Một công ty dầu khí Trung Quốc mới đây đã bắt đầu khai thác một mỏ khí đốt tự nhiên mới ở Biển Đông.

Hãng thông tấn TASS dẫn tin từ Tân Hoa Xã của Trung Quốc, cho biết lô khí đột này gọi là Liuhua 29-2. Đây là mỏ khí lớn, thuộc lô 29, ở vùng biển phía đông Biển Đông.

Vị trí lô 29 ở Biển Đông
Vị trí lô 29 ở Biển Đông (ảnh chụp màn hình)

Công ty Offshore Oil Engineering đang triển thực hiện dự án khai thác. Dự kiến ​​họ sẽ thu được khoảng 420 triệu mét khối khí đốt trong năm 2021.

Theo Tân Hoa Xã, mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hydrocacbon ở khu vực phía nam Trung Quốc; trong đó có tỉnh Quảng Đông, cũng như các đặc khu hành chính của Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao.

Theo ước tính chính thức, đến nay mới có khoảng 4 nghìn tỷ mét khối và 2 tỷ tấn dầu là sẵn sàng có thể khai thác.

Tập đoàn dầu khí CNOOC của Trung Quốc đang khai thác mỏ Weizhou 6-9/6-10, thuộc lô 22/12 ở Biển Đông. Các mỏ này nằm ở vịnh Bắc Bộ, với độ sâu là khoảng 35 mét.

Lô khí đầu tiên do CNOOC độc lập phát hiện là Lingshui 17-2. Mỏ khí nằm ở độ sâu 1.500m trong vùng biển thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Mỏ này có trữ lượng lên tới hơn 100 tỷ mét khối khí đốt. Đây là một trong các mỏ khí tự nhiên ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc.

Trung Quốc gần đây đã xây xong cơ sở hạ tầng để lưu trữ dầu khí lớn nhất thế giới ở Biển Đông. Dự án đi vào hoạt động từ tháng 1/2021 tại mỏ Lăng Thủy 17-2 (Lingshui 17-2), cách đảo Hải Nam 150 km về phía Nam.

Trong khi khai thác các mỏ dầu khí, Bắc Kinh cũng gia tăng các hoạt động chiếm đóng các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Trong đó có khu vực Đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; và bãi cạn Scarborough của Philippines.

Vào cuối tháng 4, Trung Quốc tự ý ban cho mình cái quyền được “phạt tiền” các tàu nước ngoài bị cáo buộc xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. Số tiền phạt lên tới gần 2 tỷ đồng Việt Nam.

Anh, Nhật Bản và Australia đang hợp lực với Mỹ và các đồng minh trong khu vực để chống lại tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông, theo Asia Times.