Luật sư khiếm thị nổi tiếng Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) cho biết chính quyền Trung Quốc luôn nói dối về thành tích xóa đói giảm nghèo ở Trung Quốc.

Vào tháng 2 năm 2021, Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố “thắng lợi toàn diện” trong “cuộc chiến chống đói nghèo”. Trong các bài phát biểu khác, ông Tập còn tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ với thế giới về kinh nghiệm “xóa đói giảm nghèo”.

Tuy nhiên, luật sư Trần cho biết sự thật là người dân nông thôn Trung Quốc rất nghèo đói, không được hưởng phúc lợi gì, mà còn phải gánh các loại thuế, phí.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Epoch Times, luật sư Trần đã nói về tình trạng nghèo đói ở nông thôn Trung Quốc ngày nay.

Sự thật về ‘xóa đói giảm nghèo’ ở Trung Quốc

Vào ngày 28/5/2020, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với một nhà báo rằng 600 triệu người Trung Quốc có thu nhập trung bình hàng tháng chỉ là 154 USD (khoảng 3,5 triệu đồng), tờ SCMP có trụ sở tại Hồng Kông đưa tin.

Luật sư Trần cho biết con số này không phản ánh chính xác tình hình thực tế ở Trung Quốc.

Ông nói: “Điều đó không nhất thiết có nghĩa là tất cả 600 triệu người có trung bình 154 đô la mỗi tháng”.

Sự thật về ‘chuẩn nghèo’

Ông cho biết chỉ những người sống ở các vùng nông thôn của Trung Quốc mới hiểu rõ về tình trạng của cái gọi là “chuẩn nghèo”.

“Nếu một cư dân [nông thôn] không làm việc ở thành phố và kiếm tiền bằng cách làm công việc tay chân và chỉ dựa vào thu nhập từ đất đai; thì anh ta có khi không thể kiếm được 154 USD trong cả năm, chứ đừng nói gì đến tháng.”

Luật sư khiếm thị Trần Quang Thành phát biểu ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa vào ngày 26/8/2020 (ảnh chụp màn hình video SCMP). Ông Trần cho rằng chính quyền Trung Quốc nói dối về thành tích xóa đói giảm nghèo.
Luật sư khiếm thị Trần Quang Thành phát biểu ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Quốc gia Đảng Cộng hòa vào ngày 26/8/2020 (ảnh chụp màn hình video SCMP). Ông Trần cho rằng chính quyền Trung Quốc nói dối về thành tích xóa đói giảm nghèo.

Luật sư Trần đã đưa ra một ví dụ về một nông dân trồng lúa mì với hơn 600 mét vuông đất nông nghiệp. Ông Trần nói: “Đất nông nghiệp tốt nhất có thể cho sản lượng tối đa khoảng 660-760 pound (khoảng 3-3,5 tạ) lúa mì trên 600 mét vuông mỗi năm”.

“Bây giờ chúng ta hãy làm phép tính. Ở Trung Quốc, một pound lúa mì được bán với giá 15 xu. Thế thì 660–760 pound lúa mì bán được bao nhiêu? Trừ đi chi phí giống, thuốc trừ sâu, phân hóa học, tưới tiêu, tiền công thu hoạch thì còn chút tiền nào không?”

‘Không có bất kỳ phúc lợi nào’

Luật sư Trần lưu ý rằng Hoa Kỳ cung cấp cho những người sống dưới mức nghèo khổ các phúc lợi xã hội đủ để cung cấp thực phẩm và chăm sóc y tế. Tuy nhiên, thế giới tự do nên hiểu rằng ở Trung Quốc khái niệm “dưới mức nghèo khổ” không có cùng ý nghĩa như vậy.

“Đó là bởi vì ở Hoa Kỳ, chuẩn nghèo rất rõ ràng. Khi thu nhập của bạn thấp dưới một mức độ nhất định, bạn sẽ nhận được các khoản trợ cấp xã hội của mình”, luật sư Chen nói.

Theo quan điểm của ông, số tiền ít ỏi mà những người dân nghèo đói có thể nhận được từ chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “thực sự rất, rất thảm hại, ngay cả vào thời nay”.

Ông cho biết những người nghèo đói gần như “không có bất kỳ phúc lợi xã hội nào”.

Các khoản thuế, phí

Ngược lại, ĐCSTQ chí còn bắt họ phải nộp các khoản thuế và khoản phí khác nhau cho chính quyền địa phương ở cấp làng, cấp thị trấn và các cấp chính quyền khác. Những khoản tiền này bị thu với danh nghĩa là để đảm bảo cho các dịch vụ và quản lý cộng đồng.

Luật sư Trần cho biết, nếu không nộp thuế và lệ phí, người dân sẽ bị đối xử tàn bạo, như bị đánh đập và phá hủy tài sản.

Luật sư Trần Quang Thành là ai?

Ông Trần Quang Thành sinh ra tại Trung Quốc vào năm 1971. Ông bị mù từ nhỏ và tự học về luật. Được mô tả là “luật sư chân đất”, ông Trần thường bảo vệ quyền lợi phụ nữ, quyền đất đai và phúc lợi cho người nghèo. Vì điều này, ông trải qua nhiều năm bị chính quyền Trung Quốc bắt bớ, đánh đập, tống giám, quản thúc tại gia…

Vào ngày 14 tháng 10 năm 2011, năm nhà hoạt động vì Quyền lợi của phụ nữ khuyết tật ở Trung Quốc đã tổ chức một chuyến thăm luật sư Trần Quang Thành ở làng Dongshigu, thị trấn Shuanghou, huyện Jinnan, tỉnh Sơn Đông (ảnh: Wikimedia Commons). Chuyến thăm này là để bày tỏ lòng biết ơn đối với luật sư Trần vào đêm trước Ngày Quốc tế Người mù.
Vào ngày 14 tháng 10 năm 2011, năm nhà hoạt động vì Quyền lợi của phụ nữ khuyết tật ở Trung Quốc đã tổ chức một chuyến thăm luật sư Trần Quang Thành ở làng Dongshigu, thị trấn Shuanghou, huyện Jinnan, tỉnh Sơn Đông (ảnh: Wikimedia Commons). Chuyến thăm này là để bày tỏ lòng biết ơn đối với luật sư Trần vào đêm trước Ngày Quốc tế Người mù.

Năm 2012, ông Trần trốn đến Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Chính phủ Mỹ đã đàm phán với Bắc Kinh để đưa ông Trần sang Mỹ.

Ông Trần từng có tên trong danh sách TIME 100 năm 2006, tức là danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí TIME bình chọn. Ông từng được trao Giải thưởng Nhân quyền Lantos năm 2012, cùng các danh hiệu và giải thưởng khác.

“Ai đó phải đấu tranh cho những người không có tiếng nói”, luật sư Trần nói với Epoch Times. “Tôi đoán người đó là tôi.”