạc trải dài rộng khắp các quốc đảo Thái Bình Dương. Chúng hỗ trợ cho các hoạt động chính trị, tình báo của Bắc Kinh. Nó tác động tiêu cực đến các nền kinh tế yếu kém và làm xói mòn đạo đức.

Sòng bạc của Trung Quốc tác động tiêu cực đến các nền kinh tế yếu kém

Theo tờ The Epoch Times, ngày 28/4, tòa án ở Fijian (quốc gia ở Châu Đại Dương) đã tuyên án và yêu cầu một nhà phát triển sòng bạc Trung Quốc phải trả 650.000 USD vì đã gây ra thiệt hại đáng kể cho môi trường trên đảo Malolo ở phía tây của Fijian.

Vụ việc cũng có đề cập đến công ty Freesoul Real Estate (Trung Quốc) đã ngang nhiên phá bỏ một phần của rạn san hô, đổ chất thải, chống đối các chủ đất khác và làm xáo trộn nghề cá truyền thống tại hòn đảo để xây dựng một khu nghỉ mát và sòng bạc đầu tiên tại Fijian.

Các chuyên gia cho biết, nhiều dự án sòng bạc khác có liên kết với Trung Quốc ở Thái Bình Dương đang có các hành động gây nguy hại tiềm ẩn và đang âm thầm trốn tránh sự giám sát của công chúng.

Sòng bạc là công cụ của Trung Quốc để phục vụ cho các hoạt động bành trướng và gây ảnh hưởng đến tiêu cực đến các nền kinh tế yếu kém, khao khát được đầu tư như các Quốc đảo Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia, sòng bạc là một trong những điều đầu tiên của Trung Quốc khi quyết định đầu tư vào các quốc gia này.

Sòng bạc, ma túy, tham nhũng núp bóng sáng kiến “Vành đai Con đường” của Trung Quốc

Tính đến năm 2030, Thái Bình Dương có nhu cầu đầu tư cao nhất trong khu vực châu Á, ước tính khoảng 9,1% GDP. Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (2017) và báo cáo của Tổ chức Kinh tế – Hợp tác và Phát triển (OECD) năm 2018 thì đó là cơ hội cho sáng kiến “Vành đai Con đường -BRI” của Trung Quốc bành trướng.

Vành đai Con đường do ông Tập Cận Bình khởi xướng là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ USD nhằm tăng cường ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc trên toàn thế giới. Trong số 15 quốc đảo Thái Bình Dương độc lập thì có 10 nước đã ký kết tham gia Vành đai Con đường. Mới nhất là Quần đảo Solomon gia nhập năm 2019 khi chuyển hợp tác ngoại giao với Đài Loan (36 năm) sang chính quyền Trung Quốc.

Năm 2020, Hoa Kỳ đã trừng phạt trùm xã hội đen người Trung Quốc, Doãn Quốc Câu – người sở hữu các sòng bạc trên khắp các quốc đảo Thái Bình Dương và Đông Nam Á; với cáo buộc lợi dụng Vành đai Con đường để tham nhũng trong khu vực. Doãn là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một cơ quan cố vấn chính trị cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Các doanh nghiệp Trung Quốc đứng sau các dự án Vành đai Con đường có điểm chung như ban lãnh đạo có mối liên hệ với các mạng lưới tội phạm hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp; họ có các tổ chức từ trước khi tham gia vào sòng bạc và tiền điện tử; họ phô trương quan hệ với cơ quan chính phủ và được liên kết với Vành đai Con đường.

Sòng bạc của Trung Quốc hỗ trợ cho các hoạt động chính trị

Theo giới chuyên gia, các thực thể liên kết của Trung Quốc bị cáo buộc có mối quan hệ kinh doanh và chính trị phức tạp để điều hành các sòng bạc, các hoạt động bất hợp pháp và phạm tội khác cùng diễn ra trong các quốc đảo Thái Bình Dương. Sòng bạc Trung Quốc thường hối lộ các chính trị gia và quan chức địa phương. Sòng bạc mang lại cho Bắc Kinh sự hiện diện thực tế ở một quốc gia hoặc địa điểm, khiến chủ nghĩa Cộng sản càng trở nên bành trướng và tạo ra ảnh hưởng chính trị.

Một sòng bạc ở Tân Cương, Trung Quốc (ảnh: Wikimedia Commons).
Một sòng bạc ở Tân Cương, Trung Quốc (ảnh: Wikimedia Commons).

Gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng tăng thông qua các sòng bạc ở Quần đảo Solomon (Nam Thái Bình Dương). Cuối tháng 5, thủ tướng của quốc đào này, Manasseh Sogavare, đã ký một thỏa thuận an ninh gây tranh cãi với ĐCSTQ.

Chính quyền Sogavare đã sử dụng Khách sạn Casino Thái Bình Dương ở Honiara (thuộc sở hữu của Patrick Leong – doanh nhân Trung Quốc) làm cơ sở hoạt động chính trị. Gia đình Leong bị cáo buộc có quan hệ thân thiết với (ĐCSTQ).

Người dân Solomon lo lắng về tác động đạo đức các sòng bạc

Nhà phân tích Pascal cáo buộc ông Sogavare đã để cho các tổ chức ủy quyền, điệp viên và công ty của ĐCSTQ tổ chức bạo loạn “bóp méo nền kinh tế và chính trị của Solomon” sau khi chính phủ của ông chuyển công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang chế độ Trung Quốc vào năm 2019.

Ảnh hưởng chính trị của ĐCSTQ đã tăng lên rất nhiều. Khách sạn Casino Thái Bình Dương ở thủ đô Honiara của Solomon đã hứng chịu các cuộc bạo động vào năm 2006 và 2019. Nó trở thành tâm điểm của các cuộc bạo động chống Trung Quốc vào năm 2021.

Người dân ở Quần đảo Solomon đang lo lắng về tác động đạo đức của các sòng bạc này do người Trung Quốc điều hành và Solomon vẫn chưa áp dụng bất kỳ luật nào hạn chế hoạt động sòng bạc.

Bắc Kinh thu thập tin tình báo thông qua các sòng bạc

Một báo cáo năm 2018 của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung cho biết các sòng bạc do Trung Quốc hậu thuẫn ở Thái Bình Dương là mối đe dọa đối với quân đội Mỹ trong khu vực.

Việc Trung Quốc thành lập sòng bạc ở các đảo Saipan và Tinian (một phần của Khối thịnh vượng chung ở Quần đảo Bắc Mariana, một lãnh thổ của Hoa Kỳ) là có chủ ý và nhằm thiết lập chỗ đứng ở một vị trí có tầm quan trọng về chiến lược và phòng thủ đối với quân đội Mỹ.
Cùng với việc thu thập thông tin tình báo, ĐCSTQ cũng cố gắng làm xói mòn lòng trung thành lâu đời của quần đảo Bắc Mariana đối với Hoa Kỳ và sự hỗ trợ cho các hoạt động quân sự của Mỹ.

Các sòng bạc của Trung Quốc hiện đã bị đóng cửa nhưng Bắc Kinh đã có một thành công lớn. Họ đã thúc đẩy sự phản đối của chính quyền địa phương đối với một khu vực huấn luyện vũ khí kết hợp và đổ bộ của Thủy quân lục chiến thuộc Hải quân Hoa Kỳ được đề xuất ở Bắc Marianas. Kế hoạch này đã bị Trung Quốc làm cho sụp đổ.