Núi lửa dưới đáy biển gần quốc đảo Tonga thuộc Nam Thái Bình Dương đã phun trào vào ngày 14 và 15 tháng 1. Vụ phun trào đã gây ra động đất và sóng thần. Núi lửa phun trào dữ dội trong tích tắc, tro bụi và khí của núi lửa phun ra đạt độ cao 20 km, năng lượng giải phóng tương đương 1.000 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.
Vụ phun trào núi lửa lớn nhất thế giới trong vòng 30 năm trở lại đây
Vụ nổ lớn của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai ở Tonga hôm 15/1 là vụ phun trào mạnh mẽ nhất từ năm 1100 sau Công nguyên.
Ngọn núi cách thủ đô Nuku’alofa của Tonga khoảng 65 km về phía bắc, bốc lửa dữ dội vào lúc 5:10 chiều, giờ địa phương 15/1. Hình ảnh vệ tinh cho thấy một đám mây hình nấm cuộn cao 30km và sau đó quét tới Australia hơn 3000 km về hướng tây .
The violent eruption a few hours ago of the Hunga Tonga-Hunga Haʻapai volcano captured by satellites GOES-West and Himawari-8. pic.twitter.com/PzV5v9apF6
— Wonder of Science (@wonderofscience) January 15, 2022
Theo kênh truyền thông Úc ABC, một máy đo nước biển tại Nuku’alofa đã ghi lại một sóng sóng thần cao 1,19 mét.
The Guardian cho biết, núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai cao 1,8 km và rộng 20 km, nhưng phần lớn ở dưới nước, chỉ có 100 mét đỉnh nhô ra biển. Nó đã phun ra tro liên tục và tạo ra những tiếng nổ nhỏ từ ngày 20/12.
Sóng áp suất làm nổ tung ra bầu khí quyển với tốc độ cao hơn 1000 km / h và được ghi lại xuyên qua Mỹ, Anh và Châu Âu. Kết quả là âm thanh bùng nổ đã được nghe thấy ở Fiji gần đó, ở New Zealand và thậm chí là ở Alaska, cách đó hơn 9000km.
New York Times ước tính, vụ phun trào cũng gây ra gần 400.000 tia sét phía trên núi lửa khi các mảnh tro bụi và các hạt băng trong khí quyển va vào nhau và tạo ra các điện tích.
Shane Cronin tại Đại học Auckland ở New Zealand cho biết, các cảm biến khí quyển đã phát hiện một lượng lớn khí sulfur dioxide thải ra, có thể gây ra mưa axit ở Tonga và Fiji, đồng thời ảnh hưởng đến mùa màng và nước uống. Tuy nhiên, lượng lưu huỳnh đioxit không đủ để gây ra hiện tượng nguội lạnh toàn cầu – một hiệu ứng được thấy sau vụ phun trào lớn của núi Pinatubo ở Philippines vào năm 1991, ông nói.
Ông Cronin cho biết một số vụ phun trào nhỏ đã xảy ra trong những năm gần đây, có thể là do một số áp lực ngày càng tăng đã buộc nó phải thoát ra khỏi các vết nứt nhỏ xung quanh rìa núi lửa. Ông nói rằng khi áp lực tăng thêm, nó đã dẫn đến điểm vỡ vào ngày 15/1, khiến phần trung tâm của núi lửa bị nổ tung.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy phần trên mặt nước của núi lửa hiện gần như đã bị xóa sổ hoàn toàn.
🌋
Aerial view of this week’s first eruption of Tonga’s volcano.
🇹🇴 #Tonga #TongaVolcano #Tongaeruption via IG karmagawa pic.twitter.com/WkBLVXHttq— Alexander Verbeek 🌍 (@Alex_Verbeek) January 16, 2022
Nhóm của ông Cronin tìm thấy được bằng chứng nhận về hai vụ phun trào trước đây ở Hunga Tonga-Hunga Ha’apai vào năm 1100 sau Công nguyên và 200 sau Công nguyên, cho thấy chu trình của nó có khoảng 1000 năm một lần.
Núi lửa vẫn tiếp tục phun trào ở mức thấp hơn từ 15/1. Ông Cronin nói rằng “sẽ không bình thường nếu có thêm một vài sự kiện bùng nổ nữa trong những ngày hoặc vài tuần tới. Tuy nhiên, chúng tôi phỏng đoán chúng không có khả năng mạnh như vụ nổ ban đầu’’.
Sóng thần tàn phá ở Tonga, thông tin liên lạc vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn
Vụ phun trào gây ra cảnh báo sóng thần ở nhiều quốc gia. Lệnh sơ tán đã được ban hành cho bờ biển Tonga và một số hòn đảo Nam Thái Bình Dương. Video trên mạng xã hội cho thấy sóng ập vào các ngôi nhà ven biển, gây thiệt hại về tài sản.
This family were in church. They’d just finish having choir practice and the tsunami hit 😩❤️🇹🇴 pic.twitter.com/DLLFRJ9BAc
— KNOWKNEE (@JohnnyTeisi) January 15, 2022
Vào khoảng 18h40 theo giờ địa phương hôm 16/1, đường dây internet và điện thoại của Tonga đã bị cắt. Đến ngày 17/1 mạng lưới điện thoại của Tonga đã được sửa chữa một phần.
Về mức độ thiệt hại ở Tonga hiện vẫn chưa có con số chính xác. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết trong cuộc họp báo ngày 16/1 rằng bà đã nhận được báo cáo về thiệt hại tàu thuyền và nhà cửa. Hiện không có trường hợp tử vong nào được báo cáo trong thời điểm này.
Australia và New Zealand đã cử máy bay trinh sát đến nơi xảy ra thảm họa hôm 17/1. Các nhà ngoại giao Tonga cho biết nước uống tại địa phương đã bị ô nhiễm bởi tro núi lửa.
Vụ phun trào núi lửa ở Tonga ảnh hưởng đến sự hình thành của sóng thần, khiến Nhật Bản lo lắng. Đài NHK của Nhật Bản đưa tin, Cảnh báo sóng thần của Nhật Bản được đưa ra lúc 00:15 ngày 16/1, các khu vực được thông báo ngay lập tức là quần đảo Amami và quần đảo Tokara thuộc tỉnh Kagoshima, các khu vực ven biển như Okinawa và Hokkaido cũng ban bố cảnh báo sóng thần trên diện rộng.