Cuba sở hữu vị trí địa lý quan trọng đối với nước Mỹ. Trong quá khứ, Cuba là nỗi ám ảnh của nước Mỹ. Ngày nay, việc nâng tầm mối quan hệ Nga-Cuba trong thời điểm nhạy cảm này đã làm thức dậy nỗi sợ hãi của người Mỹ. Sai lầm chiến lược của chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đặt Hoa Kỳ vào tình thế rủi ro an ninh cao nhất.
Nga đã viện trợ gần 20.000 tấn lúa mì cho Cuba, trong bối cảnh quốc đảo Caribe bắt đầu cảm nhận được các tác động tiêu cực do giá ngũ cốc toàn cầu tăng vọt. Tuy nhiên, việc vận chuyển bằng đường biển tới Cuba bị tạm ngưng trong một tháng do các lệnh trừng phạt của phương Tây gần đây. Ngoài ra, các hạn chế trong lĩnh vực ngân hàng đã làm phức tạp hóa việc thanh toán của Nga cho các công ty vận chuyển, cản trở việc bốc dỡ hàng. Và Nga đã phải “chuyển lúa mì thành bánh mì để gửi cho người dân Cuba”.
Mối quan hệ Nga-Cuba là mối quan hệ khăng khít từ lịch sử. Tuy nhiên, thời điểm nâng tầm mối quan hệ này lại là vấn đề.
Cuba – nỗi ám ảnh của Mỹ
Hoa Kỳ đã có một nỗi ám ảnh từ lâu về Cuba, bởi vì vị trí địa lý của Cuba tiềm ẩn một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với Hoa Kỳ.
Nền tảng của Hoa Kỳ là khu vực nằm giữa dãy núi APPALACHIAN và Rocky. Nửa phía đông của khu vực này, là khu vực phía đông Mississippi. Hai vùng lãnh thổ kết hợp cùng nhau tạo thành một đồng bằng rộng lớn, là trung tâm của Hoa Kỳ. Đây là một trong những nơi màu mỡ nhất trên trái đất, và nó đã tạo ra sự giàu có giúp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của Mỹ. Theo một nghĩa rất thực tế, quá trình công nghiệp hóa toàn cầu bắt đầu từ các nông trại của vùng đất trung tâm Hoa Kỳ.
Chìa khóa của điều này không phải là đất đai màu mỡ và những người nông dân chăm chỉ, vì nhiều nơi khác họ cũng hội tụ 2 điểm này. Mấu chốt của sự thịnh vượng ở khu vực này là khả năng vận chuyển lượng hàng hóa thặng dư được sản xuất tại các trang trại và phân phối chúng ra toàn cầu. Điều đó có được nhờ vào hệ thống sông đặc biệt của nó. Missouri, Ohio và nhiều con sông khác chảy vào Mississippi và sau đó đổ xuống thành phố New Orleans, nơi xa nhất trong đất liền mà tàu thuyền có thể đi và xà lan trên sông có thể đi xa về phía nam. Và chính tại đây, các sản phẩm của khu vực đã được chuyển tới các con tàu đến Anh. Nếu khu vực cửa sông Mississippi bị kiểm soát chặt chẽ thì việc vận chuyển sẽ không thể thực hiện được, vùng trung tâm sẽ bị phá hủy về kinh tế, và Hoa Kỳ sẽ không phát triển được như trước.
Năm 1814, Andrew Jackson chiến đấu với quân Anh tại New Orleans, và bảo vệ được quyền tiếp cận của người Mỹ tới Vịnh Mexico và ra thế giới. Các cảng trong và xung quanh New Orleans là những cảng lớn nhất ở Hoa Kỳ về trọng tải. Các sản phẩm nông nghiệp, dầu và hàng hoá đến và đi rất nhộn nhịp.
Nhưng đây chỉ là điểm nghẽn đầu tiên của sự thịnh vượng của Mỹ. New Orleans cách quá xa cửa Vịnh Mexico. Mà vùng vịnh này lại rất cần thiết để hàng hóa Mỹ đi vào Đại Tây Dương. Trớ trêu thay Cuba lại nằm án ngữ ngay ở cửa vịnh và có thể chặn lối ra Đại Tây Dương. Cuba nằm giữa miền nam Florida và bán đảo Yucatan, và việc chia cắt này tạo ra 2 tuyến đường thủy là lối ra duy nhất của Vịnh Mexico, và nếu chúng bị đóng lại, thì chẳng khác nào vùng New Orleans nằm trong tay nước ngoài.
Do đó, muốn làm tê liệt Hoa Kỳ, thì có 2 cách: 1 là phong tỏa, kiểm soát chặt chẽ cửa sông Mississippi. 2 đó là Cuba.
Nếu áp dụng theo cách thứ 1 thì đây là một hành trình dài và đầy bất trắc như người Anh đã từng mắc phải. Cho nên những nơi dễ gây bất ổn nhất cho tuyến đường này nằm tại hai eo biển ở Vịnh Mexico. Đây là điều đã khiến Cuba trở nên quan trọng đối với Hoa Kỳ trong lịch sử.
Sự lo sợ của Mỹ đối với Cuba không phải là vì quốc gia này đủ mạnh mẽ để có thể đe dọa tới 2 eo biển, mà là đối thủ của Hoa Kỳ có thể sử dụng Cuba như một bàn đạp để bóp nghẹt nước Mỹ. Chỉ cần một thế lực nước ngoài có đủ năng lực, thì họ có thể dễ dàng áp đặt lệnh phong tỏa eo biển bằng cách bố trí các hạm đội đóng tại Cuba ở phía bắc và nam.
Điều thú vị ở đây là Nga, đối thủ có năng lực quân sự chỉ sau Hoa Kỳ lại có một mối quan hệ rất thân thiết với Cuba. Giờ thì chúng ta đã hiểu, không phải tự nhiên mà Nga đe dọa triển khai quân sự đến Cuba và Venezuela. Nó thực tế là 1 lời thông báo, nếu Hoa Kỳ tiếp tục leo thang cuộc chiến chống Nga, không biết chừng, đây lại là nước cờ mà Nga sẽ sử dụng. Do đó có thể nói, Cuba không quan trọng nhưng bất kỳ cường quốc nước ngoài nào liên minh với họ hoặc thâu tóm họ thì chính là mối đe dọa kinh hoàng đối với Hoa Kỳ.
Về vấn đề này, lịch sử đã có tham chiếu. Vào thế kỷ 19, Cuba bị nắm giữ bởi một Tây Ban Nha yếu ớt, mặc dù Tây Ban Nha không có ý định tấn công Hoa Kỳ. Nhưng nỗi sợ hãi của người Mỹ là người Anh sẽ chiếm Cuba từ tay Tây Ban Nha. Nỗi sợ hãi đã được giải quyết bằng cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, bắt đầu ở Havana với vụ đánh chìm tàu USS Maine, và kết thúc bằng việc Mỹ kiểm soát hiệu quả Cuba khỏi Tây Ban Nha. Teddy Roosevelt, người từng mơ về một Hải quân Hoa Kỳ toàn cầu, đã nhìn thấy tầm quan trọng của Cuba. Hoa Kỳ hiện nắm giữ Guantanamo, một căn cứ được thiết kế để canh giữ hai eo biển này.
Mỹ cảm thấy thoải mái với nền độc lập của Cuba miễn là nước này không cho phép bất kỳ hải quân nước ngoài nào sử dụng các cảng của mình và miễn là Guantanamo nằm trong tay Mỹ.
Đây là lý do tại sao Liên Xô rất quan tâm đến Cuba và tại sao Hoa Kỳ lại bị ám ảnh như vậy. Chắc chắn, đó là vấn đề về tên lửa hạt nhân, nhưng không chỉ có vậy. Cuba cách Hoa Kỳ 90 dặm. 90 dặm đó lại là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ. Sự hiện diện của các tàu ngầm Liên Xô ở Cuba đã đe dọa cả hai eo biển.
Có những người hỏi tại sao Hoa Kỳ lại sợ hãi một đất nước nhỏ bé như vậy? Thực tế thì nỗi sợ của Hoa Kỳ không phải là Cuba. Chính phủ Hoa Kỳ không quan tâm đến chính phủ Cuba mà Hoa Kỳ lo ngại về việc Liên Xô sử dụng Cuba là điểm tựa của mình.
Đây cũng là lý do giải thích cho câu hỏi, tại sao Andrew Jackson và John F. Kennedy lại mất ngủ vì Cuba. Tầm quan trọng của Cuba nằm ở vị trí địa lý của nó.
Mối quan hệ Nga-Cuba làm sống lại nỗi sợ hãi của nước Mỹ
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tấn công Ukraine, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án Nga với 141 quốc gia ủng hộ. Chỉ có 4 quốc gia phản đối nghị quyết là Syria, Cuba, Nicaragua và Venezuela.
Và khi Cuba bắt đầu chịu các tác động tiêu cực do giá ngũ cốc toàn cầu tăng vọt, Nga đã viện trợ gần 20.000 tấn lúa mì cho nước này.
Tất cả những điều này nói lên rằng, Nga-Cuba đang củng cố để thắt chặt mối quan hệ chiến lược trong thời điểm nhạy cảm.
Đáng nói hơn là Mỹ đang tụt lại phía sau so với Nga về vũ khí siêu thanh. Đặc biệt trong cuộc chiến ở Ukraine, khiến Mỹ phải gấp rút tăng tốc trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu thanh, loại vũ khí có tốc độ bay tương đương tên lửa đạn đạo nhưng rất khó bị bắn hạ nhờ tính cơ động cao.
Vũ khí siêu thanh được định nghĩa là loại vũ khí có khả năng đạt tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, tức trên 6.100km/h. Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có tốc độ cao hơn thế nhưng di chuyển theo hướng dự đoán được nên vẫn có thể bị đánh chặn. Trong khi đó, loại vũ khí mới có tính linh động cao hơn.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, bao gồm cả hệ thống Aegis của Hải quân Mỹ, sẽ gặp khó khăn trong việc đánh chặn các vũ khí siêu thanh vì khả năng cơ động, khó dự đoán đường bay và tốc độ cao của loại vũ khí này cũng khiến đối phương có rất ít thời gian để phản ứng.
Các đối thủ của Mỹ vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển loại vũ khí này. Riêng đối với Nga, họ cũng đã phóng một loạt tên lửa hành trình siêu thanh Zircon vào cuối tháng 12/2021, cho thấy việc thử nghiệm vũ khí này sắp hoàn thành.
Hiện Hải quân Mỹ đang gấp rút triển khai vũ khí siêu thanh trên các tàu chiến, sớm nhất là vào cuối năm 2023. Tức là Mỹ đang chậm nhịp so với Nga và Trung Quốc. Điều sẽ càng khiến hoa kỳ cảm thấy áp lực hơn là nếu Nga triển khai tên lửa siêu thanh ở Cuba để tấn công Mỹ trước khi Mỹ kịp trang bị xong loại vũ khí này.
Về vấn đề này, vào tháng trước tờ Fortune đã đưa tin rằng, Mỹ đang “chật vật để bắt kịp” Nga vì họ đã không chú trọng đầu tư vào công nghệ mới cũng như nhân lực.
Hạ nghị sĩ Mỹ Jim Cooper, một đảng viên Đảng Dân chủ Tennessee, người chủ trì cho biết: “Nếu chúng ta muốn đuổi kịp, chúng ta sẽ cần phải hỗ trợ nỗ lực này bằng nhiều tiền bạc, thời gian và tài năng hơn hiện tại”.
Chưa dừng lại ở đó, Reuters ngày 23-4 đưa tin, Nga thông báo nước này có kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat vào mùa thu năm nay. Loại tên lửa mới được thử nghiệm thành công này có khả năng thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào Mỹ.
