Site icon MUC News

Cỏ dại biến thành thảo mộc, giúp tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch

Trong trị liệu dân gian, trà bồ công anh có rất nhiều tác dụng: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, hạ huyết áp, chống viêm, giảm phù nề, v.v. (Shutterstock)

Trong trị liệu dân gian, trà bồ công anh có rất nhiều tác dụng: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, hạ huyết áp, chống viêm, giảm phù nề, v.v. (Shutterstock)

Bồ công anh là một loài cỏ dại, đồng thời là một vị thuốc nam có nhiều công dụng cho sức khỏe. Bạn đã bao giờ thực hiện điều ước với một bông bồ công anh, cầu mong điều ước của thành hiện thực, và thổi bay nó chưa? Có lẽ bồ công anh thực sự có thể đáp ứng mong muốn của mọi người về một sức khỏe tốt.

Bồ công anh có sức sống mãnh liệt. Nó được coi như một loài cỏ dại vô tận và không hề mong manh như tên gọi của mình. Trong y học dân gian, loài cỏ dại này có rất nhiều tác dụng: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, hạ huyết áp, tiêu viêm, giảm phù nề.

Trà bồ công anh

Bồ công anh có ở khắp mọi nơi trong sân nhà, vì vậy việc pha trà bồ công anh sẽ dễ dàng hơn nhiều. Trà bồ công anh có thể thêm nhiều hương vị khác nhau; chẳng hạn như cho thêm chanh, gừng, chanh tây, vani, hoa oải hương; hoặc trà và gia vị khác nữa.

Trà hoa bồ công anh có màu vàng tươi, vị ngọt và hương thơm. Trà lá bồ công anh vị tươi như cỏ, giống như trà xanh nhạt. Trà rễ bồ công anh rang lên có mùi khói nồng nặc, giống cà phê; người ta còn gọi là cà phê bồ công anh, thường được dùng thay thế cà phê nhưng không chứa caffein.

Trà bồ công anh với lịch sử lâu đời

Thói quen uống trà bồ công anh được tìm thấy trong nhiều nền văn hóa; nó có lịch sử hơn một nghìn năm ở Trung Quốc, Châu Âu và Ai Cập. Là một vị thuốc nam truyền thống, bồ công anh được đánh giá cao với nhiều tác dụng chữa bệnh.

Hàng trăm năm, bồ công anh đã được sử dụng trong các liệu pháp dân gian ở châu Âu và Trung Quốc; để điều trị các bệnh khác nhau như nhiễm trùng đường tiết niệu; viêm, giải độc và cảm lạnh.

Miễn là bạn không sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu, bạn có thể pha trà trực tiếp từ bồ công anh từ chính vườn của bạn, rất an toàn và tiện lợi. (Shutterstock)

Vì vậy, trà bồ công anh thường được sử dụng như một loại trà cho sức khỏe trong cuộc sống hàng ngày; để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và giảm viêm nhiễm. Nó cũng có thể làm tăng men vi sinh, giúp tiêu hóa trong dạ dày và ruột. Khoa học hiện đại đã đưa ra nhiều bằng chứng, chứng minh tác dụng chữa bệnh truyền thống của trà bồ công anh; nhưng vẫn cần được nghiên cứu thêm để minh chứng điều đó.

Ở Bắc Mỹ, cỏ bồ công anh cũng rất phổ biến, ngay cả những nơi thiếu ánh sáng, chúng vẫn phát triển mạnh mẽ. Rất dễ trồng bồ công anh trong sân sau của bạn.

Hiệu quả của trà bồ công anh

Bồ công anh rất giàu β-carotene, magiê, canxi, sắt và kẽm, đồng thời cũng chứa vitamin A. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin A có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, tiêu chảy, bệnh sởi và ung thư vú. Bồ công anh quả thật rất giàu vitamin và khoáng chất, nhưng cái gì cũng có hai mặt. Ngoài giá trị dinh dưỡng của cây bồ công anh, có thể phải chú ý đến tác dụng phụ của nó đối với một số người mắc bệnh.

Hiện nay, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh trà bồ công anh có thể có những tác dụng sau

1. Cải thiện hệ tiêu hóa:

Rễ cây bồ công anh chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa. Hơn nữa, trà bồ công anh có thể làm tăng lợi khuẩn đường ruột; và giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.

2. Tăng cường hệ thống miễn dịch:

Bồ công anh cũng là nguồn tốt nhất của vitamin C. Vitamin C có thể tăng cường khả năng miễn dịch một cách hiệu quả, đây có thể là lý do chính tại sao bồ công anh có thể ngăn ngừa cảm lạnh.

Toàn bộ cây bồ công anh đều có thể dùng làm trà, kể cả rễ, lá và hoa, hương vị rất khác biệt và độc đáo. (Shutterstock)

3. Hạ huyết áp:

Kali có trong bồ công anh giúp giảm huyết áp; đồng thời có thể giúp thận lọc chất độc hiệu quả và giúp máu lưu thông trơn tru hơn.

4. Chống viêm:

Bồ công anh có chứa taraxasterol, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Viêm có liên quan đến nhiều bệnh mãn tính, và kháng viêm cũng có thể giúp chống lại bệnh ung thư.

5. Giảm phù nề:

Đã có bệnh án chỉ ra rằng, trà bồ công anh có thể dùng làm thuốc lợi tiểu. Có lẽ vì bồ công anh chứa nhiều kali, có thể giúp cơ thể bài tiết natri ra ngoài. Thuốc lợi tiểu thường làm giảm phù nề, hội chứng tiền kinh nguyệt là căng tức bụng.

6. Cải thiện chức năng gan:

Bồ công anh có chứa polysaccharides, có thể bảo vệ gan; giúp gan sản xuất mật, giúp gan lọc các hóa chất có hại trong thức ăn.

Cách bảo quản trà cỏ dại bồ công anh

Bạn có thể sử dụng bồ công anh tươi trong vườn hoặc bồ công anh đã phơi nắng để làm trà. Bạn có thể mua trà bồ công anh đóng gói ở siêu thị. Nếu bạn đang pha trà bồ công anh tại nhà, tốt nhất nên sử dụng bồ công anh khô, giúp tiết kiệm thời gian. Phơi hoa hoặc lá bồ công anh trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, hoặc sử dụng máy khử nước thực phẩm để loại bỏ nước.

Tốt nhất nên bảo quản trà bồ công anh trong lọ thủy tinh tối màu hoặc lon thiếc. (Shutterstock)

Bồ công anh khô có thể bảo quản trong lọ kín gió, để giữ được mùi thơm và hương vị của bồ công anh. Nên dùng lọ thủy tinh sẫm màu hoặc hộp thiếc, vì thủy tinh trong suốt không chịu được ánh sáng mặt trời, nó sẽ phá hủy hình dáng và mùi vị của bồ công anh.

Các hương vị khác nhau của phương pháp pha trà bồ công anh

Đối với trà bồ công anh, dù trời nóng hay lạnh, hãy pha trà bồ công anh bằng nước nóng. Sau đó để nguội ở nhiệt độ phòng, rồi cho thêm đá vào để uống lạnh. Nếu bạn ngâm hoa bồ công anh thì nhiệt độ nước tốt nhất là 93 độ C, ngâm khoảng 7 đến 10 phút thì đậy nắp cốc, ngâm càng lâu thì vị đắng càng đậm.

Bản thân trà bồ công anh đã có vị hơi đắng, nếu muốn cân bằng dư vị đắng này, bạn có thể thêm mật ong, hoặc trà khác để hòa quyện, thậm chí tạo ra các hương vị khác nhau. Sau đây là trà bồ công anh với 6 hương vị khác nhau.

Vị chanh:

Chanh là gia vị trà phổ biến nhất, tuy nhiên chanh có thể dễ làm mất mùi vị của trà bồ công anh, vì vậy lượng chanh trong một tách trà không được quá 1 thìa cà phê. Gần đây, người ta phổ biến sử dụng chanh với trà, cắt một miếng chanh nhỏ và thêm vào trà có thể tạo ra một hương vị cam quýt mới, tốt hơn là thêm vỏ chanh hoặc vỏ cam quýt.

Trà bồ công anh với gừng hoặc chanh để tăng cường miễn dịch , hạ huyết áp . (Shutterstock)

Gừng:

Ngâm một miếng gừng già vào nước sôi trước, sau đó cho hoa bồ công anh vào ngâm cùng. Vị cay nhẹ của gừng làm tăng hương vị của trà hoa bồ công anh; và nó không làm mất đi mùi hương của hoa bồ công anh chút nào.

Vani:

Vỏ vani tươi cắt nhỏ, trộn với hoa bồ công anh khô, cất vào lọ kín. Khi pha, vani có hương vị đậm đà giúp trà bồ công anh có vị thanh hơn.

Hoa oải hương:

Tỷ lệ tốt nhất của hoa oải hương và trà thơm bồ công anh là 1: 4. Tỷ lệ như vậy sẽ không làm mất mùi vị của trà thơm bồ công anh.

Trà tầm xuân:

Trà tầm xuân và trà bồ công anh ngâm trong nước sôi nóng, sau đó cho thêm chút quế vào để uống.

Gia vị bí ngô:

Sự kết hợp giữa trà rễ bồ công anh và gia vị bí ngô đem lại cảm giác ấm áp và êm dịu. Đây là loại trà ngon nhất vào mùa thu. Sau khi rang rễ bồ công anh trên chảo gang, cho gia vị bí đỏ và rễ bồ công anh vào nước sôi, đun nhỏ lửa trong 10 đến 20 phút. Sau khi trà bớt nóng, cho kem tươi vào, rắc một ít bột quế là có thể uống được.

Điều cấm kỵ của cây bồ công anh

Đối với hầu hết mọi người, uống trà cỏ dại bồ công anh không có hại. Nhưng một số người sẽ có phản ứng dị ứng khi chạm hoặc ăn phải bồ công anh; do đó không thích hợp để uống trà bồ công anh.

Hơn nữa, bồ công anh có tương tác thuốc với một số loại thuốc. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác, tốt nhất bạn nên hỏi bác sĩ để xác nhận xem bạn có thể uống trà bồ công anh hay không.

Nguồn: epochtimes

Minh Ngọc biên dịch

Xem thêm: