Gần đây, các cuộc biểu tình dân sự ở Trung Quốc đã bước vào giai đoạn bùng phát hàng loạt, theo SOH. Đầu tiên, các cuộc biểu tình xảy ra ở Chu Châu, Hồ Nam, và sau đó là Hải Châu, Quảng Châu.

Làn sóng phản đối vẫn chưa kết thúc hoàn toàn. Vào ngày 16/11, một phong trào sinh viên đã nổ ra tại Đại học Trịnh Châu ở Hà Nam.

Các sinh viên đã đăng các tờ rơi điện tử trên Internet và đưa ra 6 yêu cầu, trong đó bao gồm 20 điều khoản, nhằm đảm bảo các quyền lợi khác nhau của sinh viên, ngăn cản việc thanh trừng trả đũa sinh viên , v.v. Tờ rơi cũng nêu rõ thời gian, địa điểm tập trung và lộ trình diễu hành.

Sau khi các sinh viên tập trung vào tối hôm đó, một giáo viên đã đến nói chuyện với đại diện sinh viên. Nhưng thái độ của anh ta rất chiếu lệ. Các sinh viên yêu cầu anh ta đọc từng đơn khiếu nại của sinh viên và giải quyết từng vấn đề một, giáo viên quay đầu lại và rút lui. Sau đó, các đại diện sinh viên kêu gọi những người xem cùng nhau tuần hành đến tòa nhà quản lý của trường, nhưng hầu hết họ không dám đi theo.

Đại diện sinh viên nhanh chóng tiến vào tòa nhà hành chính gặp bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc tại trường. Một số sinh viên bắt đầu phát sóng trực tiếp nhưng phòng phát sóng trực tiếp nhanh chóng bị phong tỏa.

Tin tức mới nhất là nhà trường bắt đầu kiểm tra ký túc xá, chuẩn bị trả đũa các sinh viên dẫn đầu phong trào phản đối.

Cuộc nổi dậy của sinh viên kết thúc trong thất bại vì họ không nhận được sự ủng hộ từ nhiều sinh viên hơn. Nhưng cuộc nổi dậy này cũng cho thấy chiến lược nới lỏng phong tỏa cùng với 20 biện pháp của giới chức Trung Quốc đã thất bại.

Trung Quốc đã rơi vào tình trạng hỗn loạn lớn sau thời gian dài áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt. Nền kinh tế Trung Quốc bị thu hẹp nghiêm trọng. Bước thụt lùi của kinh tế Trung Quốc là một yếu tố làm gia tăng thêm bất ổn và rối loạn.

Tuy nhiên, thoát khỏi Trung Quốc không hề đơn giản. Lã Bình, người thường xuyên đi lại giữa Nhật Bản và Trung Quốc, gần đây đã nói với RFA rằng khi cô rời khỏi đất nước từ Sân bay Thành Đô, cô ấy thấy rằng việc kiểm tra biên giới rất nghiêm ngặt đối với những người mang hộ chiếu Trung Quốc. Họ sẽ hỏi lý do rời khỏi đất nước và yêu cầu nhiều thông tin, những người chưa có hồ sơ xuất cảnh trước mắt cũng sẽ được gọi vào phòng nhỏ để kiểm tra kỹ càng.

Nguyên tổng biên tập Hồng Bác Học (Hong Boxue) cho biết gần đây nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ lợi dụng các doanh nhân Đài Loan để chuyển tiền sang Đài Loan. Nhiều quan chức cho con cháu mình rời Trung Quốc để đến châu Âu trước, sau đó chuyển tiền sang châu Âu. Thụy Sĩ vẫn là lựa chọn hàng đầu của giới nhà giàu Trung Quốc.

Ông Hồng Bác Học cho rằng, nếu người Trung Quốc muốn xuất cảnh khỏi Trung Quốc thì tuyệt đối không được ghi đi nhập cư. Nếu điểm đến là Mỹ thì rất dễ bị từ chối cho xuất cảnh.

Có thể bạn quan tâm:

Từ Khóa: