Chính quyền Trung Quốc tìm đủ mọi cách để buộc người dân tiêm hàng chục triệu liều vắc-xin COVID-19 “cây nhà lá vườn”. Trong khi đó, nhiều quan chức đã tìm đủ lí do để tránh tiêm vắc xin do Trung Quốc sản xuất.

“Nghìn lẻ một” lí do né tránh vắc-xin COVID-19 của quan chức Trung Quốc

Các tài liệu nội bộ do Epoch Times thu được tiết lộ; trong bối cảnh Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cho người dân; hàng chục quan chức khu vực Liêu Ninh đã tìm mọi lý do để không tiêm vắc-xin do Trung Quốc sản xuất.

Tại thị trấn Hình Đài (Xintai) thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, chỉ có 3 trong tổng số 66 quan chức đã được tiêm vắc-xin COVID-19. Tỉ lệ này cho thấy số lượng quan chức tham gia tiêm vắc-xin là rất ảm đạm.

Theo báo cáo tóm tắt về dữ liệu tiêm chủng, hơn 50 quan chức chính phủ, nhân viên tư pháp và cơ quan thực thi pháp luật đã đưa ra nhiều lý do để né tránh. Các lý do được đưa ra như: Họ có các bệnh nền, bị dị ứng; đang mang thai; vừa phẫu thuật; hoặc bị cảm lạnh. Trong đó, dị ứng là lý do được dùng nhiều nhất với 22 lần; sau đó là cao huyết áp, 20 lần; những bệnh mãn tính cũng được dùng khá phổ biến.

Tại Quận Thái An, văn phòng Phát triển Nhà ở và Đô thị gồm 56 thành viên thì chỉ có 4 người đồng ý tiêm chủng; 52 người né tránh, trong đó có 3 người tự đánh giá mình sức khỏe kém. Ủy ban Chính trị và Pháp luật của quận (một cơ quan do Đảng Cộng sản Trung Quốc tài trợ để giám sát trực tiếp hệ thống tòa án), 1 người nêu lí do bị đau răng. Tại trung tâm dịch vụ tài chính, một số người nói rằng họ đang dùng thuốc hoặc mắc các bệnh không rõ nguyên nhân.

Sự việc diễn ta tương tự tại Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp và trường cao đẳng kỹ thuật Thái An. Tại đây, khoảng một phần ba quan chức tuyên bố họ có tiền sử dị ứng; nhiều người nói rằng họ đang hồi phục sau cúm mùa.

Tỷ lệ các quan chức đồng ý tiêm vắc-xin là rất thấp. Họ đều là các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ); những người được giao nhiệm vụ “noi gương, dẫn đầu” trong chiến dịch tiêm chủng. Sự việc này dường như báo hiệu hiện tượng sẽ diễn ra tương tự trên toàn Trung Quốc.

Quan chức né tránh, còn dân đen bị cưỡng chế tiêm vắc xin COVID-19

ĐCSTQ đã và đang đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin cả trong và ngoài nước. Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 15/3, nước này đã nới lỏng các quy tắc thị thực nhằm lôi kéo du khách tiêm vắc-xin khi nhập cảnh. Nước này còn phân phối miễn phí vắc-xin đến 69 quốc gia trên thế giới.

Vào cuối tháng 3, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố đã tiêm khoảng 100 triệu liều vắc-xin khắp Trung Quốc. Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, ông Cao Phu (Gao Fu) nói với truyền thông nhà nước rằng; họ đang nhắm đến việc tiêm vắc-xin cho 70% đến 80% dân số Trung Quốc để đạt được khả năng miễn dịch toàn đàn.

Người dân Trung Quốc xếp hàng dài để tiêm vắc xin COVID-19 (ảnh chụp màn hình video BBC).
Người dân Trung Quốc xếp hàng dài để tiêm vắc xin COVID-19 (ảnh chụp màn hình video BBC).

Nhiều quan chức quá nhiệt tình đã đến tận nhà để tiêm phòng cho cư dân; họ thậm chí đe dọa đưa những người không hợp tác vào danh sách đen. Chiến dịch cưỡng chế người dân tiêm chủng trong khi các quan chức né tránh đã làm dấy lên nghi ngờ về chất lượng vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất.

Chất lượng vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc: Dấu hỏi lớn?

Trong khi công bố rất ít thông tin về vắc-xin Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã vội vàng phân phối tới hàng triệu người. Ngày 28/3, nhà sản xuất vắc-xin Sinopharm thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, đã công bố kế hoạch thử nghiệm vắc xin giai đoạn thứ ba ở nước ngoài để theo dõi thời gian hiệu lực của vắc-xin. Tại Hồng Kông, ít nhất 12 người dân đã thiệt mạng sau thử nghiệm vắc-xin Sinovac của Bắc Kinh.

Cả hai công ty (Sinopharm và Sinovac) đã không công khai dữ liệu lâm sàng của mình. Mặc dù, vào ngày 31/3, Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh hiệu quả các loại vắc-xin này đạt trên 50% – tiêu chuẩn tối thiểu cho việc sử dụng cho cộng đồng.

“Chúng tôi không biết gì về loại vắc-xin này. Không có dữ liệu thử nghiệm giai đoạn thứ ba cũng như dữ liệu phân tích về việc liệu nó có thể tạo ra kháng thể hay không; liệu chúng tôi có thể bị nhiễm bệnh hay lây nhiễm cho người khác hay không? Chúng tôi chẳng biết gì cả!”.

Một người đại lục tên Lý nói với Epoch Times tiếng Trung.

Giữa sự hoài nghi của công chúng, chính quyền Trung Quốc đã dùng truyền thông nhà nước để gây áp lực bằng các khẩu hiệu; chẳng hạn, họ kêu gọi người dân tiêm chủng bằng khẩu hiệu “hãy cho mượn cánh tay”.

Ở thị trấn Uyển Thành (Wancheng) thuộc tỉnh Hải Nam, chính quyền nói với người dân rằng; họ sẽ không thể đi xe buýt hoặc đến các nhà hàng và siêu thị mà không có giấy chứng nhận tiêm chủng.

“Nếu bạn không tiêm vắc-xin, nó sẽ ảnh hưởng đến việc đi học, làm việc, gia nhập quân đội và nhà ở của con cái bạn trong tương lai”.

Trích một thông báo lan truyền trên truyền thông xã hội Trung Quốc.

Sau đó, các quan chức địa phương đã phải xin lỗi người dân trước làn sóng phản ứng dữ dội.

Tại Vũ Hán, Ông Vu (Wu) vừa nhận được thông báo từ ủy ban địa phương và cơ quan làm việc; nội dung thông báo là một lịch hẹn tiêm vắc xin vào một ngày nhất định. Ông và cha mình, một quan chức chính phủ, đều cho rằng điều đó là không cần thiết. Bởi vì, vấn đề liên quan tới vắc-xin Trung Quốc như thế này đã từng xảy ra trong quá khứ.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như khá lo lắng về sự thiếu quan tâm của người dân trong việc tiêm vắc-xin. Vào những lúc bình thường, có nhiều người có vẻ ủng hộ Đảng và ghét nước Mỹ, nhưng nếu chính quyền yêu cầu họ tiêm vắc-xin trong nước, chắc chắn rằng không có ai đồng ý”.

Ông Vu nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.

Một cựu quan chức Bắc Kinh cũng bày tỏ lo ngại về các phản ứng bất lợi có thể xảy ra.

“Rất nhiều người dân thường lo lắng về điều này, và tôi cũng vậy”.

Ông nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn.