Mịn và thơm ngát với mùi cây bách Nhật Bản, những chiếc thùng gỗ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống: từ múc nước đến đơm cơm, đựng gạo. Với người Nhật, chiếc thùng gỗ có lịch sử 700 năm này là một nét văn hóa truyền thống.
Câu chuyện hồi sinh ngành thủ công 700 tuổi của nghệ nhân Nhật Bản
Giờ đây, trình độ của nghề thủ công này trong giai đoạn hơn một thế kỷ; lưu truyền và bổ sung dựa trên phương pháp truyền thống hơn 700 năm tuổi đã tạo ra một kết quả hoàn hảo. Bạn gần như không thể nhìn thấy các khớp giữa các thanh gỗ trên thân thùng.
Nakagawa, một thợ thủ công lành nghề, chia sẻ: “Đối với tôi, thùng gỗ không chỉ là một đồ vật mà còn là kỹ nghệ. Nó là cả một bề dày lịch sử và là triết lý trong mỗi sản phẩm nữa”. Luôn đề cao, tận tâm trong công việc; anh đã nhận được phần thưởng xứng đáng khi trở thành người thắng cuộc trong giải thưởng nổi tiếng Loewe Craft 2017.
Duyên nợ với nghề mộc gia truyền
Câu chuyện bắt đầu từ ông nội của Nakagawa, Kameichi, người 90 năm trước làm việc tại xưởng vẽ mộc nổi tiếng Tarugen khi mới 10 tuổi.
Ở tuổi 45, ông Kameichi đã từ bỏ công việc để thành lập công ty thùng gỗ của riêng mình. Anh gọi nó là Nakagawa Mokkougei; giờ đây công ty được điều hành bởi con trai của anh – Kiyotsugu. Nó là một trong những công ty mộc truyền thống được đánh giá cao nhất tại Nhật Bản.
Ban đầu Nakagawa không hề có ý muốn kế tục công việc của cha mình. Anh tốt nghiệp với bằng cử nhân Đại học Seika ở Kyoto; rồi cuối cùng quyết định về nhà bước chân vào công việc kinh doanh gia đình. Anh chăm chỉ làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày để học nghề.
Năm 2003, anh mở xưởng của riêng mình, nhưng là một nhánh của công ty gia đình. Xưởng của anh ở tỉnh nông thôn Shiga, cách 90 phút lái xe từ trung tâm thành phố Kyoto, nơi anh lớn lên.
Sự tinh tế trong từng sản phẩm nâng tầm nghề thủ công Nhật Bản
Không như các thùng gỗ, được thường thấy trong các nhà tắm của xứ sở hoa anh đào; mỗi thùng gỗ thủ công của Nakagawa đều là một tạo tác nghệ thuật. Chúng tinh tế đến mức không để lộ bất kỳ đường ghép nào.
Thùng gỗ của Nakagawa được chế tác từ gỗ bách truyền thống của Nhật Bản; nó được gọi là ki-oke; nếu làm bằng gỗ thường thì gọi là hinoki. Nhìn vẻ ngoài giản dị của những tạo tác bằng gỗ được bày trên trên bàn, bạn sẽ không bao giờ ngờ được rằng trị giá của chúng lại hơn 20 triệu đồng/chiếc.
Nakagawa thường chỉ mất khoảng 1 ngày để hoàn thành một sản phẩm. Nhưng đối với những tạo tác đã giành giải Loewe thì khác, nó phải mất đến cả 1 tháng cho một tạo tác.
Không thể để những tinh hoa truyền thống bị lụi tàn
Thời gian đã thay đổi, đồ dùng rẻ tiền như nhựa và các đồ dùng sản xuất hàng loạt đã trở nên tiện lợi sẵn có. Nhu cầu như thời của cha và ông chúng ta không còn như xưa nữa. Người thợ mộc thế hệ thứ ba này đã phải thực hiện một số thay đổi cần thiết cho công ty của anh; như về thiết kế, sản xuất và cuối cùng là tiếp thị sản phẩm.
“Đối với thế hệ cha và ông tôi, luôn có nhu cầu về sản phẩm nên nhà sản xuất không phải sáng tạo nhiều” anh nói.
“Nhưng vì lối sống con người đã thay đổi; họ không còn sử dụng ki-oke nữa. Nhưng đối với tôi, trong mỗi sản phẩm ki-oke chứa đựng những kỹ năng tuyệt vời. Nó là bề dày lịch sử và cả một triết lý sống”.
“Để mất điều đó là một sự xấu hổ lớn với tôi. Nếu tôi có thể truyền điều này cho thế hệ sau, tôi sẵn sàng thay đổi hình thức để hiện đại hóa; miễn là bản chất cũ của nó vẫn còn đó”.
Vượt ra khỏi khuôn khổ biên giới một quốc gia
Là một nghệ nhân bậc thầy, Nakagawa chủ yếu làm việc một mình. Nhưng sau chiến thắng tại Loewe 2017, thùng gỗ mỹ nghệ của Nakagawa đã nổi tiếng khắp Châu Âu. Để sản phẩm đến với người dùng nhiều hơn nữa, anh đã đồng ý hợp tác với nhiều nghệ sĩ và nhà thiết kế như OeO một hãng thiết kế nổi tiếng Đan Mạch, thiết kế gia người Ý Denis Guidone – nghệ sĩ đương đại nổi bật người Nhật Hiroshi Sugimoto và Nendo – công ty thiết kế quyền lực hàng đầu Nhật Bản.
Sự hợp tác đa phương này đưa thêm công dụng mới cho thùng gỗ: Đó là để ướp lạnh sâm panh. Hai năm vừa qua, Nakagawa là nhà cung cấp chính thức cho hãng rượu Dom Perignon đắt đỏ của Nhật Bản.
Anh hợp tác với hãng điện gia dụng Panasonic trong dự án GO ON – Thiết bị điện gia dụng của tương lai. Ngoài ra, anh làm việc với OeO Đan Mạch trong dự án “ghế đẩu Ki-oke”; dựa trên phương pháp thiết kế của thùng gỗ truyền thống.
Con đường đi mới cho sản phẩm truyền thống
Nakagawa chia sẻ, điều độc đáo là tất cả đều là thế hệ trẻ cùng ở ở độ tuổi 30 và 40. Khi gặp nhau, mỗi người đều có một cách thức riêng để quảng bá sản phẩm. Sự kết hợp này không như phong cách cũ; mỗi thành viên đều sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau. Nó giống như là một nhóm đa chức năng.
Anh cho biết thái độ đối với hàng thủ công truyền thống ở Nhật Bản đã thay đổi kể từ khi cha anh lần đầu làm việc với ông nội anh, và ngày nay nó khác hơn nữa là sự quan tâm lớn từ phía bên kia bờ đại dương xa xôi.
Dù được ủng hộ ở cả ở trong lẫn ngoài nước; Nakagawa không có ý bắt con trai của anh nối nghiệp. Ở Nhật Bản có truyền thống giao trọng trách nối nghiệp gia đình cho con trai cả. Còn anh thì đã quyết định sẽ nhận thêm học viên và nhân viên; miễn họ có hứng thú với sản phẩm thùng gỗ (ki-oke); có khát khao duy trì nghề thủ công truyền thống này và không để nó bị lụi tàn.
Nguồn Tinh Hoa
Xem thêm: