Có 6 điều lưu ý về dầu ăn để đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Đặc biệt, dầu ăn sau khi mở nắp chỉ sử dụng được trong khoảng thời gian cho phép.

Tầm quan trọng của dầu ăn

Dù là món gà rán Hàn Quốc được ưa chuộng trên toàn thế giới hay món chiên của Nhật Bản với hương vị độc đáo, dầu ăn luôn chiếm một vị trí quan trọng. Nhìn thức ăn nhào lộn liên tục trong chảo dầu, mùi thơm tỏa ra khắp không gian mà ứa nước miếng!

Từ khách sạn được xếp hạng 5 sao cho đến nhà bếp của chính bạn, dầu ăn luôn là thứ bắt buộc phải có. Có người nói rằng trong xã hội ngày nay, ngoài “chua, cay, mặn, ngọt, đắng” thì còn có một gia vị thứ sáu, đó là dầu ăn. Dầu ăn đóng một vai trò quan trọng trong nấu ăn.

Làm thế nào để chọn đúng loại dầu ăn phù hợp với bạn? Ngày nay, nhãn hiệu, chủng loại và đặc tính của dầu ăn trên các kệ hàng siêu thị thật lóa mắt! Dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu ô liu, dầu hỗn hợp, dầu ngô… Chúng ta nên chọn loại nào? 

Nhiều chuyên gia cho rằng, dù chọn nhãn hiệu hay loại nào thì cũng phải ghi nhớ 6 vấn đề này khi sử dụng dầu ăn, đừng bỏ qua, vì sức khỏe của bạn và gia đình!

1. Chọn công nghệ xử lý phù hợp

Nói chung, dầu ăn có hai kiểu chế biến, một là “ép” và hai là “tinh luyện”. Không chỉ là hai phương pháp chế biến khác nhau mà mức độ hư hại của các chất dinh dưỡng trong dầu cũng rất khác nhau.

“Ép” nghĩa là dùng áp lực vật lý trực tiếp ép ra dầu. Cách làm này không cần bổ sung chất khác, nói chung sẽ không phá hủy dưỡng chất vốn có trong dầu ăn. Nên mua loại dầu ăn này sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Dầu ăn được ép từ các loại hạt
Dầu ăn có thể được ép từ các loại hạt (ảnh: websosanh).

“Tinh luyện” là sử dụng dầu ăn thu được bằng cách ngâm dầu trong dung môi; sau đó chiết xuất ở nhiệt độ cao, tẩy dầu mỡ, khử dầu, khử nước, khử màu và khử mùi. Nói một cách tương đối, dầu ăn sản xuất theo phương pháp này cho năng suất dầu cao; giá thành rẻ, rẻ hơn nhiều so với dầu “ép”!

2. Tập trung vào các chất dinh dưỡng ghi trên bao bì

Nói chung, tất cả các loại thực phẩm đều được ghi rõ thành phần dinh dưỡng. Dầu ăn cũng không ngoại lệ. Khi mua bạn nên chú trọng đến cột chất béo và vitamin, chỉ cần hàm lượng hai chất này càng cao thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Ngược lại, những loại có hàm lượng quá thấp thì không nên mua.

3. Non-GMO, không biến đổi gen

Nói chung, dầu ăn có biến đổi gen hay không thì nhà sản xuất sẽ ghi rõ. Để giảm giá thành, một số doanh nghiệp chọn nguyên liệu biến đổi gen khi chiết xuất dầu.

Mặc dù nguyên liệu biến đổi gen chưa được xác định có ảnh hưởng đến cơ thể người hay không; nhưng nên cố gắng lựa chọn nguyên liệu không biến đổi gen vì sức khỏe của bạn.

Dầu ăn từ hạt cải ngọt không biến đổi gen
Dầu ăn từ hạt cải ngọt không biến đổi gen (ảnh chụp màn hình Shopee).

4. Xếp loại dầu ăn

Theo quy luật tự nhiên, tất cả các chất đều được phân loại, và dầu ăn cũng không ngoại lệ. 

Nói chung, chất lượng của dầu ăn có thể được chia thành loại thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư từ cao đến thấp. Khi mua, hãy cố gắng chọn loại dầu thứ nhất và thứ hai, để có thể yên tâm hơn.

5. Dầu ăn sau khi mở nắp có thể sử dụng được bao lâu? 

Sau khoảng thời gian 3 tháng, tốt nhất bạn nên vứt bỏ. Nhiều người không để ý và cũng không biết rằng có một mối nguy hiểm lớn khi sử dụng dầu ăn quá hạn. 

Nếu bạn muốn ăn uống lành mạnh hơn, hãy cố gắng ăn dầu ăn trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp. Tùy hoàn cảnh, bạn hãy chọn chai to hoặc nhỏ cho phù hợp.

Trên thị trường, thông thường có 5 loại dầu ăn được sắp xếp theo mức độ dễ hư hỏng, bao gồm dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu đậu phộng.

Có nhiều nhãn hiệu, chủng loại dầu ăn khác nhau (ảnh: Internet).

6. Không trộn dầu mới vào dầu cũ

Nhiều người thích trộn dầu ăn cũ với dầu mới mua, thực tế đây là một sai lầm lớn. Bởi vì chất lượng khác nhau, sự trộn lẫn này sẽ chỉ làm cho nó hỏng nhanh hơn, và theo thời gian sẽ tạo ra một loại mùi lạ, đặc biệt khi đun nóng.

Lời khuyên: Cố gắng không ăn một loại dầu ăn cố định trong thời gian dài. Có rất nhiều nhãn hiệu và loại dầu ăn, chẳng hạn như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu ngô, dầu hạt lanh, dầu ô liu … Nên sử dụng luân phiên các loại dầu thực vật này để đạt được sự cân bằng dinh dưỡng!

Nguồn: Song Yun/Aboluowang

Xem thêm: