Để thực hiện Giấc mơ Trung Hoa của mình, Trung Quốc có những tham vọng to lớn và từng bước thực hiện nó ở Châu Phi. Dưới thời Tổng thống Biden, các lệnh trừng phạt đối với Nga đã giúp Trung Quốc trở nên mạnh mẽ và giàu có. Tuy nhiên, Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt kinh tế vì sự tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tóm tắt nội dung
Tham vọng của Trung Quốc ở Châu Phi
Với sự giàu có về khoáng sản và vị trí chiến lược của châu Phi, Trung Quốc cũng đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của mình ở châu lục này, Trung tâm nghiên cứu chiến lược của Châu Phi đã có một báo rằng, để theo đuổi Giấc mơ Trung Hoa, Trung Quốc đã từng bước thực hiện 5 yếu tố trong Chiến lược Châu Phi của mình:
Thứ 1: Can thiệp kinh tế
Sự can dự kinh tế của Trung Quốc với lục địa này đã được mở rộng đều đặn trong thập niên qua. Bắc Kinh điều hành khoảng 2.500 dự án phát triển, dân dụng và xây dựng trị giá 94 tỷ USD tại 51 quốc gia châu Phi.
Mặc dù không rõ có bao nhiêu trong số này đã hoàn thành, nhưng sự hiện diện rõ ràng của các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ trên khắp lục địa là không thể nhầm lẫn. Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, và đến năm 2015, thương mại của Trung Quốc với châu Phi đã đạt 300 tỷ USD. Dầu thô, nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên chiếm hơn 80% trong tổng số 93 tỷ USD mà Trung Quốc nhập khẩu từ châu Phi.
Các nhà quan sát cũng đã chỉ trích bản chất trong giao dịch của Trung Quốc, họ dường như chỉ quan tâm đến việc tiếp cận và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên rộng lớn của châu Phi .
Thứ 2. Quyền lợi quân sự
Năm 2015, Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho châu Phi cận Sahara sau Nga, chiếm 22% lượng vũ khí chuyển giao cho khu vực này.
Trung Quốc đang cố gắng tìm kiếm chỗ đứng trong thị trường vũ khí châu Phi. Bắc Kinh thậm chí đã tìm được một số khách hàng mới như Nigeria và Ethiopia, đồng thời cung cấp cho họ xe bọc thép và bệ phóng tên lửa. Mặc dù, từ năm 2000 đến năm 2018, Trung Quốc chỉ chiếm 7,5% thị phần trên thị trường bán vũ khí châu Phi. Tuy nhiên, nó được cho là đã thu được nhiều lợi nhuận hơn trong lĩnh vực vũ khí hạng nhẹ và vũ khí nhỏ, vốn không được đề cập trong dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Thứ 3: Thể hiện tầm quan trọng ở Châu Phi
Trung Quốc hiện là nước đóng góp tài chính lớn thứ hai cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và đưa nhiều binh sĩ đến để thực hiện các sứ mệnh nhiều hơn tất cả các thành viên khác của Hội đồng Bảo an cộng lại. Với những đóng góp này Trung Quốc đã có được tiếng nói lớn hơn tại LHQ.
Vai trò của Trung Quốc trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã tăng từ 400 quân năm 1990 lên 22.000 quân vào năm 2013. Năm đó, Bắc Kinh đã thiết lập các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc như một “ưu tiên chiến lược”.
Ban đầu, việc triển khai quân đội của Trung Quốc ở châu Phi hoàn toàn không mang tính chiến đấu, chẳng hạn như các chuyên gia y tế và kỹ sư, và đến các khu vực có nguy cơ thấp. Tuy nhiên, kể từ năm 2012, Trung Quốc đã gửi quân tham chiến tới các khu vực có nguy cơ cao, với một đại đội bộ binh ở miền bắc Mali và một tiểu đoàn bộ binh đến Nam Sudan.
Hiện tại, khoảng 2.500 quân nhân và sĩ quan cảnh sát Trung Quốc được triển khai trong các phái bộ của Liên hợp quốc trên khắp lục địa, với các đợt triển khai lớn nhất ở Nam Sudan (1.051), Liberia (670) và Mali (402). Năm 2015, Trung Quốc cam kết bổ sung 8.000 quân cho dưới danh nghĩa để phục vụ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Thứ 4: Huấn luyện Đảng viên
Đào tạo đảng viên chính trị là một yếu tố khác trong chính sách Châu Phi của Trung Quốc. Được quản lý bởi Trường Đảng Trung ương, các chương trình bao gồm các bài giảng về tư tưởng và xây dựng đảng, tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc, thăm thực địa và cố vấn của các nhà lãnh đạo chính trị châu Phi, và triển khai các quan chức đảng Trung Quốc đến lục địa này với tư cách là cố vấn chính trị.
Nói một cách đơn giản thì đây là cách truyền bá hệ tư tưởng của Trung Quốc , từ đó biến nơi đây trở thành mô hình Trung Quốc thứ 2.
Thứ 5: Quyền lực mềm
Trung Quốc không thực hiện cưỡng chế ngoại giao, nhưng họ đã xây dựng tổ chức thể chế chính trị gắn liền với Bắc Kinh tại các quốc gia Châu Phi, đồng thời sử dụng truyền thông để tô vẽ về trung quốc và mối quan hệ ngoại giao với trung quốc, họ còn hứa hẹn về quyền tiếp cận ưu đãi vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc sử dụng tất cả những công cụ có ảnh hưởng chiến lược, từ việc trao đổi giáo dục đến khoa học và văn hóa. Nỗ lực của Trung Quốc nhằm miêu tả sự trỗi dậy của mình là “hòa bình” cho phép nước này xây dựng các mối quan hệ chiến lược với các quốc gia châu phi mà không cần dựa vào sức mạnh quân sự, một cách tiếp cận nâng cao tầm vóc toàn cầu của Bắc Kinh.
Trung Quốc biết rằng, Nga là nước dẫn đầu không thể tranh cãi về cung cấp thiết bị quân sự ở châu Phi. Moscow đáp ứng hơn 50% nhu cầu quốc phòng của lục địa đen. Xuất khẩu quốc phòng của Nga sang châu Phi cao hơn gấp đôi so với xuất khẩu của Pháp. Pháp là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai ở châu Phi, tiếp theo là Mỹ và Trung Quốc.
Các khách hàng lớn nhất của Nga trên lục địa này là Algeria, Ai Cập, Angola và Sudan. Đây là kết quả của sự nỗ lực mà Moscow đã tập trung trong nhiều năm để thiết lập chỗ đứng ở Bắc Phi.
Khu vực này giúp duy trì ảnh hưởng và quyền kiểm soát đối với Đông Địa Trung Hải, và các khu vực quan trong xung quanh Kênh đào Suez và eo biển Bab al-Mandab.
Trước khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, Trung Quốc đã thèm khát và nhòm ngó đến thị phần cung cấp vũ khí của Nga ở châu Phi. Nhưng vì chất lượng vũ khí của Trung Quốc kém xa so với vũ khí của Nga, cho nên việc Trung Quốc có thể cạnh tranh với Nga về lĩnh vực này là rất khó khăn.
Tuy nhiên, Mỹ đã chấp cánh cho ước mơ của Trung Quốc bằng các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Các lệnh trừng phạt tạo cơ hội cho Trung Quốc theo đuổi tham vọng bán vũ khí của mình ở châu Phi.
Tại sao các nhà cung cấp quốc phòng khác không cạnh tranh được với Nga mà lại là Trung Quốc cạnh tranh với Nga?
Thực tế là, Mỹ thừa sức cạnh tranh với Nga về các khí tài quân sự. Nhưng Mỹ dưới thời Biden đơn giản là không có ý định tăng cung cấp vũ khí cho châu Phi và mục tiêu số 1 của họ là tiêu diệt Nga. Vì vậy, chính quyền Biden sẽ không cung cấp vũ khí cho châu Phi, cũng như không để châu Phi nhập khẩu vũ khí từ Nga. Điều này mang lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn.
Giờ Châu Phi không được phép nhập vũ khí từ Nga, đương nhiên sẽ tạo thành một khoảng trống. Khi mà các đội quân ở châu Phi bắt đầu đối mặt với sự thâm hụt các nền tảng quân sự của Nga mà họ đã dựa vào trong nhiều năm, cũng là lúc Trung Quốc sẽ đến nói với họ rằng, hãy mua vũ khí của tôi, tôi có thể cung cấp cho các bạn, sản phẩm của chúng tôi là một phiên bản khác của Nga, mà giá thành lại rẻ hơn nhiều. Châu Phi dẫu biết rằng, các thiết bị quốc phòng của Trung Quốc sẽ có chất lượng thấp hơn và khó đạt được tiêu chuẩn của Nga. Nhưng khi ở trong tình trạng khan hiếm, thì các sản phẩm chất lượng thấp cũng có thể sử dụng được.
Cuối cùng, Trung Quốc có thể dựa vào các thỏa thuận tài chính hiện có ở châu Phi. Trung Quốc đã cho Zambia vay rất nhiều tiền để mua sắm quân sự và đã cung cấp hàng loạt máy bay quân sự cho nước này. Nó có thể làm điều tương tự với nhiều quốc gia châu Phi khác – cung cấp các khoản vay để mua sắm quân sự.
Do đó, Trung Quốc sẽ trở nên giàu có và mạnh mẽ hơn do các lệnh trừng phạt của chính quyền Biden đối với Nga. Ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc sẽ trở nên lớn mạnh hơn và Bắc Kinh sẽ có nhiều ảnh hưởng hơn trong một khu vực quan trọng về mặt chiến lược, tất cả là nhờ vào sai lầm lớn của chính quyền TT Mỹ Joe Biden.
Tuy nhiên, niềm vui của Trung Quốc chưa được bao lâu, thì Nga đã đem đến cho Trung Quốc một loạt những rắc rối đau đầu.
Nga khiến cho cuộc tháo chạy của các nhà đầu tư khỏi Trung Quốc lớn chưa từng có
Trung Quốc hiện đang chứng kiến một dòng vốn nước ngoài chảy ra chưa từng có. Nikkei ngày 10/4 đã công bố dữ liệu thị trường cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 6,04 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay. Đây là một trong những số liệu về dòng chảy ra hàng quý cao nhất mà Trung Quốc ghi nhận được.
Hồi đầu tháng 4, BLOOMBERG đã đưa tin về “Dòng tiền chảy ra từ Trung Quốc trên quy mô và cường độ là chưa từng có”. Họ nói rằng dòng chảy ra là “rất bất thường” vì các thị trường mới nổi khác không ghi nhận dòng chảy ra tương tự.
Vậy thiệt hại của Trung Quốc lớn đến mức nào? Con số thực sự quá lớn. Theo Reuters, đã có một dòng chảy ròng 45,1 tỷ Nhân dân tệ trong tháng Ba. Số dư trái phiếu Trung Quốc do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cũng giảm xuống 80,3 tỷ Nhân dân tệ trong tháng Hai. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 1/2015.
Đây là một nhát dao chí mạng nhắm vào kinh tế Trung Quốc.
Tại sao các nhà đầu tư lại ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc?
Theo báo cáo của Nikkei, nguyên nhân cốt lõi là do chiến dịch quân sự đặc biệt của ông Putin đã thúc đẩy thị trường toàn cầu nhìn Trung Quốc dưới góc nhìn mới.
Có liên quan gì không khi các chuyên gia liên hệ 2 sự việc này với nhau?
Thực tế cho thấy, khi EU và Mỹ áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga, và các nhà đầu tư đột nhiên thấy rằng họ sẽ phải rút hết tiền ra khỏi đất nước. Moscow đã thực hiện động thái mạnh mẽ. Đó là, bắt đầu rà soát và quốc hữu hóa tài sản của các công ty nước ngoài. Nói cách khác, Nga chơi chiêu kiểu: các ông rút khỏi Nga thì cũng phải chấp nhận mất tất cả, nếu các ông ở lại Nga, các ông sẽ có sự đảm bảo. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài lại chọn rút khỏi Nga. Vì vậy, họ đã phải chịu một số thiệt hại lớn. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận ra rằng, nếu hôm nay bạn đầu tư tiền của mình vào một quốc gia độc tài, thì một ngày đẹp trời, chính phủ có thể quyết định gây chiến hoặc phát động một cuộc xâm lược nào đó, khi đó tài sản của bạn cũng bốc hơi.
Việc Trung Quốc đứng về phía Nga có thể khiến Trung Quốc cũng sẽ phải gánh chịu các lệnh trừng phạt, điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ gặp rủi ro tương tự như ở Nga. Như vậy, nguy cơ tài sản của họ bị tịch thu và quốc hữu hóa luôn hiện hữu. Nói cách khác, số phận và tài sản của các nhà đầu tư ở Nga chính là tham chiếu đối với các nhà đầu tư ở Trung Quốc. Cho nên làn sóng tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc mới mạnh mẽ và ồ ạt chưa từng có như vậy.
Vậy mới nói, chiến lược đặc biệt của Tổng thống Nga Putin có thể khiến Trung Quốc rơi vào tình trạng cạn kiệt, khi các nhà đầu tư bắt đầu tháo chạy khỏi đất nước này.