Phó Tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga – Trung tướng Sergei Dronov tuyên bố Nga đã thành công trong việc phá hủy các mục tiêu trọng yếu, kiên cố của Ukraine bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal cùng nhiều tổ hợp vũ khí hiện đại khác tại Donbass.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31K được trang bị hệ thống tên lửa siêu thanh Kinzhal – có nghĩa là “dao găm” trong tiếng Nga – đã được sử dụng thành công trong Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga để bảo vệ Donbass. Điều này đã được Tư lệnh Lực lượng Không quân – Phó Tổng Tư lệnh Các Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS), Trung tướng Sergei Dronov vừa công bố hôm nay.

Một số các mẫu vũ khí hiện đại của Nga đã được được triển khai tới Syria gần đây, hiện đã được lực lượng Nga đưa vào hoạt động trong cuộc xung đột tại Ukraine. 

Tên lửa siêu thanh Kinzhal

Vào tháng 3, Bộ Quốc phòng Nga đã hai lần xác nhận sử dụng tên lửa siêu thanh Kinzhal để tấn công mục tiêu ở Ukraine. Đây là lần đầu tiên những tên lửa siêu vượt âm được sử dụng trong xung đột thực tế.

Vào ngày 18/3, hệ thống tên lửa Kinzhal đã phá hủy một nhà kho ngầm lớn chứa tên lửa và đạn dược cho máy bay của quân đội Ukraine ở làng Delyatyn, tỉnh Ivano-Frankivsk”.

Kinzhal là tổ hợp tên lửa hàng không mới nhất của Nga, bao gồm máy bay tác chiến MiG-31K và tên lửa siêu thanh Kh-47M Kinzhal với tầm bay tới 2.000 km, đạt tốc độ 10-12 Mach (khoảng hơn 12.000 km/h).

Tổ hợp hiện đại bậc nhất này có thể sử dụng để tiêu diệt nhiều mục tiêu mặt đất và trên biển. Nó được thiết kế để xuyên thủng lá chắn tên lửa của Mỹ.

Tên lửa dài 8 m, đường kính lớn nhất 1 m, trọng lượng phóng 1 tấn. Nó có thể mang theo đầu đạn thông thường nặng 500 kg, hoặc đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ 100-500 Kt.

Kinzhal được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp dẫn hướng quán tính, định vị vệ tinh GLONASS và cảm biến quang học giai đoạn cuối. Tên lửa có sai số trượt mục tiêu (CEP) khoảng 10-20 m.

Việc chọn MiG-31 làm nền tảng cho “Dao găm” Kinzhal không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên. Máy bay chiến đấu đánh chặn tầm xa siêu thanh có từ thời Liên Xô phát triển này, có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết, và được xem là phương tiện chiến đấu không có đối thủ trong cùng loại.

Việc Kinzhal được đưa vào sử dụng trong chiến trường thực tế đã đem lại cho Moscow một vũ khí tấn công tầm xa đáng sợ.

Với tốc độ tấn công lên đến 12.000 km/h, việc đánh chặn vũ khí này là nhiệm vụ bất khả thi, ngay cả với Mỹ – quốc gia có hệ thống đánh chặn tên lửa hàng đầu thế giới.

Tiêm kích thế hệ thứ 5 mới nhất Su-57

Ngày 18/6, Phó Thủ tướng Liên bang Nga Yuri Borisov thông báo bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg rằng, Nga đã sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới nhất Su-57 trong một chiến dịch đặc biệt để bảo vệ Donbass. Ông lưu ý rằng Su-57 đang hoạt động rất hiệu quả.

Sự xuất hiện của dòng tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 tại Ukraine không chỉ mang ý nghĩa về tác chiến, mà còn là cơ hội lớn để Moscow thử nghiệm và hoàn thiện chiến thuật cho dòng máy bay tương lai của Không quân Nga, kể từ khi Liên Xô tan rã.

Thực tế Su-57 đã trải qua các thử nghiệm thực chiến ở Syria và tham gia nhiệm vụ chiến đấu tại Ukraine mới đây, đã phần nào chứng minh các nhà thiết kế Nga đã có cách tiếp cận công nghệ đúng. 

Khoang chiến đấu lớn cho phép Su-57 sử dụng nhiều loại bom dẫn đường hạng nặng, cũng như sử dụng tên các loại tên lửa hành trình có tầm bắn ngoài “ô phòng không”, tương ứng khoảng 300km.

Tên lửa R-37M với tầm bắn xa tới 300km và nhiều loại tên lửa không đối không thế hệ mới được ra đời tương ứng với Su-57.

Trong khi đó, tiêm kích F-22 của Mỹ vẫn phải sử dụng tên lửa thế hệ cũ là AIM-120 AMRAAM với tầm bắn tối đa khoảng 200km, khi chương trình phát triển tên lửa AIM-152 AAAM tầm bắn 270km bị hủy bỏ.

Tên lửa chính xác cao LMUR “305”

Ngày 20/6, Nga tuyên bố đã bắt đầu sử dụng tên lửa máy bay 305 có độ chính xác cao mới ở Ukraine. Tên lửa “305” có độ chính xác rất cao với sai số cách đường ngắm không quá 2 m. 

Tên lửa đặc biệt được phát triển cho các máy bay trực thăng tấn công Mi-28NM và Ka-52M nâng cấp. Trong tên lửa “Izdeliye 305” lắp đặt 1 thiết bị dò tìm quang ảnh nhiệt 9B-7755, do Viện ZAO MNITI ở Moscow phát triển.

Trong một số video cho thấy, khi sử dụng LMUR, phi công chỉ định chuyển mục tiêu chuyển từ một tòa nhà này sang tòa nhà khác vài giây trước khi tên lửa đánh trúng mục tiêu.

Hệ thống tác chiến điện tử

Ngày 27/7, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn phim ghi lại quá trình làm việc của các phi hành đoàn trực thăng Mi-8 với hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, được lắp đặt trên khoang trong một chiến dịch đặc biệt tại Ukraine. 

Những loại vũ khí như vậy có thể thấy qua tổ hợp thiết bị gây nhiễu Rychag-AV trang bị trên máy trực thăng đa dụng Mi-8.

Các khối hoạt động của tổ hợp được lắp đặt trên khoang, khiến trực thăng Mi-8 không có bất kỳ điểm nhận dạng bất thường, nhưng lại có thêm khả năng áp chế và gây nhiễu điện tử ở nhiều băng tần khác nhau.

Các tổ hợp vũ khí đối kháng điện tử của Nga đủ khả năng tạo “ô phòng thủ điện tử” trước các thiết bị trinh sát hay vũ khí tấn công vô tuyến và điện tử của đối phương.

Có thể bạn quan tâm: