Honeywell đã bị phạt 13 triệu USD vì gây tổn hại đến an ninh quốc gia; do “tiết lộ” thông tin kỹ thuật của máy bay chiến đấu Mỹ và các máy bay quân sự khác cho Trung Quốc và các nước khác, theo SCMP ngày 3/5.
- Tên lửa Trung Quốc ‘mất kiểm soát’ chuẩn bị rơi xuống trái đất
- Báo Nhật chỉ ra ‘điểm yếu khó vượt qua’ của quân đội Trung Quốc
- Giữa tâm bão Covid-19 ở Ấn Độ, dân mạng dậy sóng vì sự ‘tàn nhẫn’ của Trung Quốc
Ngày 3/5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đã thống nhất với Honeywell về 34 cáo buộc liên quan đến 71 bản vẽ mà họ chia sẻ cho Trung Quốc, Đài loan, Ireland và Canada từ năm 2011 đến năm 2015.
Các tài liệu bị “rò rỉ” bao gồm thông số kỹ thuật của các bộ phận của máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35; máy bay chiến đấu F-22; máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer; cũng như động cơ tuabin khí và các thiết bị điện tử quân sự khác.
“Chính phủ Mỹ đã xem xét các bản sao của 71 bản vẽ; sau đó xác định rằng việc xuất khẩu và chuyển nhượng lại cho Trung Quốc các bản vẽ một số bộ phận, thành phần cho bệ động cơ của máy bay chiến đấu F-22; máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35; máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B Lancer. Nó đã gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Mỹ ”, tài liệu buộc tội cho biết.
Bộ ngoại giao Mỹ không cấm cửa Honeywell
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, họ sẽ không cấm cửa Honeywell vì công ty này đã tự nguyện khai báo các vi phạm theo cáo buộc. Tuy nhiên, công ty này phải chịu khoản tiền phạt 13 triệu USD.
Honeywell cho biết, trong “các cuộc thảo luận kinh doanh bình thường”, họ đã “vô tình chia sẻ” công nghệ; nhưng “không có chuyên môn kỹ thuật hoặc sản xuất chi tiết nào được bị tiết lộ”.
Bộ Ngoại giao cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện một số hành động ngay sau khi Honeywell tự nguyện báo cáo vụ việc nhằm đảm bảo không có sự cố lặp lại. Những hành động này bao gồm tăng cường an ninh xuất khẩu; đào tạo về tuân thủ quy định; chú trọng vào vấn đề nhân sự”.
Năm 2019, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Honeywell là mục tiêu trừng phạt của Trung Quốc vì công ty này bán vũ khí cho Đài Loan.
Honeywell đã và đang mở rộng hoạt động của mình tại Trung Quốc. Năm 2003, công ty chuyển trụ sở tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ Singapore đến Thượng Hải.
Tháng 2, Honeywell đã ký một hợp đồng với công ty Sepco Electric Power Construction Corp của Trung Quốc. Thỏa thuận này cung cấp hệ thống viễn thông và an ninh cho Tổ hợp Quốc tế King Salman – một nhà máy đóng tàu ở Ả Rập Xê-út.