Chính quyền Trung Quốc đang tận dụng sự cố của tàu ngầm Mỹ để yêu cầu nước này chấm dứt các hoạt động quân sự ở Biển Đông.
Hồi đầu tháng 10, Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) thông báo rằng một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã va chạm vối một vật thể ở trong lòng vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
SCMP đưa tin, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/10 tuyên bố rằng các hoạt động quân sự của Mỹ gây ra mối đe dọa an ninh khu vực ;và làm tăng nguy cơ va chạm, thậm chí là rò rỉ hạt nhân tại Biển Đông.
Người phát ngôn Tan Kefei cũng nhắc lại việc Trung Quốc yêu cầu Mỹ giải thích về vụ va chạm của tàu ngầm. Bắc Kinh cho rằng giải thích trước đó của Washington là “ngắn gọn và không rõ ràng”.
Ông Tan tuyên bố“: Cách tiếp cận thiếu trách nhiệm và bí mật này thiếu minh bạch, dễ dẫn đến hiểu lầm và đánh giá sai. Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông phải đặt câu hỏi về sự thật của vụ việc và ý định của Hoa Kỳ”.
Ông Tan cáo buộc rằng vụ va chạm cho thấy Mỹ đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khu vực thông qua các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Quân đội Mỹ thường duy trì các hoạt động tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông như một biện pháp răn đe tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Ngược lại, Bắc Kinh thường cáo buộc sự hiện diện của Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố nước này sở hữu hầu như toàn bộ Biển Đông; dù một tòa án quốc tế ở Hà Lan khẳng định rằng tuyên bố này là vô căn cứ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố: “Hoa Kỳ nên ngừng tiếp cận do thám vùng biển và vùng trời tiếp giáp với Biển Đông và các bãi đá ngầm cũng như việc triển khai quân sự chống lại Trung Quốc, đồng thời ngừng tiến hành cái gọi là‘ hoạt động tự do hàng hải ’ở Biển Đông”.
Ông Tan cũng cho rằng thỏa thuận AUKUS của Úc, Anh và Mỹ gần đây sẽ làm gia tăng thêm những rủi ro mà khu vực phải đối mặt.
Theo thỏa thuận AUKUS, Mỹ và Anh sẽ hỗ trợ Úc thiết lập một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Giới quan sát cho biết thỏa thuận này là một động thái nhắm thẳng vào mối đe dọa từ Trung Quốc.
Các nước Đông Nam Á nên tham gia vào AUKUS nhằm đối phó với Trung Quốc, theo Tiến sĩ Ristian Atriandi Supriyanto, học giả ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược & Quốc phòng, Đại học Quốc gia Úc.