Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát như hiện nay, con người cảm nhận được tầm quan trọng của khả năng miễn dịch hơn bao giờ hết.
Chứng kiến nhiều bệnh nhân nhập viện vì dương tính, ai cũng mong mình có khả năng miễn dịch thật tốt để không bị nhiễm bệnh, hoặc có nhiễm bệnh cũng không bị quá nặng. Thực tế là những người sức đề kháng yếu hoặc mắc các bệnh nền thì virus corona có thể dễ dàng xâm nhập, tấn công, thậm chí lấy đi tính mạng trong thời gian ngắn ngủi.
Khả năng miễn dịch là quan trọng
Dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng, các nước khẩn trương đẩy mạnh việc tiêm vắc xin, với mong muốn tạo nên một “hệ miễn dịch” cho đất nước. Tuy nhiên, vắc xin COVID-19 hiệu quả như thế nào là điều chưa thể khẳng định. Đã có các trường hợp chịu di chứng nặng nề sau khi tiêm vắc xin như đông máu, viêm cơ tim, mất trí nhớ, tử vong… (xem thêm tại đây). Một số báo cáo chỉ ra tỷ lệ nhập viện và tử vong ở những người đã tiêm vắc xin cao hơn so với những người chưa tiêm vắc xin (xem thêm tại đây).
Vắc xin chỉ mới được nghiên cứu và thử nghiệm khoảng một năm. Trong khi đó, những liệu pháp rèn luyện sức khỏe truyền thống đã được “thử nghiệm” lâu năm, an toàn, không có phản ứng phụ, và miễn phí. Thêm nữa, vắc xin cũng chỉ có hiệu quả với những người có khả năng miễn dịch khỏe mạnh. Vậy nên hệ miễn dịch khỏe mạnh vẫn là điều then chốt.
Nếu mỗi người chủ động làm mạnh khả năng miễn dịch của bản thân thì không chỉ tự cứu mình mà còn cứu giúp đất nước đang trong tình cảnh phong tỏa, bác sĩ và bệnh viện thì quá tải và kiệt sức.
Thiền định tăng khả năng miễn dịch
Thiền định là gì?
Thiền phiên âm theo tiếng Phạn là Thiền na, được hiểu là sự tư duy, tập trung lắng đọng và vì vậy, còn gọi là Tĩnh lự. Có thể coi Thiền là sự kết hợp giữa thân thể và ý niệm trong thời gian – không gian hiện tại để nhận biết sự vật, hiện tượng và ý niệm. Thiền là để tĩnh tâm, gạt bỏ mọi tạp niệm để nhận thức bản ngã và thế giới xung quanh một cách đúng đắn, sáng suốt nhất.
Còn chữ Ðịnh phiên âm theo tiếng Phạn là Tam muội (Samadhi), có nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn. Hợp hai chữ Thiền và Ðịnh lại, ta có một định nghĩa chung: Tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất không cho tán loạn, để tâm thể được vắng lặng và cho tâm dụng được mạnh mẽ, hầu quan sát và suy nghiệm chân lý.
Trong Phật giáo, thiền dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm. Trong yoga, thiền là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ.
Dù được diễn đạt rất khác nhau nhưng về bản chất, các định nghĩa về thiền đều cho thấy đây là phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người. Từ đó giúp con người trở nên bình tĩnh và lắng dịu để cảm nhận được sự bình an sâu thẳm.
Các cơ chế tăng khả năng miễn dịch của thiền
Nhờ quá trình tĩnh lặng, tập trung, mà ngồi thiền đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người ta nói bệnh tật 70% là do tâm. Cho nên, khi tâm trí được lắng dịu thì phần lớn cơ thể cũng theo đó được chữa lành.
Theo NTDVN, sau đây là 3 cơ chế kết nối thiền định với hệ thống miễn dịch (vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu):
Giải căng thẳng, điều tiết cảm xúc
Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng những gì chúng ta nghĩ và cảm nhận đều có tác động đến hệ thống miễn dịch của chúng ta thông qua các thông điệp hóa học trôi nổi trong cơ thể đến não bộ. Do đó, căng thẳng, lối suy nghĩ tiêu cực và một số trạng thái cảm xúc nhất định có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của chúng ta, tạo ra môi trường ngày càng dễ mắc bệnh.
Các cơ chế của thiền định hướng tới những cảm xúc lớn hơn hạnh phúc, rất phức tạp và đa dạng, nhưng thực tế có liên quan đến việc giảm căng thẳng, giảm sự tư lự và tăng khả năng đối phó với những cảm xúc khó khăn. Theo cách này, thực hành thiền định có thể ngăn chặn khả năng miễn dịch bị suy giảm.
Giao tiếp não/hệ thống miễn dịch hướng mục tiêu
Một mối liên hệ khác giữa thiền định và hệ thống miễn dịch là sự tác động trực tiếp của thiền định lên các cấu trúc não bộ phụ trách việc liên hệ với hệ thống miễn dịch.
Cụ thể hơn, nghiên cứu chỉ ra rằng thiền định làm tăng hoạt động ở vỏ não trước trán, tiền đình phải và đồi hải mã phải, các khu vực của não đóng vai trò là trung tâm chỉ huy hệ thống miễn dịch của chúng ta. Khi những phần này được kích thích thông qua thiền định, hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.
Kích hoạt não thứ hai (ruột)
Thiền định có thể tăng cường khả năng miễn dịch thông qua hệ vi sinh vật đường ruột. Cơ thể con người bao gồm hàng nghìn tỷ vi sinh vật, phần lớn cư trú trong ruột, được gọi là microbiota ruột. Microbiota ruột là nhân tố chính trong việc phát triển và duy trì hệ thống miễn dịch. Các vi khuẩn này trong cơ thể giúp phân biệt giữa vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài với các vi khuẩn nội sinh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng ngăn chặn sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể chúng ta, khiến chúng ta có nguy cơ mắc chứng rối loạn hệ khuẩn ruột, (một sự tách rời khỏi sự đa dạng vi khuẩn đường ruột bình thường), tước đi một trong những biện pháp phòng vệ chính của chúng ta trong việc chống lại bệnh truyền nhiễm, chưa kể đến các phản ứng xảy ra sau đó, có khả năng tàn phá hệ thần kinh trung ương (CNS).
Giảm căng thẳng dựa trên thiền định tác động đến hệ thống miễn dịch của chúng ta bằng cách giúp duy trì sự đa dạng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.
Lời kết
Mỗi ngày bạn mở điện thoại đọc tin tức là nỗi sợ hãi và căng thẳng xuất hiện; vì con số nhiễm bệnh và ca tử vong không ngừng tăng cao. Điều đó chỉ có hại cho hệ miễn dịch của bản thân mà thôi. Có lẽ, đã đến lúc chúng ta bỏ điện thoại ra một bên, hãy ngồi thiền, không sợ hãi, không căng thẳng, tâm an, thân khỏe; như vậy cả đất nước đều cảm ơn mình!