Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang trượt dốc, sự yếu kém của chính quyền Biden đã kích động luận điệu hiếu chiến, quân phiệt của Bắc Kinh đối với Hoa Kỳ và các quốc gia khác, theo nhận định của học giả James R. Gorrie, tác giả của cuốn sách “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (Wiley, 2013), và là nhà sáng lập blog TheBananaRepublican.com.

Xóa bỏ đối thủ, kìm hãm đổi mới và tăng trưởng kinh tế

Trong bài bình luận cá nhân đăng trên tờ The Epoch Times, ông Gorrie cho biết, vài năm gần đây lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã loại bỏ mọi thách thức tiềm ẩn gồm chính trị, kinh tế hay văn hóa ra khỏi cuộc sống của người Trung Quốc. Điều đó làm suy giảm năng lượng, tinh thần của quốc gia và biến môi trường nội bộ lên mức độ sợ hãi và đầy rẫy nghi ngờ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang mở rộng sự phối hợp giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân. Điều này sẽ không nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế mà chỉ giúp ĐCSTQ tăng cường kiểm soát các doanh nghiệp, ông Gorrie tiếp tục.

Học giả Gorrie nhận định, đã không có thách thức thực tế hoặc ảnh hưởng trái ngược nào có thể tồn tại được bởi vì tất cả cá nhân đều phải tuân phục đối với nhà lãnh đạo duy nhất của ĐCSTQ. Do đó, quyền kiểm soát chính trị đối với các công ty công nghệ mạnh và các công ty độc lập và có lợi nhuận cao khác sẽ lấn át sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế.

Bắc Kinh bất ổn gia tăng do nền cai trị độc tài

Học giả Gorrie bình luận, ông Tập đã trở thành tâm điểm của hầu như toàn bộ cuộc sống người dân Trung Quốc bằng cách củng cố quyền lực của mình. Do tập trung quyền lực vào một người khiến các quyết định đưa ra một loạt sẽ thiếu sáng suốt. Tệ hơn nữa, nó tạo ra các vòng lặp hành vi thất thường; các quyết định kém được “sửa chữa” bằng phản ứng thái quá hoặc các quyết định kém khác do nhân cách, hoang tưởng, kiến thức không đầy đủ và không cân nhắc kỹ lưỡng.

Bất kỳ “cố vấn” nào sẵn sàng đặt câu hỏi hoặc phán xét những quyết định của người cầm quyền ĐCSTQ thì đều biến mất hoặc trở thành thù địch cần bị loại bỏ khi dám cản đường ông Tập. Điều đó khiến bất ổn nội bộ gia tăng và những cuộc phiêu lưu bên ngoài cũng ngày càng tăng. Chúng được dùng để chống lại một kẻ xâm lược nước ngoài (trong tưởng tượng) hoặc chống lại lịch sử bảo vệ lợi ích quốc gia. Nó giúp loại bỏ những lời chỉ trích trong nội bộ Đảng và chuyển hướng sự chú ý của người dân khỏi danh sách các thất bại trong chính sách đối ngoại và nội nội Trung Quốc, ông Gorrie nhận định.

Các quyết sách sai lầm khiến Bắc Kinh bị cô lập

Học giả Gorrie cho hay, ĐCSTQ có rất nhiều sai sót về quyết định chính sách khiến thế giới tách khỏi nước này. Ví như chính sách kinh tế cứng rắn, thuế quan một chiều, bẫy nợ của sáng kiến “Vành đai con đường”, hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ.

Bênh cạnh đó, từ cuối năm 2019 đến năm 2021, các tác động kinh tế tàn khốc của đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu. Chính sách đóng cửa quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới, chi phí kinh tế ngày càng gia tăng khiến cộng đồng quốc tế nhìn Bắc Kinh và ĐCSTQ với sự nghi ngờ sâu sắc và thậm chí là phản đối.

Gần đây, Bắc Kinh ủng hộ “không do dự” và “không giới hạn” đối với cuộc xâm lược tàn khốc của Nga ở Ukraine đã kích hoạt một cuộc di cư ồ ạt của các công ty phương Tây khỏi Trung Quốc. Các đợt cấm vận từ chính sách “zero-COVID” của Bắc Kinh đã làm gia tăng thêm những tai ương kinh tế ngày càng gia tăng với nước này.

Biến thể Omicron đã thử nghiệm chiến lược “zero COVID” nghiêm ngặt của Trung Quốc (ảnh chụp báo Aljazeera).

Trung Quốc trượt dốc kinh tế và không thể đảo ngược

Học giả Gorrie nhận định, các yếu tố trực tiếp dẫn đến vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc để trở thành một cường quốc kinh tế không còn hùng mạnh như trước nữa.

Năm 2021, tờ báo The Atlantic viết: “Từ năm 2007 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng Trung Quốc đã giảm hơn một nửa, năng suất giảm hơn 10% và tổng nợ tăng gấp 8 lần. Hơn nữa, dân số già của Trung Quốc đang đẩy nhanh sự suy giảm kinh tế. Từ năm 2020 đến năm 2035, nước này sẽ mất 70 triệu người trong độ tuổi lao động và 130 triệu người cao tuổi”.

Trung Quốc ngày càng hung hăng do Hoa Kỳ suy yếu

Sự yếu kém của Hoa Kỳ trên trường quốc tế trong suốt nhiệm kỳ chính quyền Biden khiến Bắc Kinh ngày càng hung hăng hơn. Nó đã kích động luận điệu hiếu chiến của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Việc Mỹ rút lui khỏi Afghanistan một cách sai lầm và bi thảm nó làm giảm uy tín, sức mạnh Hoa Kỳ và để lại một khoảng trống quyền lực. Trung Quốc và Nga (đối thủ chính của Hoa Kỳ) rất vui khi lấp đầy khoảng trống đó, ông Gorrie cho hay.

Hành khách lên máy bay C-17 của Không quân Hoa Kỳ trong quá trình sơ tán khỏi Afghanistan tại Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, vào ngày 24/8/2021 (ảnh chụp báo The Epoch Times).

Hơn nữa, trong cuộc chiến ở Ukraine, Hoa Kỳ vẫn đang ở phía sau. Chính quyền Biden đã không thể áp đặt ý chí của mình hoặc ảnh hưởng tích cực đến các chính sách của Bắc Kinh hoặc Moscow. Hậu quả là Trung Quốc ngày càng gia tăng quân phiệt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Học giả Gorrie bình luận, khi nền kinh tế xấu đi, Bắc Kinh sẽ táo bạo hơn trong các hành động của mình, đặc biệt là trong khu vực của chính họ. Trung Quốc không chỉ thực hiện các cuộc xâm phạm không phận Đài Loan mà còn mở rộng toàn diện các luận điệu chiến tranh và hoạt động hải quân khắp khu vực. Bắc Kinh đe dọa Australia sẽ tấn công hạt nhân vì đồng ý mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc tiếp tục xây dựng hải quân nhằm mở rộng các mối đe dọa tới Nhật Bản.