Gần đây xuất hiện một chủ đề nóng hổi, bàn tán về một bác sĩ tim mạch người Anh là tiến sĩ Aseem Malhotra, người từng ủng hộ vắc-xin COVID-19 nhưng bây giờ lại kêu gọi ngừng phân phối toàn cầu các loại vắc-xin mà ông từng quảng cáo.

Đây là lần đầu tiên có một bác sĩ từng quảng cáo rầm rộ về vắc-xin công khai yêu cầu ngừng tiêm vắc xin mRNA trên toàn cầu.

Vào tháng 2 năm 2021, Malhotra được yêu cầu xuất hiện trên chương trình Chào Buổi Sáng nước Anh (Good Morning Britain), sau khi nữ đạo diễn nổi tiếng Gurinder Chadha từng do dự tiêm vắc xin lên sóng nói rằng cô đã bị Malhotra thuyết phục tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, hơn một năm sau, vào tháng 8 năm 2022, Malhotra xuất hiện trên GB News, tiết lộ rằng ông đã gửi một bức thư ngỏ cho Thủ tướng Boris Johnson lúc bấy giờ và Tổng thống Joe Biden kêu gọi công bố ngay lập tức dữ liệu thô từ bản gốc thử nghiệm vắc xin COVID-19 của Pfizer.

Một tháng sau, trong một bài báo mà ông đăng trên Tạp chí Kháng Insulin vào ngày 26 tháng 9 năm 2022, Malhotra đã thảo luận về các vấn đề hiện tại với việc tiêm chủng COVID-19 và yêu cầu ngừng ngay lập tức các loại vắc xin này. Ông cũng thảo luận về những khuyết điểm trong cộng đồng y tế và dược phẩm tồn tại hàng nhiều thập kỷ đã dẫn đến thảm họa tiêm chủng COVID-19 trên toàn cầu như thế nào.

Điều gì đã khiến ông thay đổi quyết định?

Chính bi kịch cá nhân đã thay đổi ông thành một bác sĩ kêu gọi ngừng sử dụng chính loại vắc-xin mà ông từng quảng bá trên toàn cầu.

Bi kịch cá nhân

Là một chuyên gia tim mạch hàng đầu trong nhiều năm, Malhotra đã được dạy về lợi ích của vắc-xin, tin tưởng và ủng hộ chúng.

Trong bài báo đầu tiên của mình, Malhotra đã viết rằng tiêm chủng là một biện pháp can thiệp an toàn nhất trên thế giới so với hầu hết các loại thuốc, vì chúng được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tật ở người khỏe mạnh chứ không phải để điều trị bệnh tật.

Với niềm tin này, mùa hè 2020, Malhotra đã đón nhận tích cực tin tức về một số công ty dược phẩm, bao gồm cả Pfizer và Moderna, thông báo rằng họ đã phát triển một loại vắc-xin với “hiệu quả hơn 95%” trong việc ngăn ngừa lây nhiễm từ chủng SARS-CoV-2.

Malhotra, với tư cách là người đề xuất vắc-xin, đã tình nguyện làm việc tại một trung tâm vắc-xin và là một trong những người đầu tiên được tiêm hai liều vắc-xin Pfizer’s chứa mã di truyền mRNA

Ông cũng khuyến cáo bệnh nhân của mình và những người xung quanh nên dùng nó.

Bác sĩ Aseem Malhotra kêu gọi ngừng tiêm vắc xin Covid-19 trên toàn cầu vì lo ngại viêm cơ tim (ảnh: Epoch Health).
Bác sĩ Aseem Malhotra kêu gọi ngừng tiêm vắc xin Covid-19 trên toàn cầu vì lo ngại viêm cơ tim (ảnh: Epoch Health).

Người cha quá cố của ông, Tiến sĩ Kailand Chand, một bác sĩ đa khoa, cựu phó chủ tịch Hiệp hội Y khoa Anh (BMA) và phó chủ tịch danh dự, cũng đã tiêm hai liều thuốc Pfizer mRNA. Tiến sĩ Chand đã nhận được Huân chương danh dự của Đế quốc Anh (OBE) từ cố Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh vào năm 2009.

Tuy nhiên, 6 tháng sau, vào ngày 26 tháng 7 năm 2021, Chand bị ngừng tim tại nhà sau khi bị đau ngực.

Một cuộc điều tra sau đó cho rằng một phần nguyên nhân tử vong là do xe cấp cứu đến chậm. Mặc dù sự ra đi của ba khiến bác sĩ Malhora đau buồn, nhưng điều khiến ông kinh ngạc là kết quả khám nghiệm tử thi của ba mình.

Khám nghiệm tử thi cho thấy hai trong số ba động mạch vành chính của cha ông bị tắc nghẽn nghiêm trọng, với 90% tắc nghẽn ở động mạch trước bên trái và tắc nghẽn 75% ở động mạch vành phải.

Theo Malhotra, phát hiện này khiến mọi người bị sốc vì ông Chand là “một người đàn ông 73 tuổi cực kỳ khỏe mạnh và năng động”.

Malhotra đặc biệt khó chấp nhận những kết quả này vì ông biết tiền sử bệnh tật và thói quen lối sống của ông Chand.

Malhotra viết: “Cha tôi, người đã từng là một vận động viên thể thao tài giỏi trong suốt cuộc đời mình, là một người hào hoa hơn phần lớn những người đàn ông cùng tuổi với ông ấy.”

“Kể từ lần chụp cắt lớp tim trước đó vài năm, không phát hiện ra vấn đề gì đáng kể với lưu lượng máu hoàn hảo trong các động mạch của ông và thành mạch máu bình thường, ông đã bỏ đường, giảm mỡ bụng, giảm liều thuốc huyết áp. Malhotra viết.

Ngay cả trong thời gian xã hội hạn chế đi lại, ông Chand vẫn đi bộ trung bình từ 10.000 đến 15.000 bước mỗi ngày.

Malhotra không thể giải thích được kết quả khám nghiệm tử thi bất thường này, ba của ông không hề bị nhồi máu cơ tim, mà nguyên nhân chính là tắc nghẽn mạch máu, điều này thật bất ngờ với thói quen sống của Chand.

Là một bác sĩ tim mạch hàng đầu, Malhotra đã điều trị thành công nhiều bệnh nhân. Ông thậm chí còn là đồng tác giả của một nghiên cứu có tác động mạnh mẽ khuyên thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Với kinh nghiệm và hiểu biết của mình, ông tin rằng sức khỏe của cha và các báo cáo sức khỏe trước đó không khớp với kết quả khám nghiệm tử thi.

Cuối cùng, vào tháng 11, Malhotra đọc được một bài nghiên cứu trên trang Circulation, một tạp chí có uy tín về các bệnh tim mạch và mạch vành.

Bài nghiên cứu đã đánh giá hơn 500 bệnh nhân trung niên thông qua việc theo dõi thường xuyên và dự đoán nguy cơ bị đau tim của họ bằng cách xét nghiệm chỉ số viêm trong máu CRP.

Trước khi tiêm vắc xin, những người này có tỷ lệ 11% nguy cơ bị biến cố mạch vành trong 5 năm tới, con số này tăng lên 25% sau tiêm chủng từ 2 đến 10 tuần – một sự gia tăng đáng kể.

Nghiên cứu đã nhận được một số chỉ trích vì không có nhóm đối chứng; cụ thể là những bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin để đối chiếu. Nhưng ngay cả khi chỉ dựa trên một nhóm người, điều đó cũng chứng minh được vắc-xin có thể đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh mạch vành, Malhotra kết luận.

Phát hiện đã gieo vào tâm trí Malhotra sự nghi ngờ. Ông đặt câu hỏi liệu cái chết của cha ông có thể liên quan đến việc tiêm vắc xin COVID-19 hay không và bắt đầu đánh giá dữ liệu một cách nghiêm túc.

Dữ liệu về bệnh tim mạch đáng báo động

Malhotra kể một trong những đồng nghiệp của ông đã tiết lộ rằng mình sẽ không dùng vắc-xin vì ông ấy được coi là có nguy cơ tử vong thấp do COVID-19 và cũng vì những gì ông ấy thấy được trong thử nghiệm vắc xin mRNA của Pfizer được công bố trên Tạp chí The New England Journal of Medicine.

Báo cáo công bố dữ liệu thử nghiệm vắc xin của Pfizer trong sáu tháng vào tháng 9 năm 2021 là một trong những hồi chuông báo động đầu tiên trong tâm trí Malhotra. Trong Phụ lục Bổ sung của báo cáo cho thấy bốn trường hợp ngừng tim ở những người nhận vắc xin Pfizer so với chỉ một trường hợp ở nhóm dùng giả dược.

“Mặc dù đây chỉ là số nhỏ và không nói lên được điều gì, nhưng nó đã là một rủi ro tiềm ẩn về sự an toàn và khá bất thường từ góc độ cảnh giác dược. Cần tiến hành thẩm định chi tiết về mối quan hệ nhân quả của những trường hợp này, vì nếu có một yếu tố nhân quả sinh học làm cơ sở cho hiện tượng này, thì số lượng nhỏ trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 sẽ được mở rộng thành nhiều lần lớn hơn khi nghiên cứu được mở rộng, đó là những gì chúng tôi đã quan sát được bây giờ, ”Tiến sĩ Yuhong Dong, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm có bằng Dược và là người viết chuyên mục của Đại Kỷ Nguyên cho biết.

Thật không may, tín hiệu này đã bị bỏ qua; chương trình thử nghiệm tiếp tục và nhiều cảnh báo hơn tiếp tục đổ chuông.

Trong khi các cơ quan y tế liên tục khẳng định rằng viêm cơ tim sau khi nhiễm COVID-19 nhiều hơn là sau khi tiêm chủng, nhưng không có dữ liệu nào để chứng minh điều này.

Một nghiên cứu của JAMA được công bố vào tháng 8 năm 2021 dựa trên dữ liệu từ 40 bệnh viện Hoa Kỳ ghi lại rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim đã tăng vọt từ mùa xuân năm 2021 khi vắc xin được triển khai cho các nhóm trẻ hơn trong khi tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim vẫn ở mức cơ bản từ năm 2019 đến năm 2020, điều này có thể xảy ra do mối liên quan giữa tiêm chủng COVID-19 và sự phát triển của bệnh viêm cơ tim.

Hình ảnh cộng hưởng từ của tim (ảnh X quang / Shutterstock).
Hình ảnh cộng hưởng từ của tim (ảnh X quang / Shutterstock).

Hơn nữa, một nghiên cứu ở Bắc Âu được công bố vào tháng 4 năm 2022 cho thấy tiêm chủng vắc xin mRNA có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm cơ tim so với tỷ lệ mắc bệnh trung bình những năm trước.

Nghiên cứu đã đánh giá 23,1 triệu cư dân trên bốn quốc gia Bắc Âu và nhận thấy nguy cơ viêm cơ tim cao nhất ở nam thanh niên từ 16 đến 24 tuổi sau khi tiêm liều vắc xin thứ hai.

So với những đối tượng chưa được tiêm chủng, trong vòng 28 ngày sau tiêm, nam thanh niên từ 16-24 tuổi có tỷ lệ viêm cơ tim từ 4-7/100.000 người sau khi được tiêm liều vắc xin Pfizer thứ hai và từ 9-28/100.000 người sau liều Moderna thứ hai.

Mặc dù các nghiên cứu dường như chỉ ra có vấn đề trong việc tiêm phòng vắc xin mRNA, các cơ quan y tế vẫn tiếp tục giữ lập trường rằng biến cố viêm cơ tim xảy ra ở những người bị nhiễm COVID-19 cao hơn ở những người đã được tiêm phòng.
Lập luận này đã bị bác bỏ sau khi một nghiên cứu ở Israel được công bố vào tháng 2 năm 2022. Những phát hiện này đã giúp Malhotra và hầu hết các bác sĩ cho rằng nguyên nhân gây viêm cơ tim là do vắc-xin COVID-19 chứ không phải do nhiễm COVID-19.

Các tác giả đã khảo sát hơn 196.000 bệnh nhân chưa được tiêm chủng bị nhiễm COVID-19 và so sánh họ với hơn 590.000 người chưa được tiêm chủng cũng như không bị nhiễm bệnh, tổng số hơn 787.000 người trong nghiên cứu quy mô lớn này.

Cả hai nhóm bị nhiễm và không bị nhiễm đều có tỷ lệ viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim dưới 0,01%, thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn đối với nhóm bị nhiễm COVID-19.

So sánh phát hiện này với các báo cáo khác (pdf) về bệnh viêm cơ tim xuất hiện ở trẻ em được tiêm chủng, kết quả “gợi ý rõ ràng rằng sự gia tăng đáng kể bệnh lý viêm cơ tim trong các nghiên cứu trước đó là do vắc xin mRNA, có hoặc không nhiễm COVID-19 chỉ là một yếu tố phụ, ”Malhotra viết.

Mặc dù viêm cơ tim do vắc-xin thường không gây tử vong ở người trẻ tuổi, nhưng chụp MRI cho thấy, trong số những người nhập viện, khoảng 80% có một mức độ tổn thương cơ tim mạn tính nhất định, dự báo những kết quả không thuận lợi cho tương lai.

Malhotra viết: “Nó giống như bị một cơn đau tim nhỏ và chịu một số tổn thương cơ tim — có thể là vĩnh viễn —”.

“Không chắc điều này sẽ diễn ra như thế nào trong dài hạn, nếu có thì sẽ ở mức độ nào, nó sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng cuộc sống hoặc rối loạn nhịp tim có khả năng nghiêm trọng hơn trong tương lai.”

Một báo cáo trên tạp chí JAMA chuyên ngành Nội Khoa vào tháng 7 năm 2022 cho biết nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Hoa Kỳ trong đại dịch — từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021 — là bệnh tim.

Dữ liệu thu được ở Anh cho thấy không có sự gia tăng nào từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, và sau đó sự gia tăng bệnh tim đáng kể trong giới trẻ. Đây là một cảnh báo đáng ngại cần phải được điều tra khẩn cấp. ”

“Tương tự, một bài báo gần đây trên tạp chí Nature cho thấy sự gia tăng 25% số ca hội chứng mạch vành cấp và các cuộc gọi báo cấp cứu bị truỵ tim ở nhóm tuổi từ 16 đến 39, điều này có mối liên quan đáng kể đến việc sử dụng liều đầu tiên và liều thứ hai của vắc-xin mRNA, nhưng không liên quan đến nhiễm COVID-19. “

Dữ liệu lâm sàng gây hiểu lầm

Malhotra nhận thấy rằng dữ liệu về hiệu quả vắc xin được cung cấp từ chính các nhà sản xuất vắc xin mRNA đã bị xáo trộn, gây hiểu lầm cho công chúng và hầu hết các bác sĩ.

“Thay vì dùng từ “có thể hiệu quả”(efficacy), các tiêu đề trên khắp thế giới đã tuyên bố rất táo bạo khi dùng cụm từ “về mặt hiệu quả lên tới 95%”(effectiveness), việc sử dụng hoán đổi cho nhau giữa cụm từ “hiệu quả”(đã được chứng minh) và “có thể hiệu quả” (còn trong thử nghiệm) là rất khác biệt” Malhotra viết.

Không đánh giá dữ liệu, hầu hết các bác sĩ và công chúng đều hiểu tuyên bố này có nghĩa là “nếu 100 người được tiêm chủng thì 95% số người sẽ được bảo vệ khỏi bị lây nhiễm”.

Giả định này thậm chí còn được lặp lại bởi Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm 2022 nhắc tới tin tức từ CNN báo cáo hiệu quả 95% khiến bà lạc quan rằng vắc xin sẽ ngừng lây truyền nhiễm bệnh.

Trên thực tế, với thử nghiệm ban đầu chỉ có thể nói rằng một người “ít có khả năng” nhiễm biến thể mùa thu 2020 hơn 95%. Đây là mức giảm rủi ro tương đối, rất khác với mức giảm rủi ro tuyệt đối mà mọi người đã suy luận.

Một số nghiên cứu kết luận tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em là không cần thiết, thậm chí nguy hiểm (ảnh: Flickr).
Một số nghiên cứu kết luận tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em là không cần thiết, thậm chí nguy hiểm (ảnh: Flickr).

Malhotra nói trên kênh GB News: “Về việc giảm rủi ro tuyệt đối, việc tiêm chủng chỉ cung cấp 0,84% sự bảo vệ, có nghĩa là chỉ có một trong số 119 người tiêm vắc xin được bảo vệ khỏi nhiễm bệnh.

Kết quả thử nghiệm vắc xin của Pfizer chỉ cho biết con số giảm nguy cơ tương đối của người được tiêm vắc-xin so với những người không được tiêm chủng. Tuy nhiên, một người đã được tiêm chủng cần biết nếu họ không tiêm chủng thì nguy cơ sẽ như thế nào để có thể so sánh tổng quan.

Thử nghiệm Pfizer đo lường điều gì?

Malhotra viết rằng kết quả thử nghiệm Pfizer chỉ có thể cho thấy cách vắc-xin giảm nguy cơ xét nghiệm COVID-19 dương tính khi có triệu chứng. Kết quả xét nghiệm dương tính được cho là dấu hiệu của nhiễm bệnh, điều này Malhotra lập luận cũng là sai lầm.

Tỷ lệ nhiễm COVID-19 có triệu chứng ở nhóm dùng giả dược là 0,88% (162 trong số 18.325), trong khi tỷ lệ nhiễm ở nhóm dùng vắc xin của Pfizer là 0,04% (8 trong số 18.198).

Ông nói rõ rằng kết quả thử nghiệm của Pfizer không cho thấy — bất chấp niềm tin phổ biến — nguy cơ nhiễm trùng nặng, cũng như tử vong do COVID-19.

Tỷ lệ người chưa tiêm vắc xin có kết quả dương tính với Covid-19 và có triệu chứng là bao nhiêu?

Là 0,88%. Có nghĩa là trong số 10.000 người chưa tiêm chủng, 88 người trong số họ sẽ có kết quả dương tính kèm các triệu chứng với COVID-19.

Điều đó cũng có nghĩa là khoảng 9.912 người chưa được tiêm chủng trong số 10.000 người sẽ không có kết quả dương tính — cao hơn 99%.

Đối với một người đã được tiêm phòng, tỷ lệ người có triệu chứng và dương tính với bệnh này bị giảm gần 95% (nguy cơ tương đối), từ 0,88% chỉ còn 0,04% (nghĩa là chỉ giảm 0,84%, nguy cơ tuyệt đối), có nghĩa là 10.000 người sẽ cần được tiêm chủng để giảm số người có triệu chứng và dương tính với bệnh xuống còn 4.

Sự khác biệt thực tế về nguy cơ tuyệt đối của kết quả xét nghiệm dương tính giữa nhóm được tiêm chủng và nhóm không được tiêm chủng là 0,84% thay vì 95%(nguy cơ tương đối), đó là những gì công chúng hiểu lầm.

“Con số giảm nguy cơ tuyệt đối (0,84%) này là cực kỳ quan trọng để bác sĩ và bệnh nhân biết nhưng có bao nhiêu người trong số họ được thông báo điều này khi họ được tiêm? Thông tin minh bạch về rủi ro và lợi ích của bất kỳ can thiệp nào là nguyên tắc cốt lõi của thực hành y tế dựa trên bằng chứng đạo đức và sự đồng ý có hiểu biết, ”Malhotra viết.

Malhotra ngụ ý rằng việc pha trộn các kết quả rủi ro tương đối và tuyệt đối là cố ý để thao túng công chúng.

Như Gerd Gigerenze, giám đốc Viện Max Planck, đã từng nói “Điều bắt buộc về đạo đức là mọi bác sĩ và bệnh nhân phải hiểu sự khác biệt giữa rủi ro tương đối và tuyệt đối để bảo vệ bệnh nhân khỏi sự lo lắng và thao túng không cần thiết.” (Pdf)

Với những lợi ích nhỏ như vậy(chỉ 0,84%), việc tiêm phòng COVID-19 đối với con người là không cần thiết, chưa kể đến dữ liệu về những rủi ro tiềm ẩn.

Thử nghiệm kéo dài sáu tháng của Pfizer đã dẫn đến số ca tử vong do COVID-19 cao hơn ở nhóm dùng giả dược với hai ca tử vong so với một ca trong nhóm dùng vắc xin. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong một khoảng thời gian dài hơn cho thấy nhóm vắc xin có 19 trường hợp tử vong, với 17 trường hợp tử vong ở nhóm dùng giả dược.

Mọi người có thể tranh luận rằng vắc-xin mRNA bảo vệ con người chống lại cái chết. Một lần nữa trong báo cáo của Pfizer chỉ cho thấy mức giảm tương đối chứ không phải con số tuyệt đối. Malhotra đã chỉ cho chúng ta một số phép toán đơn giản để giải thích tỷ lệ bảo vệ tuyệt đối của vắc-xin Pfizer trước cái chết.

“Nếu có 1 trong 119 cơ hội vắc-xin bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm bệnh có triệu chứng từ các biến thể, thì để tìm ra biện pháp bảo vệ khỏi cái chết, con số này (n = 119) phải được nhân với số lần nhiễm trùng dẫn đến một cái chết cho từng lứa tuổi. Điều này sẽ giúp (trong tối đa hai tháng sau khi tiêm chủng) giảm nguy cơ tuyệt đối (tử vong) do vắc-xin, ”Malhotra giải thích.

“Ví dụ, nếu nguy cơ tử vong do Delta ở tuổi 44 (tôi có nên bị nhiễm bệnh này không) là 1 trên 3000, thì mức giảm nguy cơ tuyệt đối từ vắc-xin bảo vệ tôi khỏi tử vong là 1 trên 3000 nhân với 119, nghĩa là 1 trên 357 000.”

Tỷ lệ “bảo vệ” tuyệt đối này của các mũi vắc xin Pfizer quá thấp để được đánh giá là đủ hiệu quả để mọi người có thể cần đến chúng.

Hơn nữa, các thử nghiệm cho trẻ em cũng cho thấy không giảm các triệu chứng nhiễm bệnh.

Nghiên cứu đã sử dụng nồng độ kháng thể trong máu để xác định hiệu quả (điều này thực tế không có ý nghĩa).

Nồng độ kháng thể trong máu là biểu hiện của sự gia tăng miễn dịch, có thể tương quan với triệu chứng bệnh, tuy nhiên chưa chắc có kháng thể thì bệnh sẽ giảm, có kháng thể không có nghĩa là vắc xin có hiệu quả.

Ngay cả trang web của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng “không nên sử dụng kết quả từ các xét nghiệm kháng thể SARS-COV-2 được cho phép hiện tại để đánh giá mức độ miễn dịch hoặc bảo vệ của một người khỏi COVID-19 bất kỳ lúc nào, và đặc biệt là sau khi người đó nhận được chủng ngừa COVID-19. ”

Với những ví dụ này, Malhotra đã trình bày lập luận của mình rằng việc tiêm phòng có tác dụng rất ít đối với việc bảo vệ miễn dịch, nếu có.

Với hiệu quả lâm sàng quá khó hiểu, Malhotra lập luận rằng hầu hết những người được tiêm chủng đều không đưa ra sự đồng ý rõ ràng, vì cả họ và bác sĩ của họ đều không biết về khả năng miễn dịch chính xác mà họ sẽ nhận được sau khi tiêm chủng.

Bất chấp tất cả những lo ngại này, các nhiệm vụ tiêm chủng đã được thúc đẩy ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu trong khi các báo cáo về những lo ngại về sức khỏe liên quan đến vắc xin vẫn tồn tại.

Vắc xin gây Hại nhiều hơn Tốt?

Các tác dụng phụ khác xảy ra sau khi tiêm vắc xin COVID-19 đã được báo cáo rộng rãi.

Tiến sĩ Jessica Rose, một nhà sinh học phân tử và nhà phân tích dữ liệu người Canada, đã phát hiện ra sự gia tăng chưa từng có trong các biến cố về tim, thần kinh và miễn dịch được báo cáo trong Hệ thống Báo cáo Sự kiện Có hại của Vắc-xin (VAERS) của Hoa Kỳ.

Dữ liệu thẻ vàng từ cơ quan y tế (MHRA) ở Vương quốc Anh, cho thấy tỷ lệ khoảng 1/120 người nhận vắc xin mRNA bị một tác dụng phụ có khả năng xảy ra ở mức độ nhẹ. Trong khi đó, đối với vắc-xin sởi, quai bị và rubella (MMR), số lượng báo cáo trên mỗi lần tiêm chủng là khoảng 1 trên 4.000, ít hơn 30 lần so với những người nhận vắc-xin COVID-19.

Malhotra giải thích rằng vắc-xin thông thường dựa trên một phần “trơ” – có nghĩa là bộ phận không hoạt động – của vi khuẩn hoặc vi rút để “giáo dục” hệ thống miễn dịch. Các mũi tiêm cũng được khu trú và tồn tại trong thời gian ngắn.

Protein màng đã được chọn làm ứng cử viên vắc xin cho COVID-19. Nó là một đoạn protein cho phép virus xâm nhập tế bào và do đó được chọn làm chất sinh miễn dịch để dạy hệ miễn dịch hình thành khả năng miễn dịch.

Malhotra viết: “Tuy nhiên, protein này không trơ ​​mà là nguồn gốc của phần lớn các bệnh lý liên quan đến COVID-19 nghiêm trọng.”

Các nghiên cứu về vắc-xin COVID-19 cũng chỉ ra rằng các protein màng đang được sản xuất liên tục với số lượng không thể đoán trước được trong ít nhất bốn tháng sau khi tiêm chủng và có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên cơ thể sau một vết chích vào cơ cánh tay.

Điều này bao gồm tổn thương nội mô, bất thường đông máu, tổn thương phổi, v.v.
Có lẽ nghiên cứu thuyết phục nhất đã được xuất bản vào ngày 31 tháng 8 năm 2022 của các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Úc và Châu Âu, những người đã đánh giá các phát hiện thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna được đệ trình lên FDA.

Trái ngược với kết luận của FDA, các tác giả nhận thấy rằng nguy cơ bị các tác dụng phụ nghiêm trọng từ vắc-xin mRNA cao hơn nguy cơ nhập viện do nhiễm COVID-19.

Malhotra viết: “Có vẻ khó lập luận rằng việc triển khai vắc-xin đã mang lại lợi ích cho tất cả các nhóm tuổi,” Malhotra viết, trích dẫn các báo cáo về tác dụng phụ ngày càng tăng và dữ liệu lâm sàng cho thấy ít cải thiện.

Malhotra kêu gọi ngừng tiêm chủng vắc xin COVID-19 loại mRNA trên toàn cầu.
Malhotra kết luận: “Các tác dụng bất lợi từ vắc-xin vẫn không đổi, trong khi lợi ích giảm dần theo thời gian vì các biến thể mới ít độc lực hơn và không bị các vắc xin cũ nhắm đến… chúng ta nên tạm dừng và đánh giá lại các chính sách tiêm chủng cho COVID-19 đã quá hạn từ lâu,” Malhotra kết luận.

Có thể bạn quan tâm:

Từ Khóa: