Dịch bệnh, TP. Hà Nội giãn cách dẫn đến việc tiêu thụ hoa gặp khó khăn, những ngày gần đây nông dân tại làng Tây Tựu đành ngậm ngùi cắt bỏ hàng trăm hecta trồng hoa cúc, hoa hồng…đang mùa nở rộ.
- An Giang: Khởi tố 2 bị can “gửi ” hàng lậu tại nhà thượng tá biên phòng
- Đắk Lắk: Nhiều trẻ em mắc Covid-19 sau khi dự tiệc sinh nhật
- Hơn 60 nhà dân hư hỏng, 2 người bị thương sau vụ tiêu hủy 700kg vật nổ ở Lai Châu
Vốn nổi tiếng là nơi trồng hoa lớn nhất miền Bắc cũng là địa bàn cung ứng hoa tươi cho một số tỉnh thành lân cận nhưng thời gian này làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) rơi vào tình cảnh ảm đạm, nông dân trong làng điêu đứng vì lỗ vốn khi không tìm được đầu ra cho hoa.
Theo báo Doanh Nghiệp và Tiếp Thị, anh Thành – một người dân trồng hoa trong làng chia sẻ, thời điểm này, ảnh hưởng của dịch thị trường tiêu thụ hoa bị chặn đứng, thương lái không đến mua, giá hoa rớt thê thảm nên anh và nhiều người dân Tây Tựu đành cắt bỏ. “Một sào hồng bỏ vốn mất vài chục triệu, nhưng thời điểm này không thể bán được. Chúng tôi đành phải để hoa nở ngoài ruộng, lúc rảnh rỗi thì sẽ ra cắt bỏ cho lứa mới ra”, anh Thành cho hay.
Hướng mắt về vườn hoa của mình anh Thành cũng cho biết thêm, mỗi sào hoa hồng cắt bỏ anh sẽ lỗ vốn hơn chục triệu “Tất cả người làm nghề trồng hoa điêu đứng chứ không riêng một nhà nào. Chúng tôi đều thua lỗ rất nhiều, ngay cả công sức chứ chưa tính đến chi phí phân bón, thuốc sâu, nhân công, điện thắp sáng,…”.
Cùng phản ánh về thực trạng này, báo Dân Trí dẫn lời chị Hà Yên, một người trồng hoa lâu năm buồn bã cho biết: “Ruộng hoa nhà chị đến kỳ thu hoạch nhưng không có người đến mua, ruộng hoa cúc hôm qua mới nhổ bỏ, hôm nay lại đến ruộng hoa hồng. Để lấy đất gieo trồng cho vụ mùa mới cũng tiếc lắm nhưng không còn cách nào”.
Còn theo lời chị Hà, trước đây nếu khó tiêu thụ, người trồng hoa sẽ thu hoạch hoa rồi cho vào kho lạnh để bảo quản. Nhưng năm nay do dịch bệnh còn kéo dài nên người dân không thể tính toán và cũng không đủ kinh phí để duy trì kho lạnh.
Hiện các chợ hoa lớn ở Hà Nội đều đóng cửa khiến hoa cúc, hoa hồng của nông dân không có nơi bán. Thời gian người dân mua hoa nhiều nhất từ mùng 10 đến 14 âm lịch. Nhưng vẫn đang trong thời gian giãn cách xã hội vì vậy người nông dân đành phải cắt bỏ để chờ lứa hoa sau.
Đang chuẩn bị đồ đạc để chuyển canh tác sang trồng rau, bà Nguyễn Thị Dậu, cho biết, gia đình bà vừa phá nguyên vườn cúc đang nở rộ và chấp nhận mất trắng trong vụ này.
“Trong nhiều ngày suy nghĩ, tôi đã quyết định chuyển sang trồng rau vì hiện tại rau có thể mang ra chợ bán để kiếm thêm đồng ra đồng vào”, bà Dậu nói trong ngậm ngùi.
Trước đó như báo Zing cũng có thông tin về trường hợp giá hoa chạm đáy nên gần 10 ngày nay, nhiều hộ trồng hoa ở TP. Đà Lạt phải tự tay nhổ bỏ hoa trong vườn, chất đống chờ khô rồi đốt vì không ai thu mua.
Mời quý độc giả xem video: Nguồn báo Dân Việt