Có một lễ cưới đặc biệt diễn ra tại bệnh viện Đại học Y Vandaanam tại quận Alappuzha, bang Kerala (Ấn Độ) vào hôm 25/4. Chú rể mắc Covid-19 nhưng họ vẫn quyết tâm trở thành vợ chồng. Cô dâu không mặc váy cưới như thường lệ, mà mặc đồ bảo hộ, làm nhiều người xúc động.
- Vợ cạo trọc đầu chụp ảnh cưới cùng chồng ung thư: Tình nghĩa vợ chồng
- Cặp vợ chồng 38 năm sống giữa rừng ngập mặn: Không điện, không TV
- Cặp vợ chồng tự xây nhà, thiết kế lò nướng bánh pizza kiêm lò sưởi
Những ngày này Ấn Độ chìm trong tang thương vì dịch bệnh Covid-19. Bệnh nhân thiếu oxy, và thi thể xếp hàng dài chờ hỏa táng. Cuộc sống đang bình thường bỗng nhiên thay đổi không ai ngờ được. Trong bối cảnh dịch bệnh như vậy, có một cặp đôi vẫn quyết tâm đến với nhau.
Lễ cưới trong bối cảnh Covid-19
Chàng trai là Sarath, cô gái là Abhirami. Họ đã dự định tổ chức đám cưới từ năm ngoái, nhưng phải hoãn lại vì dịch bệnh Covid-19.
Năm nay, hai gia đình cắt giảm khách mời xuống còn 75 người để có thể tổ chức đám cưới theo quy định của Chính phủ Ấn Độ. Tuy nhiên, thật không may, khi chỉ cách lễ cưới vài ngày thì Sarath và mẹ bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Họ được điều trị tại bệnh viện Đại học y Vandaanam.
Mặc dù chú rể mắc Covid-19, hai gia đình vẫn mong muốn tổ chức hôn lễ theo đúng ngày giờ trong kế hoạch. Được sự cho phép của giám đốc bệnh viện RV Ramlal; họ tổ chức lễ cưới tại bệnh viện. Cô dâu và chú rể thành hôn trước sự chứng kiến của mẹ chú rể Sarath Mon cùng các bác sĩ và nhân viên y tế trong bệnh viện, theo Indian Express.
Cô dâu mặc đồ bảo hộ và hôn lễ ngay tại bệnh viện
Tại lễ cưới, cô dâu chú rể không trao nhẫn hay hôn nhau; mà chỉ trao vòng hoa cho nhau. Cả 3 người đều đeo khẩu trang 3M. Abhirami, thay vì mặc váy cưới lộng lẫy, cô phải mặc đồ bảo hộ kín từ đầu tới chân.
Hôn lễ kết thúc, cô dâu Abhirami trở về nhà; còn chú rể Sarath và mẹ vẫn ở lại bệnh viện tiếp tục điều trị.
Thông thường, những đám cưới ở Ấn Độ rất tốn kém. Nhà xã hội học Patricia Uberoi từng nói đám cưới ở Ấn Độ là “nơi dễ thấy nhất sự tiêu thụ và sự lãng phí”. Trong khi đó theo phân tích của KPMG, một gia đình Ấn Độ trung bình chi khoảng một phần năm tài sản dành dụm cho đám cưới của con cái.
Tuy nhiên với bối cảnh dịch bệnh như hiện tại, những đám cưới xa hoa không còn thích hợp. Thay vì hàng trăm, nghìn khách mời, một sự kiện ấm áp chỉ có vài chục người tham dự lại an toàn hơn; đồng thời giúp gia đình tiết kiệm được đến 80% ngân sách. Số tiền đó có thể dùng cho những mục đích ý nghĩa. Điều quan trọng là cô dâu và chú rể có thể trở thành vợ chồng, bên nhau đến đầu bạc răng long.