Số ca nhiễm HIV/AIDS ở Bắc Kinh tăng cao trong bối cảnh virus Vũ Hán đột biến liên tục. Dù giới chức Trung Quốc cho rằng tình trạng hiện vẫn ổn định, nhưng dựa trên số liệu, giới chuyên môn đã phản bác lập luận này.
- 10 quỹ hàng đầu châu Á bị ảnh hưởng nặng nề vì khủng hoảng bất động sản Trung Quốc
- Hiệp định thương mại RCEP là con ngựa thành Troy của Trung Quốc
Tờ Tân hoa xã đưa tin, Ủy ban Y tế thành phố Bắc Kinh ngày 29/11 thông báo trong giai đoạn từ tháng 1-10/2021, đã có thêm 1654 người nhiễm HIV ở Bắc Kinh, tăng 17,47% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện trên địa bàn thành phố có 24.435 người nhiễm.
Trong số 1654 trường hợp mắc mới, 98% lây truyền qua đường tình dục, trong đó 68,18% lây từ nam sang nam, 24,91% lây qua đường tình dục khác giới, 3,64% qua tiêm chích ma túy và 3,27% qua các đường lây truyền khác.
Tình hình lây nhiễm HIV tại Bắc Kinh gia tăng gây lo ngại
Theo báo cáo, kể từ trường hợp AIDS đầu tiên ở Bắc Kinh được ghi nhận vào năm 1985, tính đến ngày 31/10/2021, tổng số người nhiễm HIV được báo cáo là 37.070 trường hợp, trong đó số bệnh nhân có hộ khẩu tại Bắc Kinh có hơn 8.100 trường hợp.
Mặc dù các quan chức nhấn mạnh số ca mắc mới hàng năm giảm dần kể từ năm 2016, đặc biệt là số ca mắc mới năm 2021 đã giảm 25,96% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ mắc AIDS ở Trung Quốc có xu hướng tăng so với các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm khác, theo Vision Times.
Cụ thể: Năm 2020, số trường hợp AIDS ở Trung Quốc chiếm 0,96% trên tổng số trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm, tăng 0,27% so với năm 2019. Trong nửa đầu năm 2021, số trường hợp mắc AIDS đã tăng lên, chiếm 0,84% trên tổng số các ca mắc bệnh truyền nhiễm.
Với việc gia tăng số ca nhiễm AIDS liên tục ở Trung Quốc, số ca tử vong cũng tăng lên. Năm 2019, số ca tử vong do AIDS ở Trung Quốc đạt 21.000 ca, tăng hơn 2000 ca so với năm 2018. Năm 2020, số người chết vì AIDS ở Trung Quốc là 18.800 người. Chỉ trong nửa đầu năm 2021, số người chết vì AIDS ở Trung Quốc là 8.300 người.
Nguyên nhân khiến số lượng bệnh nhân AIDS tăng cao
Các quan chức nói rằng không có vắc xin hiệu quả để ngăn ngừa bệnh AIDS, vì vậy điều quan trọng nhất là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: vệ sinh cá nhân, tránh các hành vi tình dục có nguy cơ cao; sử dụng bao cao su để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và AIDS; cấm sử dụng ma túy và không dùng chung bơm kim tiêm với người khác; tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và tinh dịch của bệnh nhân AIDS, tiếp xúc với sữa, v.v.
Tuy nhiên, bác sĩ sản phụ khoa Cao Diệu Khiết (Gao Yaojie) cho rằng “việc lây truyền qua đường tình dục bị coi là phương thức chính là không đúng. Nó lây lan qua đường truyền máu và lây truyền từ mẹ sang con”.
Bác sĩ Cao đề cập đến phân tích thống kê của Giáo sư Quế Hi Ân (Gui Xi’en) thuộc Đại học Vũ Hán, chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh AIDS ở những người bán máu tại Trung Quốc hiện nay cao tới 60%, trong khi tỷ lệ lây nhiễm là dưới 10% nếu một vợ hoặc chồng đã sống chung với AIDS. Không giống như nước ngoài, bệnh AIDS thuộc phân loại C tại Trung Quốc và có khả năng lây nhiễm thấp. Nếu bạn nói với chính phủ về vấn đề này, họ sẽ không muốn nghe.”