Ukraine được xem là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Chính vì vậy, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho giá thực phẩm trên toàn thế giới tăng cao.

Sự biến động của thị trường lương thực sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia đang bị phụ thuộc vào việc nhập khẩu thực phẩm trên thế giới, theo nhận định của các nhà phân tích đăng trên trang The Epoch Times.

Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ít nhiều gây thiệt hại cho ngành lương thực thế giới

Theo ông Nathan Carson – một chuyên gia hậu cần, Mỹ không nhập khẩu nhiều thực phẩm của Ukraine. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường lương thực cộng thêm áp lực thị trường quốc tế vẫn sẽ khiến giá ngũ cốc tăng khoảng 10%.

“Ukraine chiếm 9% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 15% xuất khẩu ngô toàn cầu và 50% xuất khẩu dầu hướng dương”, ông nói. Nga cũng là một nước xuất khẩu thực phẩm rất lớn. Có thể nói, hai quốc gia này đang chiếm khoảng một phần tư xuất khẩu thực phẩm của thế giới.

Ông Carson cho rằng: “Cuộc xâm lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ảnh hưởng tới thị trường lương thực thực phẩm trên thế giới, làm cho giá thực phẩm tăng cao. Hơn nữa, chiến tranh còn xảy ra vào đúng thời điểm thị trường đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt và gián đoạn chuỗi cung ứng”.

Việc vận chuyển lương thực đang trở nên khó khăn

Theo ông Arlan Suderman – nhà kinh tế hàng hóa hàng đầu INTL FCStone: “Ngay bây giờ, cuộc chiến đã đóng cửa Biển Đen. Nơi đây là tuyến đường vận chuyển chính cho xuất khẩu ngũ cốc Đông Âu. Các công ty bảo hiểm tàu đã tăng lãi suất lên mức cao để chi trả cho rủi ro và đối phó với nguy cơ bị tên lửa tấn công”.

“Một số tàu của chúng tôi đã bị trúng tên lửa. Có khoảng 100 tàu bị giữ lại tại các cảng của Ukraine. Chúng tôi thấy không an toàn khi cố gắng rời khỏi các cảng vào thời điểm này”, ông Suderman nói.

Ông còn cho biết có ít nhất hai tàu đã bị bắn, mặc dù vẫn chưa rõ bên nào chịu trách nhiệm cho sự việc này.

Những yếu tố làm tăng giá thực phẩm thế giới

“Nga, Ukraine và Romania cộng lại là phụ trách hơn 30% sản lượng ngũ cốc thế giới. Nga cũng chịu trách nhiệm cho 25% xuất khẩu dầu hướng dương. Nếu chiến tranh tiếp tục, sẽ rất khó để loại ngũ cốc này rời khỏi châu Âu”, ông Suderman nói.

Ông cho rằng: “Ngay cả khi chiến tranh kết thúc vào tuần tới, Ukraine cũng sẽ không thể trồng bất kỳ loại ngũ cốc nào trong năm nay”.

Ông cũng đặt ra nghi vấn rằng: “Ai sẽ cung cấp nguồn tài nguyên cây giống để trồng cây? Liệu họ có thể tìm đủ đầu vào để sản xuất một vụ mùa? Và ngay cả khi cuộc chiến chấm dứt, liệu họ có thể tin rằng Tổng thống Putin sẽ không phát động chiến tranh thêm một lần nữa?”.

“Nga là nước chuyên cung cấp giá dầu thô và khí đốt tự nhiên, việc tăng giá nguyên liệu này sẽ tác động lớn đến giá thực phẩm. Tác động của cuộc chiến của ông Putin vẫn có thể ảnh hưởng đến thị trường lúa mì tới hai năm kể từ bây giờ”, ông Suderman nói.

Thực phẩm tăng giá có thể dẫn đến bất ổn xã hội

“Đã có sự khan hiếm dầu ăn trên toàn thế giới… Mất quyền tiếp cận dầu hướng dương của Nga và Ukraine sẽ làm sự thiếu hụt này trở nên trầm trọng hơn”, ông Carson nói.

Theo ông: “Một trong những quốc gia nhập khẩu thực phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gián đoạn đối với các trang trại của Ukraine là Trung Quốc. Quốc gia này đã mua khoảng 30-60% ngô của Ukraine mỗi năm”.

“Có một số suy đoán rằng Tổng thống Nga có thể đã báo cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình để nước này chủ động dự trữ ngô. Đây sẽ là cách hiệu quả giúp Trung Quốc phòng ngừa lạm phát”, ông Carson nói.

Theo nhận định của ông Carson: “Giá thực phẩm tăng thường ảnh hưởng đến các nước nghèo. Một khi giá lương thực tăng đến mức đủ để mọi người phải vật lộn để mua bánh mì, nó sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội”.

“Khi bạn bắt đầu tăng giá thực phẩm, bạn sẽ làm tăng tình trạng bất ổn xã hội và căng thẳng xã hội”, ông nói.

Hiệp hội những người trồng lúa mì quốc gia Mỹ cho biết: “Trong khi chúng tôi lo ngại về sự biến động của thị trường, chúng tôi quan ngại sâu sắc về sự bất ổn chính trị và những nỗi đau không cần thiết xảy ra đối với người dân Ukraine hiện nay”.