Ngay khi phát hiện bé 2 tuổi rơi xuống ao, em Nguyễn Trần Anh Đức (10 tuổi, ngụ thôn Đình, xã Sơn Châu, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã lội xuống cứu được em bé.
“Cứu được một người, phúc đẳng hà sa” (nghĩa là cứu giúp người thì bản thân mình cũng nhận được nhiều phúc đức). Vì thế mà sau khi cứu được em nhỏ hàng xóm, Đức nhận được vô số lời khen, bạn bè còn gọi em là “người hùng” (theo Thanh Niên).
Tóm tắt nội dung
Tình huống cứu em bé 2 tuổi rơi xuống ao
Đức kể lại chuyện với PV báo Thanh Niên. Đó là vào chiều 8.9, khi em đang chơi trốn tìm với các bạn và các anh chị trong thôn thì phát hiện tiếng kêu từ phía ao cá của gia đình mình. Em vội chạy tới và nhận ra là em Nguyễn Tuấn Đạt (2 tuổi, ở gần nhà với Đức) bị ngã dưới ao, hai tay chới với.
Đức nói rằng em không suy nghĩ gì nhiều, chỉ cố thật nhanh cứu em Đạt lên, nếu không thì em ấy chết đuối mất. Đức kể “May là vị trí em Đạt ngã xuống ở gần bậc tam cấp nên em mới lội xuống, cầm chân em ấy kéo vào bên trong. Ao cá này rất sâu, nếu không may em Đạt bị trôi ra xa thì em không thể cứu được”.
Sau khi kéo được em Đạt vào bên trong, người anh trai của Đạt chơi ở gần đó đã đến hỗ trợ Đức đưa em lên bờ.
Thì ra, Đạt được anh trai dắt đi chơi với mấy đứa nhỏ ở trong thôn. Do anh trai mải chơi không để ý nên em đi ra chỗ ao cá rồi bị sẩy chân rơi xuống nước. May có Đức phát hiện ra và cứu kịp thời.
Cảm giác của người lớn khi biết chuyện xảy ra
Chiều muộn, khi nghe các con kể lại sự việc, cả bố mẹ Đức và bố mẹ em Đạt đều hết hồn. Gia đình em Đạt thì khen ngợi Đức nhanh trí và gọi em là ân nhân của gia đình.
Chị Trần Thị Hoài Thanh (37 tuổi, mẹ em Đức) chia sẻ với Thanh Niên: “Hôm đó vợ chồng tôi đi làm đến tối mới về. Tôi cũng hết hồn khi nghe các con kể thằng Đức cứu được con trai của anh chị hàng xóm rơi xuống ao cá. Nếu không may cả hai đứa có mệnh hệ gì thì vợ chồng tôi ân hận lắm.
Vợ chồng tôi sinh được 4 người con, Đức là con thứ 3. Bình thường ở nhà Đức nhút nhát, không ngờ nó gan dạ thế. Nó bảo lúc đó mà chạy về nhà kêu người lớn ra ứng cứu thì sợ không kịp. Sau khi biết chuyện, thầy hiệu trưởng và các giáo viên trong trường cũng đã đến động viên và khen thưởng cho con tôi”.
Chị Trần Thị Soa (37 tuổi, mẹ em Đạt) nói: “Cháu Đức chính là ân nhân của gia đình tôi. Nếu không có Đức phát hiện kịp thời thì tính mạng của con trai tôi chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm. Vợ chồng tôi cũng có một bài học nhớ đời; vì đã không thường xuyên căn dặn các con không được đến gần ao cá hoặc hồ nước chơi”.
Chị Soa nói thêm “Mấy hôm nay thằng Đạt vẫn còn sợ; đặc biệt là khi tôi đưa đi tắm. Mấy đứa con của tôi còn nhỏ, non dại nên cũng không thể trách chúng được. Gia đình tôi vô cùng biết ơn và cảm phục cháu Đức”..
Lời kết
“Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp”, việc làm của em Đức thật tốt đẹp. Nếu không có em thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với em Đạt. Vì vậy mà gia đình em Đạt luôn miệng gọi Đức là ân nhân. Đó cũng là biểu hiện của nét văn hóa truyền thống “Ăn ở như bát nước đầy” của người Việt Nam xưa.
Cũng có ý kiến cho rằng không nên tâng bốc trẻ em thành “người hùng”; bởi các em còn nhỏ tuổi chưa hiểu hết chuyện, lại nghĩ mình là người hùng thật, sinh ra kiêu ngạo. Nếu để cái bóng của quá khứ quá lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tương lai.
Mong rằng từ sau sự việc tốt đẹp này các em sẽ càng làm nhiều điều tốt hơn nữa.
Xem thêm:
- Cậu bé đã đánh thức lòng tốt trong trái tim băng giá của người đàn ông
- Người đàn ông nhặt được bọc tiền 300 triệu đồng đăng thông báo tìm chủ nhân
- Lòng tốt của người tài xế đã ngăn chặn một thảm họa cho ngôi làng