Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành ‘chiến tranh giữ nước’ trên sông Mekong nhằm chống lại Việt Nam. Cuộc chiến này không diễn ra bằng súng, máy bay ném bom hay xe tăng; mà là thông qua 11 con đập quái dị trên dòng sông Mekong, theo nhận định của học giả chính trị quốc tế Akshay Narang trên tờ TFI Global.
Theo học giả Narang, 20 triệu người sống ở Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) đang trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các cuộc ‘chiến tranh giữ nước’ của Trung Quốc. Bắc Kinh đang kìm hãm nguồn nước của họ, điều này đang tạo ra sự khan hiếm nước rõ ràng trong khu vực. Và sau đó, độ mặn trong nước tăng lên, đe dọa nông nghiệp, sinh vật biển và ngành hải sản.
Tóm tắt nội dung
Sông Mekong rất quan trọng đối với Việt Nam
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), sau đó chảy qua Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia, cuối cùng đổ ra Biển Đông gần TP.HCM (Việt Nam).
Dọc theo bờ biển phía Nam của Việt Nam, sông Mekong tạo thành một vùng châu thổ nước ngọt rộng 65.000 km2. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam nằm ngay dưới đáy của dòng chảy liên lục địa sông Mekong, khiến khu vực này vô cùng màu mỡ và là điểm nổi bật về nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, khu vực ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề bởi ‘cuộc chiến’ giữ nước của Trung Quốc. Cuộc chiến này đã trở thành mối đe dọa sinh kế cho 20 triệu người dân Việt Nam, học giả Narang cho biết.
Tăng mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chính phủ Việt Nam cho biết ĐBSCL sẽ có mức độ mặn tăng lên trong tháng 3/2022 do các đập ở thượng nguồn sông và biển cả trong mùa khô.
Điều này đã trở thành chuyện thường niên ở Việt Nam hiện nay. Theo Tổng cục Tài nguyên nước của Việt Nam (GDWR), tháng 3 mực nước biển cao sẽ làm tăng độ mặn lên 4 gam / lít trong phạm vi từ 35 đến 50 km trong đất liền dọc theo các cửa sông của đồng bằng.
Đây là một vấn đề lớn đối với Việt Nam vì sự xâm nhập của nước biển mặn vào vùng đồng bằng nước ngọt đe dọa đến nông nghiệp, công nghiệp hải sản và đa dạng sinh học biển của địa phương, ông Narang bình luận.
20 triệu người Việt Nam đối diện với thảm họa vì Trung Quốc kiểm soát sông Mekong
Trung Quốc xây dựng các con đập trên sông Mekong và nó là thủ phạm chính gây ra tình trạng xâm nhập mặn ở Việt Nam. Bắc Kinh kiểm soát việc xả nước từ các đập thượng nguồn khiến mực nước ở ĐBSCL đang rút xuống mức báo động, học giả Narang nhận định.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia của Việt Nam cho biết, mực nước của các dòng nước chính của sông Mekong giảm 10cm đến 122 cm so với mức trung bình trong vài năm qua.
Vào mùa khô, mực nước biển dâng quá cao và ĐBSCL tương đối khô hạn bắt đầu đối mặt với tình trạng nhiễm mặn. Điều này dẫn đến hủy diệt sinh vật biển, độ phì nhiêu của đất và hải sản nuôi.
Đối với người dân ĐBSCL thì đây là thảm họa. Khan hiếm nước và xâm nhập mặn tàn phá nông nghiệp ở vùng này. Theo học giả Narang, điều này có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng di cư hàng loạt và tước đoạt sinh kế người đân ở đây.
Tháng 6/2021, Ủy ban sông Mekong (MRC) gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam cho rằng các đập ở thượng nguồn của Trung Quốc gây ra mực nước sông Mekong thấp đáng báo động.
Tuy nhiên, có vẻ như Trung Quốc không quan tâm. Bắc Kinh muốn kiểm soát nước ở sông Mekong và họ đã làm được điều đó, ngay cả khi điều đó phải trả giá bằng ‘kế sinh nhai’ của 20 triệu người Việt Nam, theo học giả Narang.