Các cuộc biểu tình của người dân lan rộng ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) sau khi 6 tỷ đô la tiền gửi của họ được cho là đã ‘biến mất’, khiến các ngân hàng do ĐCSTQ kiểm soát phải đóng băng hoạt động rút tiền của người dân vào tháng 4.

Hàng nghìn người biểu tình: Chính quyền trấn áp

Theo ibtimes, một video gây sốc đã xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy một hàng xe tăng xuất hiện trước một ngân hàng ở Trung Quốc để ngăn người dân đang bất mãn vào chi nhánh để rút tiền.

Trang này dẫn nguồn tin chưa xác nhận từ một người dùng Reddit cho biết: “Các xe tăng của Trung Quốc xuất hiện trên đường phố lần này để bảo vệ các Ngân hàng (có thể là Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông).

Vụ việc là do chi nhánh Hà Nam của Ngân hàng Trung Quốc tuyên bố rằng, tiền tiết kiệm của người dân trong chi nhánh của họ, hiện là ‘sản phẩm đầu tư’ và không thể rút ra được”. 

Trước đó, hôm 11/7 hàng nghìn người biểu tình đã tụ tập trước chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, với yêu cầu rút các khoản tiết kiệm bị đóng băng trong suốt 4 tháng qua.

Theo hãng tin AFP, biểu tình với quy mô hơn ngàn người là rất hiếm ở Trung Quốc.

Trong video, những người biểu tình tập trung trước chi nhánh phụ ở Trịnh Châu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bị một nhóm không rõ mặt mặc áo trắng tấn công, và lôi đi vào ngày 10/7 trong khi cảnh sát theo dõi.

Ngân hàng Trung Quốc thu tiền “bất hợp pháp”

Theo South China Morning Post, trong nhiều tháng, những người gửi tiết kiệm ở nông thôn đã xuống đường ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, để đòi tiền sau khi phát hiện ra rằng tiền gửi của họ đã bị đóng băng kể từ 18/4 tại 4 ngân hàng gồm:

Ngân hàng Làng Yuzhou Xinminsheng, Ngân hàng Hạt Shangcai Huimin, Ngân hàng Cộng đồng Zhecheng Huanghuai và Ngân hàng Quốc gia Phương Đông mới Khai Phong ở tỉnh Hà Nam và Ngân hàng Làng Guzhen Xinhuaihe ở tỉnh An Huy.

Trong đó, 4 ngân hàng ở Hà Nam đã tạm ngưng cho người dân rút tiền với lý do bảo trì hệ thống. 

Theo Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc (CBIRC), một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy Tập đoàn Xincaifu Hà Nam đã nắm quyền kiểm soát 5 ngân hàng nông thôn, thông qua “thông đồng nội bộ và bên ngoài”, và thu hút tiền gửi từ những người tiết kiệm một cách “bất hợp pháp”.

Theo Asiatimes, hơn 400.000 người gửi tiền tại 6 ngân hàng nông thôn ở tỉnh Hà Nam đang được thúc giục nộp hồ sơ lên ​​các cơ quan quản lý ngân hàng nếu họ không thể rút tiền, tổng số tiền được báo cáo là 40 tỷ nhân dân tệ (6 tỷ USD). 

Một quan chức giấu tên từ CBIRC cho biết, ngân hàng Trung Quốc có kế hoạch trả nợ gốc cho những khách hàng gửi tiền tiết kiệm dưới 7.400 đô la (50.000 nhân dân tệ) theo từng đợt, và kêu gọi những khách hàng chưa nhận được tiền của họ hãy “kiên nhẫn chờ đợi”.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, khi nào hoặc liệu những người gửi tiền có nhận lại được toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm của họ hay không? 

Một số báo cáo cho thấy “có khả năng cao” những người gửi tiền sẽ không bao giờ lấy lại được tiền của họ.

Rủi ro, khủng hoảng

Các ngân hàng nhỏ của Trung Quốc thường có mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương thông qua các công ty mà họ kiểm soát. Và các ngân hàng này tiếp xúc với lĩnh vực bất động sản ngày càng biến động, khiến ngân hàng nhỏ dễ bị suy thoái kinh tế hơn các ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, vụ bê bối ngân hàng ở tỉnh Hà Nam có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về rủi ro hệ thống ở Trung Quốc. Tác động của nó có nguy cơ trở thành quả cầu tuyết, nếu các cơ quan quản lý không kiểm soát được trong khi chính quyền Bắc Kinh đang vật lộn để thúc đẩy nền kinh tế của mình.

Vụ bê bối xảy ra vào thời điểm Trung Quốc đang bị thách thức bởi những sóng gió kinh tế mạnh mẽ. Chính quyền Bắc Kinh đã nhiều lần gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro tài chính, đồng thời ưu tiên ổn định kinh tế và xã hội trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 20.

ĐCSTQ đã bắt đầu dập tắt những cuộc biểu tình này bằng nhiều phương cách bạo lực như trấn áp, bắt giữ.

Ngoài ra, bằng cách vũ khí hóa “mã sức khỏe COVID” sẽ được đưa vào hệ thống điểm tín dụng xã hội để trừng phạt những công dân “cứng đầu”. Trong đó, việc áp đặt mã “màu đỏ” trên ứng dụng hộ chiếu COVID của họ để người dân không được phép đến các địa điểm công cộng.

Có thể bạn quan tâm: