Site icon MUC News

Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc: Vì sao người Việt lại e dè?

Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc: vì sao người Việt lại sợ?

Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc được nhiều người Việt biết đến. Thực hư thế nào không rõ nhưng đã khiến một số người Việt sinh tâm lý cảnh giác với môn tập này.

Tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến Pháp Luân Công, phóng viên được tiếp cận nhiều nguồn tài liệu, thông tin cũng như tiếp xúc, phỏng vấn nhiều người; từ học viên Pháp Luân Công đến người dân chưa từng tập luyện. Điều mà chúng tôi nhận thấy, là có những người tìm hiểu và muốn học Pháp Luân Công nhưng còn e ngại, thậm chí là sợ không biết có nên tập hay không khi biết được Pháp Luân Công bị đàn áp bên Trung Quốc. Vậy họ e sợ điều gì? Và tại sao Pháp Luân Công lại bị đàn áp tại Trung Quốc? Điều đó ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

1. Một số góc nhìn của người Việt khi nghe Pháp Luân Công bị đàn áp

Góc nhìn chủ quan, không tìm hiểu thông tin đầy đủ

Nhóm người này đa dạng các thành phần, địa vị và độ tuổi khác nhau. Gồm cả những người trí thức hay người dân lao động. Họ không quá quan tâm đến vấn đề này, hoặc chỉ nghe thông tin từ người khác hoặc bản thân đọc qua thông tin ở đâu đó. Họ tin vào hiểu biết và kiến giải của bản thân mình. Đa phần họ nhìn nhận thông tin từ những gì được nghe thấy mà chưa dành thời gian tìm hiểu từ nhiều phía.

Có người nhìn nhận thông tin theo hướng chủ quan của bản thân mà không cần tìm hiểu từ nhiều phía dẫn đến phiến diện không tiếp cận được sự thật.

Những người này kết luận rằng: Pháp Luân Công bị đàn áp nghĩa là xấu. Nếu tốt thì đã không đàn áp, phải làm sao thì chính quyền mới đàn áp? Chẳng phải đàn áp chỉ dành cho kẻ xấu, điều xấu; người tốt sao có thể bị đàn áp. Vì lối suy nghĩ này nên họ không tìm hiểu thêm câu chuyện là “người ra lệnh đàn áp là người như thế nào?”. Bởi thế, ai nói gì cũng không lay chuyển quan điểm của họ.

Từ góc nhìn như vậy, những người ấy coi bất kỳ hành động nào của học viên Pháp Luân Công đều là lừa đảo, tuyên truyền… Họ còn ngăn cản người thân tập luyện.

Góc nhìn tiêu cực, đánh đồng và “tuân theo mệnh lệnh”

Thông tin hiện nay là đa dạng, mỗi người tự lựa chọn và nhìn nhận. Tuy nhiên, không dễ dàng biết được chính xác tính chân thực ở đó là bao nhiêu. Một số người thừa nhận, thông tin đầu tiên về một sự việc, hiện tượng có sự tác động rất lớn với họ. Ví như có người chia sẻ, lần đầu họ nghe nói tới Pháp Luân Công là từ một bài báo có tính định hướng từ chính phủ Trung Quốc, cho rằng Pháp Luân Công là xấu; và thế là một thời gian dài sau đó, họ yên tâm rằng đó là sự thật.

Cũng có người tin rằng, thế giới thực hiện khẩu hiệu “bình đẳng, tự do, dân chủ” thì làm gì có chuyện “người tốt bị đàn áp”?! Tất nhiên, đa phần những người này cũng chưa cân nhắc tới việc Trung Quốc có phải là quốc gia “bình đẳng, tự do, dân chủ” hay không? Bên cạnh đó, có người vốn mang sẵn góc nhìn tiêu cực, đánh đồng, khi đọc các bài tiêu cực về Pháp Luân Công, lập tức cho rằng môn này xấu. Cũng có những người khi nghe thấy nói “Pháp Luân Công là môn tu luyện”, thì cảm thấy bị tổn thương về niềm tin tín ngưỡng. Bởi họ cho rằng, chỉ những gì trong tôn giáo mình đã biết thì mới gọi là “tu”. Đang lúc bực bội, lại đọc được bài báo nói Pháp Luân Công là tà giáo thì họ quả quyết “Pháp Luân Công là tà giáo”.

Người tỉnh táo sẽ hiểu ra, không bị cuốn theo lời vu khống nên sẽ hiểu sâu sắc vấn đề.

Còn góc nhìn khác, ở bộ phận những người có địa vị, thực thi pháp luật hay truyền thông; họ phải đối mặt với những tình huống nhạy cảm. Có một số người, với đặc thù nghề nghiệp; họ phải làm việc theo yêu cầu “tuân theo mệnh lệnh”, bất kể điều đó có đúng với bản chất sự việc hay không. Hậu quả là không chỉ có nhiều thông tin chưa kiểm chứng về Pháp Luân Công, mà có cả những tin tức ngụy tạo, đã được phát hành ra thị trường; khiến người đọc thêm phần định kiến về môn khí công này.

Người có góc nhìn tích cực, lạc quan

Với những người có góc nhìn lạc quan, tích cực, khi nghe thông tin về Pháp Luân Công bị đàn áp, họ có thể thắc mắc “Vì sao Chân-Thiện-Nhẫn lại là xấu?”, rồi họ tìm hiểu và có nhận định của mình.

Khi nghe các học viên chia sẻ, họ có được thêm thông tin. Họ bắt đầu nhìn nhận ở các góc cạnh tích cực của môn tập này. Họ có thể là những người thân của các học viên. Ban đầu khi biết một trong các thành viên gia đình của họ tập, họ có thể lo lắng. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu và chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu cả về sức khoẻ và tâm tính của người thân, họ đã thay đổi. Và sau đó họ cũng có thể bước vào tập luyện.

Những người hiểu sẽ kiên định với niềm tin tín ngưỡng đó, bất kể gặp khó khăn đến đâu (ảnh: Nguyện Ước).

Có một số người nhìn nhận rằng Pháp Luân Công chính là nhóm người đi tìm phương thuốc chữa bệnh. Khi bệnh tật đến với họ, họ tìm đến khí công. Khi họ tập Pháp Luân Công, tự mình chiêm nghiệm Pháp Luân Công là gì, tốt thế nào. Từ đó thay đổi lối suy nghĩ trước đây.

2. Người Việt e sợ điều gì khi họ tìm hiểu Pháp Luân Công?

Một số tâm lý biểu hiện về vấn đề này:

3. Những điều cần phân biệt rõ tốt – xấu về Pháp Luân Công

Nếu chỉ nghe thông tin có tính định hướng từ một bộ phận thì dễ cho rằng Pháp Luân Công là xấu. Có những điều khi không hiểu thì sẽ khó liễu giải được môn tập luyện này vì nó thuộc lĩnh vực tu luyện. Cũng bởi Pháp Luân Công là một môn pháp tu luyện, phương diện ‘tu luyện’ cũng là phương diện không phổ biến trong xã hội hiện đại này. Vậy nên để có thể hiểu đúng; hẳn cũng cần dành đủ thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu cẩn thận.

Thêm nữa, có lẽ cũng không nên chỉ vì thấy Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc mà lập tức có cái nhìn phản diện về pháp môn này.

Khi con người tin vào niềm tin tín ngưỡng thì sự kiên định là phẩm chất của những người tu luyện.