Thiên An Môn là cổng chính của Hoàng thành nhà Minh và nhà Thanh, được xây dựng vào năm 1417. Thời vua Minh Thành Tổ, Đạo Giáo bắt đầu phát triển. Sự cung kính của nhà Vua đối với Đạo Giáo được thể hiện trong những công trình mà ông xây dựng. Dấu ấn để lại rõ nét là trong các công trình thuộc cung điện Tử Cấm Thành. Kho báu được cất giữ trên cổng Thiên An Môn tại vị trí quan trọng nhất.
Bối cảnh tìm thấy kho báu trên cổng Thiên An Môn
Cổng Thiên An Môn là vị trí đặc biệt quan trọng trong Tử Cấm Thành. Khi mới được xây dựng, Thiên An Môn chỉ là một cổng vòm bằng gỗ ba tầng. Năm 1457, cổng vòm bị sấm sét và lửa thiêu rụi.
Đến năm 1465, cổng được xây dựng lại thành một tòa tháp kiểu Tây Sơn và cao 33,7 mét, được lợp bằng ngói tráng men màu vàng.
Vào năm 1969, cổng Thiên An Môn bị biến dạng nghiêm trọng và đã được xây dựng lại. Người phụ trách xây dựng lại cổng đã điều hai công nhân leo lên nóc của Thiên An Môn để đếm số lượng gạch lát từ hai phía Đông và Tây vào giữa.
Ngay sau đó, các công nhân xây dựng đã dỡ lớp ngói tráng men màu vàng ở giữa; họ tìm thấy bên trong có một hộp bảo vật hình vuông 30 cm. Hộp bảo vật hơi cũ, nhưng đã được chạm khắc rất tinh xảo.
Sau khi mở hộp kho báu, bên trong có vàng thỏi, một viên hồng ngọc cỡ ngón tay cái; một hạt chu sa và các loại ngũ cốc nhiều màu sắc gồm: Đậu nành, cao lương đỏ, đậu đen, kê và ngô.
Ý nghĩa khi đặt kho báu trên cổng Thiên An Môn của người xưa là gì?
Theo các chuyên gia, những bảo vật trấn yểm đều là hiện vật của Đạo giáo; mục đính để xua đuổi tà ma. Theo Đạo giáo, chu sa được sử dụng rộng rãi vì có màu đỏ tươi, dương khí mạnh. Nó được coi là vật cần có để tẩy rửa nhà cửa; xua đuổi tà ma; trừ tà ma; trấn trạch.
Tài liệu cổ ghi chép lại rằng, ngọc có công năng thanh nhiệt, giải phiền nhiễu. Nó tốt cho sức khỏe của tim và phổi, thông cổ họng; dưỡng tóc, dưỡng ngũ tạng; trấn an tĩnh tâm, làm dịu mạch máu, cải thiện mắt và đôi tai… Người xưa đặc biệt ưa chuộng các loại ngọc quý.
Trong Đạo giáo, ngọc được sử dụng từ rất lâu vì được coi là điềm lành. Nó có thể xua đuổi ma quỷ và vận xui. Viên hồng ngọc được tìm thấy trong kho báu tại Thiên An Môn là loại ngọc bội quý giá.
Ở Trung Quốc cổ đại, khi làm thanh ngang trong các ngôi nhà dân gian; thường đi kèm các nghi lễ cầu an trong đó có đặt các vật trấn yểm. Trong quá trình xây dựng Tử Cấm Thành, các công nhân xây dựng có để lại một lỗ ở giữa sườn mái trước; khi hoàn thành được gọi là “Long Khẩu”.
Sau đó, họ tổ chức nghi lễ long trọng được. Một nam công nhân chưa lập gia đình, được lựa chọn để đặt chiếc hộp có chứa “trấn” vào miệng rồng và lợp ngói hình chóp vào. Chiếc hộp được gọi là kho báu và nghi lễ đặt hộp được gọi là “Đóng Rồng”. Việc Đóng Rồng này cũng là đánh dấu sự hoàn thành của công trình.
Sự kiện Thiên An Môn năm 1989
Ngày nay Thiên An Môn không chỉ được biết đến với lịch sử huyền bí của người xưa khi xây dựng Tử Cấm Thành; mà nó được biết đến bởi vụ thảm sát dẫm máu vào năm 1989, hay còn gọi là “Phong trào dân chủ 89”. Đảng cộng sản Trung Quốc đã điều động quân đội được trang bị súng trường và xe tăng tấn công những người biểu tình là những học sinh, sinh viên đòi dân chủ.
Những chiếc xe tăng bắt đầu lăn bánh, nghiền nát bất kỳ người hay vật thể nào cản bước tiến của họ. Tiếng súng nổ ra vang rền suốt đêm 3/6/1989. Đó là một đêm hỗn loạn tại Quảng trường Thiên An Môn. Đạn bắn vung vãi khắp nơi, người người ngã xuống.
Những người biểu tình hoảng loạn đang cố gắng xếp chồng chất những người bị thương lên xe đạp, xe buýt và xe cứu thương để chở họ đi. Ước tính có hàng nghìn người biểu tình ủng hộ dân chủ đã chết. Máu của những người biểu tình bị thương đã “chảy thành sông” tại 30 bệnh viện thành phố.
Phản ứng của chính phủ Trung Quốc sau vụ thảm sát Thiên An Môn
Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tố cáo những người biểu tình là những kẻ bạo loạn. Họ tuyên bố rằng không ai bị bắn chết trong khi dọn dẹp Quảng trường Thiên An Môn. Một cuộc họp Chính phủ đã diễn ra ngay sau đó, yêu cầu tất cả mọi người ở bệnh viện “phải giữ vững lập trường” bằng cách khẳng định rằng không có trường hợp nào tử vong. Nhưng các nhân viên bệnh viện cùng thống nhất từ chối tham dự cuộc họp này.
Trung Quốc đã trục xuất các nhà báo nước ngoài. Họ kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin các sự kiện trên báo chí trong nước; củng cố cảnh sát và lực lượng an ninh nội bộ; cách chức hoặc bắt giữ các quan chức mà họ cho là có thiện cảm với người biểu tình. Cuộc đàn áp đã kết thúc.
Các cuộc biểu tình này là dấu hỏi về tính hợp pháp của sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc; nó vẫn là một trong những chủ đề nhạy cảm và bị kiểm duyệt gắt gao nhất ở Trung Quốc.
Xem thêm: