Những tai ương của nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng bộc lộ bởi đại dịch Covid-19, bong bóng bất động sản, nợ công… khiến ĐCSTQ đang “khát” tiền mặt. Bên cạnh đó, có khả năng Bắc Kinh cố tình đánh sập đồng nhân dân tệ của mình với mục đích gì?

Để làm đẹp bức tranh “kinh tế thịnh vượng” khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là tới ĐH ĐCSTQ lần thứ 20, chính quyền Bắc Kinh đang huy động vốn để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vốn đang ảm đạm.

Bắc Kinh có thể trông chờ vào các đối tác toàn cầu và các khoản cho vay của nước ngoài để vực dậy nền kinh tế, nhưng mọi chuyện không suôn sẻ như tính toán. 

Ngân hàng Phát triển Châu Á nói Không với Trung Quốc

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) gần đây đã chỉ ra rằng họ sẽ ngừng gia hạn các khoản vay cho Trung Quốc sau năm 2025. Tin tức này loang ra như một cú sốc đối với chính quyền Bắc Kinh vào thời điểm nền kinh tế của nước này đang rất cần thêm nguồn tín dụng.

Trong một cuộc phỏng vấn, Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa cho biết: “Chúng tôi muốn bắt đầu thảo luận vào năm tới về việc liệu Trung Quốc có thể chấm dứt các khoản vay mới từ ADB hay không”

Trụ sở Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (ảnh: Chụp màn hình).

Việc ĐCSTQ xử lý sai đại dịch COVID-19 đã gây ra một cú sốc khá nặng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Những xáo trộn ở đặc khu hành chính Hong Kong và khu tự trị Tân Cương đã khiến niềm tin của giới kinh doanh tại các khu vực này bị suy giảm.

Từng là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất, Trung Quốc chỉ ghi nhận mức tăng trưởng 0,4% trong quý 2 năm 2022.

Hơn nữa, cuộc khủng hoảng nhà ở và căng thẳng địa chính trị gia tăng do xung đột Đài Loan đã đẩy Trung Quốc vào bờ vực, và có vẻ như các nhà lãnh đạo của nước này sẽ sớm đi vào con đường ‘tự sát’ chính trị.

ADB: Công cụ của phe chống ĐCSTQ?

Người ta có thể thắc mắc tại sao ADB lại ngừng cung cấp các khoản vay cho Trung Quốc. Các nguồn tin chính thức khẳng định rằng Trung Quốc đơn giản là không cần các khoản vay nữa. 

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể và trở thành kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc cung cấp hỗ trợ tài chính cho các quốc gia khác và có lẽ không cần thêm các khoản tín dụng bên ngoài.

Thay vì 9 tỷ USD từ năm 2016 đến năm 2020, ADB hiện dự định cho Trung Quốc vay 7,5 tỷ USD từ năm 2021 đến năm 2025. Tuy nhiên, ngân hàng ADB có thể sẽ tạm ngừng cho Trung Quốc vay sau năm 2025.

Bất kể quy mô của nền kinh tế, các khoản cho vay tín dụng là cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng. Việc Trung Quốc bị đình chỉ khỏi danh sách của ADB có thể có động cơ thầm kín.

Đáng chú ý là Mỹ và Nhật Bản, mỗi bên có 15,6% cổ phần, tiếp theo là Trung Quốc với 6,4% cổ phần trong ADB. Cả hai quốc gia có cổ phần tối đa đều là đồng minh và không ủng hộ ý tưởng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự Trung Quốc tấn công, trong khi Nhật Bản là một trong những đối thủ lớn nhất của Trung Quốc với ảnh hưởng ngày càng tăng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Một liên minh được gọi là Đối thoại An ninh Tứ giác (QSD) gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đã sẵn sàng để kiềm chế Trung Quốc.

Bộ Trưởng Tài chính Australia Joshua Frydenberg (phải) và Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa (trái), trong cuộc họp song phương bên lề cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 tại Jakarta vào ngày 17/2/2022 (ảnh: Chụp màn hình AFP).

Rất có thể Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa – một công chức Nhật Bản, đã bị ảnh hưởng bởi 2 cổ đông lớn nhất, trong việc ra quyết định cắt tài trợ tài chính cho Trung Quốc vào thời điểm mà nước này đang cần.

Đó thực sự là một thời kỳ khó khăn đối với người Trung Quốc. Nền kinh tế yếu kém và mối đe dọa chiến tranh với Mỹ về vấn đề Đài Loan đã gây ra nỗi lo lắng trong dân chúng Trung Quốc. 

Xem thêm: Video: Trung Quốc triển khai xe tăng để bảo vệ ngân hàng trước sự giận dữ của người dân đòi tiền tiết kiệm?

Thêm nữa bong bóng bất động sản ở Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm,  và chỉ cần một áp lực nhỏ nhất cũng có thể khiến nó nổ tung.

Trung Quốc thoát hiểm bằng cách nào?

Đồng nhân dân tệ sẽ ngày càng được sử dụng như một đòn bẩy để chống lại rủi ro tăng trưởng từ dòng vốn chảy ra ngoài và gánh nặng nợ nần chồng chất.

Sự sụt giảm gần đây của đồng tiền này với nguy cơ ngày càng gia tăng khiến Trung Quốc có thể phải từ bỏ hoàn toàn chế độ tỷ giá hối đoái cố định của mình.

Có vẻ kỳ lạ khi đồng nhân dân tệ đang suy yếu so với đồng đô la trong khi thặng dư thương mại của Trung Quốc lại đang tăng vọt.

Nhưng đây là trọng tâm của vấn đề Trung Quốc – và tại sao đồng nhân dân tệ yếu hơn có khả năng là một phần ‘giải pháp’ cứu nguy cho ĐCSTQ.

Kể từ sau đại dịch, thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng mạnh, tăng gần nửa nghìn tỷ đô la, phản ánh chặt chẽ với sự gia tăng thâm hụt thương mại của Mỹ. Đây hiện là một sự mất cân bằng toàn cầu nghiêm trọng.

Nguyên do là vì sao? Câu trả lời là: Đó là do các chính sách khác nhau mà Trung Quốc và Mỹ theo đuổi sau đại dịch. 

Học giả George Magnus cho rằng chiến dịch 'thịnh vượng chung' của Tập Cận Bình có nguy cơ đổ vỡ do nước này đồng lõa với cuộc xâm lược của Nga và các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đại dịch Covid -19, ảnh: Wikimedia Commons.
Học giả George Magnus cho rằng chiến dịch ‘thịnh vượng chung’ của Tập Cận Bình có nguy cơ đổ vỡ do nước này đồng lõa với cuộc xâm lược của Nga và các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đại dịch Covid -19, ảnh: Wikimedia Commons.

Trong khi phần lớn sự hỗ trợ của Mỹ là nhằm hỗ trợ việc làm và người tiêu dùng, thì Trung Quốc tập trung vào khu vực doanh nghiệp nhà nước hướng tới xuất khẩu.

Nền tảng của mô hình tăng trưởng của Trung Quốc kể từ khi nước này gia nhập WTO năm 2001 là định hướng nền kinh tế theo hướng khu vực xuất khẩu mà không gây tổn hại cho khu vực hộ gia đình. 

Các hộ gia đình đã và đang gián tiếp hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như lãi suất huy động vốn thấp một cách giả tạo.

Kết quả là, tỷ trọng tiêu dùng của hộ gia đình trong GDP giảm xuống mức thấp hiếm thấy ở bất kỳ quốc gia nào trong thời kinh tế bùng nổ này. Tỷ lệ này bắt đầu gia tăng, nhưng kể từ sau đại dịch, nó đã giảm trở lại.

Trong khi toàn cầu hóa vẫn đang diễn ra và tiền lương ở Trung Quốc vẫn có tính cạnh tranh cao, lợi nhuận của khu vực xuất khẩu nhiều hơn dẫn đến sự thiệt hại đối với tiêu dùng trong nước và với sự trợ giúp của nợ, tăng trưởng GDP vẫn mạnh mẽ.

Trung Quốc cố tình làm đồng nhân dân tệ sụp đổ? 

Nhưng hiện nay khu vực tiêu dùng của hộ gia đình đang bị tổn thất trên ba mặt trận:

  1. Về tài chính: Chỉ tập trung khu vực Doanh nghiệp Nhà nước
  2. Về mặt xã hội: Bị tàn phá do các lệnh phong tỏa bởi Covid
  3. Ở khu dân cư: Nợ chồng chất do sự sụt giảm giá bất động sản.

Sự thiệt hại hiện đang lớn hơn lợi nhuận trong lĩnh vực xuất khẩu, dẫn đến GDP yếu hơn.

Hơn nữa, sự mất cân bằng thương mại đang trở nên tồi tệ trên hai mặt: Đó là không chỉ xuất khẩu tăng, mà nhập khẩu đang trì trệ do nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm.

Điều đó đang gây căng thẳng lớn bởi lượng vốn nước ngoài rời khỏi Trung Quốc ngày càng tăng khi căng thẳng toàn cầu gia tăng. Dòng vốn bị chảy ra ngoài khiến tín dụng bị thu hẹp lại, làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc. 

Một đòn bẩy dễ dàng để giảm bớt một số áp lực này là cho phép đồng nhan dân tệ suy yếu.

Đó là những gì Trung Quốc đã và đang làm, cho phép cố định đồng đô la của đồng nhân dân tệ tăng, và cắt giảm lãi suất cho vay.

Do đó, quy mô thặng dư thương mại của Trung Quốc hiện phản ánh mức độ yếu kém của nền kinh tế, chứ không phải sức mạnh của nó, và đó là lý do tại sao đồng nhân dân tệ ngày càng suy yếu hơn.

Tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc chậm lại đang bộc lộ một điểm yếu còn lớn hơn nữa: Đó là gánh nặng nợ nần. 

Chính quyền Bắc Kinh từ lâu đã phải đối mặt với khả năng phá sản do vỡ nợ. Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu nước ngoài của DN Trung Quốc cao kỷ lục. Quy mô vỡ nợ ở nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc năm 2022 đạt 26,2 tỷ USD, dường như toàn bộ đều là các doanh nghiệp bất động sản. Tỷ lệ nợ tư nhân trên GDP cao nhất so với tất cả các nền kinh tế lớn trong bảng xếp hạng Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu (GFCI).

Tỷ lệ nợ tư nhân trên GDP cao nhất so với tất cả các nền kinh tế lớn trong bảng xếp hạng Chỉ số Trung tâm Tài chính toàn cầu (GFCI).

Tình hình đang trở nên tồi tệ hơn khi bất động sản sụt giảm với nguy cơ bong bóng nhà đất, cùng dòng vốn nước ngoài rời bỏ thị trường đông dân nhất này kéo theo tăng trưởng chậm lại. 

Đồng tiền yếu hơn sẽ trở thành một trong số ít các lựa chọn để chính quyền Bắc Kinh giảm bớt hậu quả tai hại của bẫy nợ, bằng cách giảm tỷ giá hối đoái cố định hoàn toàn và theo đuổi chính sách tiền tệ độc lập và ổn định.

Tuy nhiên việc ĐCSTQ cho phép đồng nhân dân tệ suy yếu nhiều hơn hoặc thả nổi tự do lại gây ra nhiều rủi ro và có những tác động tới toàn cầu. 

Dưới thời chính quyền Donald Trump, ông đã từng gọi Trung Quốc là ‘kẻ thao túng tiền tệ’, khi chính quyền Bắc Kinh hạ giá trị đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn, và bù đắp thiệt hại do hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ bị đánh thuế cao.

Mặc dù đồng nhân dân tệ yếu hơn có vẻ như có lợi cho người tiêu dùng trên thế giới, vì nay họ có thể mua hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn, nhưng nó mang theo những rủi ro khác.

Đồng nhân dân tệ yếu sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc có tính cạnh tranh cao hơn, giảm lạm phát hoặc giảm dòng vốn chảy vào trong nước.

Nhưng đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng ngoại nhập vào Trung Quốc đắt hơn, do đó có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao và gây sức ép lên nền kinh tế thế giới vốn đã tăng trưởng chậm lại, cũng như khiến những người có tiền đầu tư vào những tài sản khác.

Việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc cũng có thể dẫn đến việc mất hàng triệu việc làm ở Mỹ và châu Âu. Các nhà phân tích dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ còn tiếp tục tụt giá, và nó đều nằm trong toan tính của ĐCSTQ. 

Xem thêm: Trung Quốc – Nga đang điên cuồng gom vàng: Mục đích ẩn giấu sau động cơ này là gì?