Người Việt Nam có câu thành ngữ “Đói giỗ cha, no ba ngày Tết”. Cho dù nghèo khó đến đâu thì gia đình cũng cố vay mượn, xoay sở để có mâm cỗ Tết đủ ăn cho 3 ngày. Sao cho “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”.
Tết cổ truyền hay còn gọi Tết sum vầy
Cho dù có đói khát quanh năm thì đến Tết, nhất là trẻ em thường được ăn uống no đủ và ngon lành. Ngày Tết, bữa ăn luôn có nhiều món sang trọng hơn bữa ăn ngày thường.
Tết là dịp mọi người được trở về bên gia đình; khoảng thời gian mỗi đứa con xa quê, đều đau đáu ngóng trông. Tết nguyên đán hay còn được gọi là Tết sum vầy.
Tết là sự mong đợi, háo hức của của cả người lớn, trẻ nhỏ. Dù cuộc sống có thay đổi, mỗi thế hệ có trưởng thành, hội nhập và hiện đại đến đâu; Tết truyền thống vẫn luôn nguyên vẹn trong trái tim, và nếp sống của mỗi người dân Việt.
Nhắc đến Tết mọi người nghĩ ngay đến mâm cơm tất niên, bữa cơm cúng tổ tiên và bữa cơm đoàn viên của gia đình. Những vùng miền khác nhau có đặc sản khác nhau; nên mâm cơm ngày Tết cũng mang theo đặc trưng của vùng miền.
Mâm cỗ Tết miền Bắc tinh tế
Đó là sự phối hợp hài hòa của các món ăn, giữa món nước và món khô, giữa thịt và rau.
Các món ngày Tết của gia đình ở miền Bắc thường có: gà luộc, bóng bì, canh măng có chân giò và nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, xôi đỗ, bánh chưng, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò xào, nộm, dưa hành muối…
Có gia đình cầu kỳ còn kho thêm nồi cá trắm với riềng, rất hợp ăn cùng bánh chưng xanh. Hoặc thịt bò kho đậm đà với ngũ vị hương.
Miền Trung chuộng sự cầu kỳ tỉ mỉ
Món Tết của miền Trung được chăm chút kỹ lưỡng. Mâm cỗ nơi đây không có bánh chưng mà là bánh tét, được gói bằng lá chuối theo hình trụ, ăn với dưa món (củ cải, cà rốt, dưa leo ngâm trong nước mắm đường).
Những món nguội như chả; nem chua, tré; hay gỏi luôn có trong mâm cỗ miền Trung. Đặc biệt, mâm cỗ Huế không thể thiếu món tôm chua thịt phay; nem bò lụi; chả tôm; gỏi vả.
Tết ở miền Trung còn có thêm món bò nấu thưng; thịt nạc rim. Đặc biệt là món giò heo hon, giò heo ướp nghệ tươi giã nát, nấu liu riu đến khi mềm, cho thêm đậu phộng đã bóc vỏ, vừa béo vừa thơm ăn với xôi trắng rất hợp.
- Cách làm thịt heo quay giòn bì bằng chảo ngon như hiệu
- Thịt heo xào rau húng kiểu Thái đậm vị, thơm nồng
Ẩm thực Tết miền Nam vô cùng phong phú
Bánh tét không chỉ có nhân thịt heo, đậu xanh; mà còn biến tấu thành nhiều kiểu như bánh tét chay nhân chỉ có đậu đen, dừa nạo trộn với nếp. Bánh tét ngọt có nhân đậu xanh hay nhân chuối. Bánh tét nhân thập cẩm có nhân tôm khô, trứng muối, lạp xưởng, nấm đông cô… Đặc biệt là bánh tét lá cẩm, lá gấc, bánh tét ngũ sắc.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở miền Nam không thể thiếu nồi thịt kho tàu với nước dừa. Miếng thịt phải là ba rọi ăn mới không khô, kho với trứng vịt và nước dừa xiêm, miếng thịt mềm rục mà không nát, ăn kèm với dưa giá cải chua.
Khổ qua nấu thịt cũng là món đặc trưng ngày Tết của người miền Nam. Người dân miền Nam ăn khổ qua với mong ước năm mới Tết đến mọi sự khổ cực sẽ qua đi; và mang lại niềm may mắn cho cuộc sống.
Thêm những móm như: Nem bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi gà xé phay trộn củ hành, củ kiệu chua, tôm khô kiệu chua; cũng là những món ăn Tết thường có.
Để không bị ngán bởi những món quá nhiều thịt mợ; người dân làm cá lóc nướng hay hấp, cuốn với bánh tráng, vừa bổ sung thêm rau xanh, vừa dễ ăn.
Đặc sản vùng miền đặc trưng
Ngoài ra ở làng Vũ Đại, Hà Nam phải có món cá kho tiến Vua là đặc sản của người dân Vũ Đại. Làng Sơn Vi, Phú Thọ thường có thêm chè lam. Người dân Quảng Nam thì phải có bánh tổ Hội An.
Trong sâu thẳm tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, dù ở vùng nào xứ nào thì mâm cơm ngày Tết là mâm cơm gắn kết tình thân. Và luôn mang ý nghĩa sum vầy thiêng liêng trong mỗi gia đình Việt.
Video xem thêm: Âm nhạc