Theo báo cáo của Reuters, Ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos cho biết, tên lửa Sarmat sẽ được triển khai cùng một đơn vị ở khu vực Krasnoyarsk thuộc vùng Siberia, cách thủ đô Matxcơva khoảng 3.000 km về phía đông.
Tên lửa Sarmat có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân, đồng thời tấn công các mục tiêu cách xa hàng ngàn cây số ở Mỹ hoặc Châu Âu.
Reuters trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga rằng, Sarmat là tên lửa mạnh nhất với tầm bắn xa nhất thế giới. Hãng tin này cho rằng, vụ thử nghiệm thành công Sarmat này đánh dấu sự biểu dương sức mạnh của Nga; đặc biệt là vào thời điểm chiến sự ở Ukraine khiến căng thẳng giữa Nga với Mỹ và các đồng minh tăng vọt lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Như vậy có thể thấy, Nga đang mang cơn ác mộng tới cho Mỹ. Putin đã khơi gợi nỗi sợ hãi của Hoa Kỳ. Nga đang sửa lại những thiếu sót của Liên Xô thời đó. Khi Liên Xô phát hiện ra Cuba là một điểm sơ hở tuyệt vời khiến nước này có thể bóp nghẹt Mỹ. Tuy nhiên thời điểm đó Lực lượng không quân Liên Xô thiếu máy bay bắn phá chiến lược tầm xa.
Trong Thế chiến thứ hai, họ chỉ tập trung vào các máy bay yểm trợ tầm gần để hỗ trợ các hoạt động trên bộ. Trong khi đó Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản lại có nhiều kinh nghiệm về ném bom tầm xa. Do đó, trong những năm 1950, các máy bay của Hoa Kỳ đặt căn cứ ở châu Âu. Sau đó, với B-52 ở lục địa Hoa Kỳ, đã có thể tấn công Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân. Liên Xô, thiếu phi đội máy bay ném bom tầm xa, không thể trả đũa Hoa Kỳ. Cán cân quyền lực khi đó hoàn toàn nghiêng về Hoa Kỳ. Đó là lý do mà Liên Xô không thể làm gì được Hoa Kỳ mặc dù đã đặt hệ thống tên lửa ở Cuba năm 1962.
Tuy nhiên, câu chuyện bây giờ đã khác, Nga đang dẫn trước Hoa Kỳ ở vài điểm kể trên. Điều này lý giải cho việc tại sao Nga có thể tuyên bố thách thức Mỹ đến vậy.
Nhưng Nga không phải là mối đe doạ duy nhất đối với Hoa Kỳ. Mà Trung Quốc cũng có quan hệ tốt đối với Cuba, nếu Trung Quốc triển khai hệ thống vũ khí của mình ở Cuba, thì nước này cũng có thể lợi dụng những sơ hở địa lý để tấn công Hoa Kỳ.
Nhưng giữa Nga và Trung Quốc là 2 chủ đề khác nhau. Nga chỉ cần được tôn trọng và đảm bảo không đe dọa tới an ninh của Nga. Nhưng Trung Quốc thì khác, nước này có tham vọng lật đổ vị thế của Hoa Kỳ, và nuôi mộng bá chủ toàn cầu. Từ góc độ này cho thấy, Trung Quốc nguy hiểm hơn Nga rất nhiều lần. Tuy nhiên, chính quyền Đảng Dân chủ đã đẩy Hoa Kỳ vào tình thế nguy hiểm và đe doạ an ninh, khi mà đặt Nga và Trung Quốc về 1 phe cùng chống lại mình. Đây là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng. Nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tiếp tục áp dụng chiến lược thời chiến tranh lạnh, tập trung mũi nhọn tiêu diệt bằng được Nga, thì đây chính là khoảng trống mà khi quay lại, Trung Quốc sẽ kề vũ khí của mình ở cổ họng của người Mỹ, đó chính là Cuba.