Lào đối mặt nguy cơ nợ công với Trung Quốc tăng cao. Campuchia cũng chung số phận. Trung Quốc còn tài trợ cho các quốc gia này triển khai dự án ảnh hưởng tiêu cực đến láng giềng. Trung Quốc đang giăng bẫy nợ chia rẽ Việt Nam – Lào – Campuchia với âm mưu “chia để trị”.
- Thân Trung Quốc, Philippines trả giá vì ‘không chọn bạn mà chơi’: Bài học cho Việt Nam
- Chính quyền Trump phơi bày ‘ngoại giao bẫy nợ’ của Trung Quốc
- ‘Mắc bẫy nợ’ Trung Quốc, Papua New Guinea lao đao trước nguy cơ mất nước
Theo SCMP ngày 20/2, Lào có nguy cơ rơi vào “bẫy nợ” Trung Quốc; với khoản nợ chiếm khoảng 45% GDP vào năm 2019. Campuchia cùng chung số phận; khi nước này nợ Trung Quốc khoảng 40% so với tổng nợ nước ngoài.
Trung Quốc ngày càng tăng tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng tại khu vực Đông Nam Á. Điều này giúp Bắc Kinh tìm kiếm đòn bẩy đối với các quốc gia nghèo hơn; khiến những nước này mắc nợ nhiều hơn, rồi từ từ bị Trung Quốc kiểm soát.
Trung Quốc nhiều lần bị cáo buộc sử dụng nguồn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng; ở các nơi trên thế giới như một hình thức ngoại giao “bẫy nợ”. Các chuyên gia cảnh báo điều này có thể mang đến hậu quả cho Bắc Kinh.
Tóm tắt nội dung
Lào xây nhiều đập ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng hạ lưu tại Việt Nam, Campuchia
Trung Quốc rót hơn 12 tỷ USD vào Lào, thông qua 785 dự án; từ các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp đến dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Bắc Kinh trở thành nhà đầu tư và cho vay lớn nhất của Viêng Chăn. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Lào; với thương mại song phương trị giá 3,5 tỷ USD trong năm 2019.
Trung Quốc cũng đang tài trợ cho Lào xây dựng các con đập trên sông Mekong và các phụ lưu; với mục tiêu giúp nước này trở thành “cục pin của Đông Nam Á”; để xuất khẩu điện sang các nước láng giềng.
Phó giáo sư tại IHE Delft ở Hà Lan, Susanne Schmeier cho rằng: điều này đã dẫn đến những lo ngại lớn của các nước ở hạ lưu sông như Campuchia và Việt Nam. Các con đập có thể gây lũ lụt, hạn hán và cản trở các tuyến đường di cư của cá, từ đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Ông Barney cho biết, Lào đã thực hiện quá nhiều dự án đập mà không xem xét đầy đủ về khả năng tạo ra doanh thu kịp thời; “hay thực sự có hiệu quả về điện và năng lực hạ tầng để truyền tải điện cho khách hàng hay không”.
“Các nhà đầu tư Trung Quốc và các ngân hàng chính sách của Trung Quốc cũng chịu trách nhiệm không nhỏ về tình trạng này,” ông Barney nói.
Các dự án xây đập của Lào vẫn tiếp tục bất chấp sự cố vỡ đập phụ của Dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy; ở tỉnh Champasak vào tháng 7/2018. Sự cố đã khiến 49 người chết, 22 người mất tích và hàng nghìn người phải di dời.
Trung Quốc giăng bẫy nợ, tăng sự thâm nhập vào Đông Nam Á
Ông Ho nhận định, Lào có rất ít cơ hội để tìm kiếm nước khác thay thế Trung Quốc. Bởi vì không một cường quốc nào khác; kể cả Nhật Bản sẵn sàng chấp nhận những thách thức của dự án.
Giảng viên cao cấp của Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU); Keith Barney cho biết: Lào cần một chiến lược chủ động và thiết thực để thúc đẩy đầu tư vào đường sắt bằng cách tăng doanh thu; chẳng hạn như xây dựng, vận hành các kho hàng và cơ sở lưu trữ; tổ chức vận tải và chuỗi cung ứng, giải quyết các vấn đề về nhập cư và thị thực.
“Điều nguy hiểm là Chính phủ Lào chỉ mời các nhà đầu tư Trung Quốc; thành lập một chuỗi các đặc khu dọc theo tuyến đường sắt; những địa điểm này sẽ trở thành các khu mới của Trung Quốc ở Lào”.
Ông Barney nói.
Trưởng nhóm nghiên cứu các vấn đề kinh tế tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore Stuart-Fox cho hay; tuyến đường sắt này sẽ làm tăng sự thâm nhập của Trung Quốc vào Đông Nam Á. Nó có khả năng “gia tăng dòng người di cư đáng kể của Trung Quốc sang Lào tìm kiếm cơ hội kinh doanh và lấy vợ”.
Tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào bị chỉ trích quá đắt
Dự án đường sắt Trung Quốc – Lào dài 414 km; được Bắc Kinh đầu tư lớn nhất, trị giá 6 tỷ USD. Nó bắt đầu từ Boten (biên giới Trung Quốc-Lào) cho đến Viêng Chăn. Đây là một phần của mạng lưới các tuyến đường; nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với Myanmar Thái Lan, Malaysia và Singapore. Dự án này được ví như một cuộc “hôn nhân” giữa Trung Quốc và Lào.
Giáo sư về các vấn đề quốc tế của Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Selina Ho cho biết, Viêng Chăn đã quyết định triển khai tuyến đường sắt này bất chấp những lời chỉ trích giá vé quá đắt đối với người dân Lào và thị trường.
“Các nghiên cứu khả thi do Trung Quốc thực hiện với lý do Lào không có đủ năng lực để thực hiện; chúng đã bị chỉ trích vì chứa giả định không thực tế và quá lạc quan vào các dự báo về hành khách và hàng hóa”.
Ông Ho Selina nói.
Trung Quốc giăng bẫy nợ, Lào “chìm đắm”
Các nhà phân tích cảnh báo, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào tuyến đường sắt và dự án của Lào; có thể trở thành một cái bẫy nợ đối với quốc gia nghèo nhất Đông Nam Á này.
Trung Quốc đầu tư vào Lào ước tính hơn 10 tỷ USD. Theo một nghiên cứu của Viện Lowy có trụ sở tại Úc; con số này chiếm khoảng 45% GDP của Lào vào năm 2019.
Các tổ chức xếp hạng tín dụng cho biết, Lào đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng gia tăng nợ công và có nguy cơ vỡ nợ. Khi đại dịch Covid bùng phát; vấn đề nợ đã trở nên trầm trọng hơn với các khoản vay ngày càng chồng chất của ngành điện. Dự trữ ngoại hối của quốc gia này đã giảm xuống dưới 1 tỷ USD; thấp hơn các khoản nợ phải trả hàng năm.
Tháng 9/2020, theo tờ Financial Times, Lào đã yêu cầu Trung Quốc tái cơ cấu các khoản nợ. Điều đó cho thấy Lào không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho phép Trung Quốc tiếp cận nhiều hơn; về năng lượng và tài nguyên thiên nhiên của mình và thậm chí có thể nhượng bộ chính trị.
Ông Schmeier nói: “Một trong những nhượng bộ như vậy có thể là Lào giành được vị trí thân thiện hơn với Trung Quốc trong ASEAN; thậm chí nước này có thể ủng hộ các tuyên bố của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông”.
Số phận của Campuchia sẽ ra sao?
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Campuchia với Trung Quốc dẫn đến những chỉ trích; vì quốc gia này quá phụ thuộc, thậm chí là khách hàng của Bắc Kinh.
Hiện nay, Trung Quốc giăng bẫy nợ đối với Campuchia; cung cấp khoảng 40% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Campuchia. Ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này đã phát triển thông qua dòng vốn đầu tư, công nhân và khách du lịch.
Nước này đã phải đối mặt với sự giám sát kỹ lưỡng của Bắc Kinh. Họ bị cáo buộc là “nịnh bợ” hay “kết thân” với Trung Quốc.
Với vai trò chủ nợ, Trung Quốc sẽ dễ dàng thực hiện âm mưu “chia để trị”. Hậu quả nghiêm trọng của nó sẽ dẫn đến Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia) hay rộng hơn là một ASEAN suy yếu; khi đó Trung Quốc tiến gần hơn đến việc độc chiếm Biển Đông và thực giấc mơ bá quyền của mình.