Cuộc sống có muôn vàn những điều bí ẩn mà khoa học ngày nay của chúng ta còn chưa khám phá hết; ngoài virus Covid-19, còn bao nhiêu hiện tượng vô hình trước mắt thường, nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến đời sống của chúng ta?
Từ trường Trái Đất
Các nhà khoa học đã khám phá ra tác dụng bảo vệ và khơi nguồn sự sống của Từ trường Trái Đất mà không ngần ngại đưa ra kết luận rằng: không có sự bảo vệ của Từ trường Trái Đất thì cũng sẽ không có bầu khí quyển và sự sống đa dạng trên hành tinh xanh, thậm chí địa cầu này sẽ khó tránh khỏi các cuộc va chạm thiên thể khổng lồ.
Vậy Từ trường Trái đất là gì mà lại có vai trò quan trọng đến vậy? Được hình thành cách đây ít nhất 4 tỷ năm, thông qua các dòng đối lưu của sắt nóng chảy nằm sâu bên trong lòng Trái đất, cách vỏ ngoài khoảng chừng 2,900 km, đã tạo nên các dòng điện và gây ra điện từ trường Trái đất.
Tất nhiên, dòng từ trường của Trái đất này không thể quan sát được bằng cặp mắt thường của chúng ta, nhưng nó lại được các loài cá, rùa, chim chóc và các sinh vật khác sử dụng để điều hướng trong quá trình di cư hằng năm, tạo nên đa dạng sự sống trên hành tinh mà mỗi một sự gián đoạn trong quá trình giao thoa này của động vật sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mùa màng, thảm thực vật cũng như đời sống thường nhật của chúng ta.
Theo ước tính của các nhà khoa học, trường từ trường vô hình xung quanh Trái đất này có độ phủ hàng nghìn dặm ra không gian. Nó như một vệ sỹ giúp hành tinh chống lại các cơn bão gió Mặt trời và các luồng tia vũ trụ, cũng như ảnh hưởng đến mọi thứ từ các cực quang cho tới sóng vô tuyến, vi mạch điện tử cũng như các vệ tinh nhân tạo trên không.
Người ta ước tính rằng những chu kỳ tuyệt chủng hàng loạt trên trái đất có liên quan đến sự đảo cực của Từ trường Trái đất và trong khoảng thời gian xảy ra sự đảo ngược đó, Từ trường Trái đất trở nên yếu và kém hiệu quả hơn đáng kể trong việc bảo vệ hành tinh khỏi sự bắn phá của những tia vũ trụ.
Vũ trụ cũng có đặc tính?
Ở trên đã nói về cấu tạo vật chất vô hình của trái đất, vậy còn đặc tính của chúng là gì nhỉ?
Chúng ta được sinh ra và tồn tại trong vũ trụ, vậy mà những kiến thức khoa giáo ở trường mới chỉ dạy cho chúng ta cái tiếp cận thô sơ về cấu tạo vật chất của địa cầu, bỏ qua một mặt không kém phần quan trọng đó là đặc tính và quy luật vận hành của vũ trụ.
“Đặc tính của vũ trụ này là gì?”, “Quy luật vận hành của vũ trụ là từ đâu?”, “Do đâu mà trái đất và thiên hà luôn vận hành tuần tự không ngừng nghỉ?”… Những câu hỏi này thậm chí còn không được đề cập đến, có lẽ vì khuyết thiếu về mặt nhận thức đặc tính và quy luật vận hành tuần hoàn của vũ trụ mà con người – vốn vô minh và tự đại – chỉ chăm chăm tìm cách khai thác tài nguyên, hưởng thụ và tìm cách làm giàu nhanh chóng, quên mất rằng tất cả thứ đó cũng đều là từ Mẹ Thiên nhiên, Đấng Tạo hóa mà có được.
“Vũ trụ vốn vô cùng huyền áo, vĩnh viễn sẽ là chỗ mê vĩnh hằng của nhân loại.” Chúng ta sống trong một không gian cuộc hạn cùng với một trường thời gian tương ứng, mà các nhà khoa học và tôn giáo gọi đó là trường thời-không, vốn không nhìn thấy được nhưng lại quán xuyến thông thấu tất thảy sinh linh vạn vật.
Vậy đặc tính của thời-không trong tầng vũ trụ này, nơi con người chúng ta sinh sống là gì? Tại sao lúc người ta làm điều trái với lương tâm thì lòng bất an, bồn chồn lo lắng từ tận sâu thẳm tâm linh, và con người luôn có một khao khát bản năng được làm người tốt, được cảm giác sống có ích, được công nhận, vì một lý tưởng nào đó mà không tiếc hy sinh?
Đó phải chăng là đặc tính của vũ trụ đang phản ánh trong mỗi chúng ta như một bản năng mà không mảy may hay biết, chẳng phải chúng ta thường nói về lương tri, tâm linh, lòng trắc ẩn,… đó chính là những hạt giống đặc tính vũ trụ đã được gieo vào mỗi người lúc sinh hạ để có được chuẩn tắc làm người, nếu người mà hành xử trái với đó thì không được gọi là người nữa, và đó là sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta với loài cầm thú.
Như vậy, rõ ràng chúng ta có thể cảm nhận được đặc tính vũ trụ nhưng lại không hề nhìn thấy chúng, điều mà nhà Phật gọi là “nhân chi sơ tính bổn Thiện”, Đạo gia thì gọi là “phản bổn quy Chân”, mà Pháp Luân Đại Pháp gọi đặc tính đó là “Chân-Thiện-Nhẫn” vậy, cái ác cũng có đặc tính gọi là Giả-Ác-Đấu tương đương.
Việc thoát khỏi giới hạn của một trường thời-không này để đến một thời-không khác được Phật gia gọi là sự giải thoát. Nói nôm na, nếu tâm tính của một người phù hợp với đặc tính vũ trụ tại cảnh giới nào, thì người đó sẽ thuộc về cảnh giới đó, như cảnh giới của con người thông thường là sống trong danh-lợi-tình, vượt lên chút nữa là cảnh giới của các bậc quốc sĩ, kẻ đại trí với sự vị tha, bao dung, trượng nghĩa, cao hơn chút nữa thì là vượt qua mọi cảm xúc thể xác và vô chấp của La Hán, cao hơn nữa là cảnh giới từ bi của đức Phật,…
Những đặc tính đó là vô hình, nhưng lại quán xuyến cả đời người, được đề cao lên trên hay bị giáng hạ xuống tiếp nữa là do đặc tính vũ trụ này quy định. Rõ là thành hay bại của kiếp nhân sinh đều nằm ở cảnh giới của tâm tính người đó đạt được bao cao, tâm của bạn phù hợp với điều gì, chất chứa những điều chi sẽ đưa bạn đến với cảnh giới đó.
Thần chú và tụng niệm Phật hiệu
Chúng ta vừa tìm hiểu xong cấu tạo vật chất và đặc tính vô hình của vũ trụ. Vậy, bằng cách nào để tiếp xúc được với những đặc tính vô hình?
Trong truyền thuyết về câu chuyện Alibaba, ai cũng đều biết tác dụng kỳ diệu của câu Thần chú “Vừng ơi mở cửa ra” có thể mở-đóng hang đá, hay như câu chuyện ly kỳ về chiếc đèn thần của Aladdin. Điểm chung của các câu chuyện cổ này là người thiện lương luôn được Thần bảo hộ, nhờ sống thành thật, chất phát nên đắc được phúc báo. Đáng tiếc ngày nay con người hiện đại chỉ xem đó như là câu chuyện hư cấu cho trẻ em mà thôi.
Vậy còn tụng niệm Phật hiệu trong các Pháp môn tu luyện Phật gia thì sao nhỉ? Có Pháp môn A-di-đà chỉ chuyên tâm tụng niệm câu Phật chú: “A-di-đà-Phật” là đã có công dụng và tiếp xúc được đến gần cõi Phật, còn như Pháp môn Tịnh độ chuyên hành ngẫm nghĩ về những hành động đã qua và sám hối trước Thần Phật thì sẽ được bảo hộ khi không còn tái phạm lỗi lầm cũ, mà hình thức xưng tội trong Công giáo cũng không ngoài mục đích đó.
Phật giáo và Công giáo lại là hai tôn giáo chính thống lớn nhất của nhân loại được nhiều người theo đuổi, như vậy, việc thực hành tụng niệm kinh Phật, Phật chú và xưng tội mặc dù tác dụng vô hình, không thể nhìn thấy rõ ràng kết quả ngay giống như việc chúng ta hoàn thành một công việc thông thường nào đó, nhưng nó lại đang được đông đảo tín đồ thực hành kiên trì hằng ngày chắc hẳn sẽ có tác dụng lớn đến hình thái của nhân loại.
Khoan hãy nói đó là mê tín hay sự hiệu quả đến đâu, chỉ so sánh đơn giản việc tụng niệm kinh Phật và Phật chú mà chính là Thần chú trong ngôn ngữ phương Tây như việc chúng ta hướng tầm mắt về phía Mặt trời, dù có thể không đến được tới đó nhưng bóng tối đã bị khất phục sau lưng, dù khoảng cách đến Mặt trời có bao xa, nhưng việc hướng đến Mặt trời cũng đem lại cảm giác thân tâm được tẩy tịnh, được nhìn ngắm hoa lá gió nước trăng mây vui đùa nhộn nhịp cũng là một loại phúc lạc.
Việc tụng niệm Thần chú và Phật hiệu cũng vậy, tuy khó đo lường, nhưng một khi hướng đến thế giới Thần Phật đầy thánh khiết, tự nhiên mọi nhiễu loạn trong tâm, ham muốn dục vọng cũng từ đó mà rời xa, vì tuy thân tại nơi đây nhưng phần thần đã đang du tiên cảnh rồi. Và khi niệm với một tâm thành ý thành thì chẳng phải người đó đã nhập vào Thánh cảnh, đắc được khải huyền sao?
Đó chính là cách mà người xưa và nay dùng để tiếp xúc đến đặc tính vô hình mà thiêng liêng của vũ trụ.
Luật vận hành nhân-quả
Vậy sẽ có người đặt câu hỏi rằng “Tại sao phải phù hợp với đặc tính vũ trụ nhỉ?”, “Ai cũng chỉ sống một lần, sao không thỏa sức mà tận hưởng, làm những gì mình muốn, cần gì quan tâm đến những sự vô hình chi thêm phiền toái?”… Ấy nhưng, dù muốn dù không, con người là có chuẩn tắc làm người và bị chi phối bởi những quy luật vận hành của vũ trụ.
“Chúng ta sẽ nhận lại những gì đã cho đi”. Chẳng bởi vậy mà thiên tai, dịch bệnh hoành hành là tiếng đáp vọng lại từ thiên nhiên cho những hành động phá hoại của con người hiện đại lên mẹ thiên nhiên. Thế mà, trong nguy nan, con người vẫn tự cho mình là anh minh mà tìm kiếm giải pháp, lối thoát nào đó cho những vấn nạn như tình hình virus Covid-19 hiện tại mà không hề biết rằng giải pháp chỉ tạo ra thêm nhiều vấn đề mới nảy sinh.
“Gieo nhân nào gặt quả nấy” – đó là một triết lý mà người xưa đã đúc kết lại vô cùng ngắn gọn và xúc tích mà bao quát cả một đời người. Có chăng vì lời lẽ quá đỗi bình dị nên đã khiến con người ngày nay xem nhẹ, coi đó là sáo ngữ mà không ngẫm nghĩ sâu thêm.
“Thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo”, không phải chỉ trong một đời người mà quán xuyến nhiều kiếp, vậy nên người xưa thường hay nói tích nghiệp, tích đức, tổ tiên tích đức con cháu được nhờ, đời cha ăn mặn đời con khác nước,… để nói lên hành động của một người không chỉ ảnh hưởng đến những sự việc xảy ra trong đời đó mà còn có thể ảnh hưởng đến cả nhiều đời sau nữa.
Vậy nên, có nhiều người không tin câu nói trên bởi cho rằng người ác sao sống lâu mà người tốt lại thường yểu mệnh. Thật ra, đó là cái nhìn đã bị cảm tình hóa và nhân vị hóa theo mong muốn của con người, mà tự nhiên vốn là vô tình, không vì con người mong muốn ra sao mà diễn ra theo như thế đó, không phải ác không báo mà là chưa báo hoặc đến đời sau tính sổ hoặc ảnh hưởng đến gia tộc, không phải người tốt hay gặp nạn mà là đang rèn luyện, gọt giũa người đó thôi, đến đời sau thì được phúc báo lớn không thì đường con cháu cũng được hanh thông.
Nếu như làm tốt được phúc báo liền, làm ác bị quả báo tức thời thì thử hỏi ai chẳng muốn làm điều tốt, kẻ xấu xa thế nào cũng muốn từ bỏ mà hùa theo điều tốt, lẽ nào xảy ra như vậy được, nếu vậy ắc nhân gian đã tự là cõi tiên rồi, còn gì để tranh giành đấu đá, nghiệp báo luân hồi nữa, con người phải tự trong khổ mà tu luyện, mà đề cao từ đó mới được giải thoát.
Luật nhân-quả vốn vô hình, âm thầm và uyển chuyển mà lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó lọt. Ai tin và nhận ra quy luật vận hành đó, người đó sẽ biết hồi tâm chuyển ý, rời xa điều xấu, một đời tích Đức mà đắc được phúc báo vậy.
Như vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu xong tác dụng bảo vệ vô hình của Từ trường Trái đất lên sự sống trên hành tinh xanh, đồng thời, ngoài vật chất chúng ta cũng biết vũ trụ còn có cả đặc tính nữa, mà việc thực hành tụng niệm Phật hiệu, Thần chú là phương tiện giúp con người xưa nay tiếp xúc và đồng hóa được với đặc tính đó, trong khi quy luật vận hành nhân-quả chính là phản ánh tiếng đáp vọng lại từ vũ trụ cho những hành động chúng ta đã làm trong một hay nhiều kiếp nhân sinh – không mảy may sai lệch chút nào, không vị tư, và thường vô tình!