Phủ nhận một số thông tin trên mạng nói rằng “người tập Pháp Luân Công thời gian dài sẽ sinh ra ảo giác, tâm thần, hoang tưởng, kể cả giết người”; học viên môn tu luyện này nói “tác hại của Pháp Luân Công là không có”.
Tóm tắt nội dung
Những thông tin đăng tải nói về Pháp Luân Công nguy hiểm như thế nào?
Nghệ An Thời Báo – một trang tin, viết: Pháp Luân Công mượn vỏ bọc của rèn luyện sức khỏe; lợi dụng yếu tố tâm linh để lôi kéo người tập làm chính trị.
Nhiều người tập Pháp Luân Công đến mức mê muội, ảo giác; dẫn đến có các hành vi trái với luân thường đạo lý. Những hành vi phạm pháp luật như đập phá bàn thờ tổ tiên; xa lánh những người thân trong gia đình; xem những người khác và yêu ma…
Báo Thanh Niên viết, nhiều người đã tu tập Pháp Luân Công một cách sai lệch. Những người này tôn vinh Pháp Luân Công như một thứ tôn giáo. Từ đó nảy sinh nhiều biến tướng, gây thiệt hại đến bản thân và xã hội.
Tác hại của Pháp Luân Công có thực sự nguy hiểm, hay chỉ là tin đồn?
Tìm câu trả lời cho thắc mắc trên, phóng viên đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn cả người tập và không tập Pháp Luân Công.
Tập Pháp Luân Công có hại cho xã hội không? Người ngoài cuộc nói gì?
Chị Nguyễn. H. (phường Minh Khai, Hà Nội) nói chị không tập Pháp Luân Công; nhưng chị có bạn bè cùng nơi làm việc và người dân cùng nơi sinh sống luyện tập.
Chị cũng biết sơ qua về môn này. Pháp Luân Công do một người Trung Quốc là Ông Lý Hồng Chí sáng lập, gồm các bài tập rèn luyện sức khỏe và tu luyện tâm tính. Theo chị, môn này có lợi cho sức khỏe, vì chị nghĩ các động tác giúp lưu thông kinh mạch. Còn về tu luyện tâm tính thì chị chưa tìm hiểu. Tuy nhiên, chị chia sẻ, những người chị quen biết tập Pháp Luân Công đều là người cư xử điềm tĩnh và theo xu hướng không thị phi, hướng đến tĩnh tâm.
Chị Lê T. (Thanh Xuân, Hà Nội, đang làm quản lý cấp cao tại một ngân hàng thương mại ở Hà Nội) cho biết: Những người chị biết tập Pháp Luân Công đều là tích cực. Chị cũng có nghe về những trường hợp tiêu cực như bỏ bê công việc. Tuy nhiên chỉ là nghe chứ chưa tận mắt chứng kiến. Cá nhân chị cho rằng Pháp Luân Công có điểm tích cực. Các nguyên lý của môn tu luyện là tốt.
Chị Nguyễn H. chia sẻ thêm. Chị có đọc những luồng trái chiều về Pháp Luân Công. Một bên là ủng hộ và được các nước phương Đông, phương Tây tuyên dương và luyện tập. Một bên là chính quyền Trung Quốc đàn áp ngăn cấm.
Mặc dù thấy những người thân quen tập tốt, nhưng chị và người thân cũng không muốn tham gia; vì sợ rắc rối có thể xảy ra tương tự như ở Trung Quốc.
Tập Pháp Luân Công có sinh ra ảo giác, tâm thần, hoang tưởng không?
Chị Bảo Khuyên (Tp. Hồ Chí Minh) cho biết. Mình tập Pháp Luân Công được 4 năm hơn rồi. Mình chưa bao giờ trải qua trạng thái gọi là ảo giác, tâm thần, hoang tưởng. Tu luyện Pháp Luân Công là tu luyện chủ ý thức. Nên mình luôn biết được bản thân mình làm gì; và ý thức được hậu quả của việc mình làm.
Trạng thái tệ nhất mình gặp phải khi tu luyện đó là nhiều lúc đang luyện công hoặc đọc sách bị buồn ngủ. Điều này là một điều không tốt khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Những lúc đó mình phải xem lại tâm tính của mình có chỗ nào đó chưa theo Chân Thiện Nhẫn.
Mình cũng chưa gặp đồng môn nào rơi vào trạng thái bạn đề cập cả. Nhưng theo sách Chuyển Pháp Luân, Sư Phụ Lý Hồng Chí có giảng về Tự tâm sinh ma. Đại ý là, một người nếu tâm không chính thì sẽ tạo ra rất nhiều hậu quả cho bản thân và xã hội. Tu luyện là cực kỳ nghiêm túc, tâm nhất định phải chính theo Chân Thiện Nhẫn.
Pháp Luân Công đối với việc sát sinh, giết người như thế nào?
Chị N.T (Thanh Xuân, Hà Nội) tu luyện Pháp Luân Công đã được 8 năm chia sẻ: Các bài giảng trong Pháp Luân Công dạy người tập cần sống thiện lương, luôn nghĩ cho người khác; không làm hại người khác, không được sát sinh, giết người thì càng không thể. Trong Pháp cũng giảng là không được tự sát, tự sát chính là sát sinh.
Chị T.T (Bình Định) là một học viên Pháp Luân Công chia sẻ “Câu trả lời của em là không. Vì sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Công dạy không được sát sinh. Vì sát sinh sẽ tạo nghiệp. Người tu luyện cần phải thủ đức, tránh tạo nghiệp.“
Vụ án giết người đổ bê tông có phải là dạng biến tướng của tu tập?
Theo BBC đưa tin, khi được hỏi về vụ án giết người đổ bê tông ở Bình Dương, chị N một người tu luyện nhiều năm ở Hà Nội cho rằng bất ngờ vì nếu là học viên Pháp Luân Công sẽ không làm vậy.
“Những người đến với Pháp Luân Công vì lý do rèn luyện sức khỏe thì tôi không dám khẳng định. Nhưng những người học theo pháp lý sư phụ giảng, thì tiêu chuẩn rất cao.”
“Pháp Luân Công hướng theo chân – thiện – nhẫn, làm gì cũng phải nghĩ cho người khác. Nghiêm cấm sát sinh, và không được tự sát vì tự sát cũng là sát sinh.”
Học viên Pháp Luân Công có lôi kéo, tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hay không?
Về những thắc mắc này, những hãng thông tấn như BBC, NTD đã có các cuộc thăm dò và điều tra, phỏng vấn.
Vào năm 2014, có một nhóm đối tượng đứng đầu là Nguyễn Doãn Kiên. Kiên và nhóm người này tự xưng là học viên Pháp Luân Công đòi đập đổ tượng Hồ Chí Minh. Sau đó, BBC phỏng vấn anh Lê Hồng Phong – học viên Pháp Luân Công.
Anh Phong trả lời. Theo quan điểm của cá nhân tôi, trên đời không có người tốt và người xấu, chỉ có người làm theo chỉ giáo của tôn giáo, và người không làm theo chỉ giáo của tôn giáo ấy. Giật đổ tượng là hành vi phá hoại, xét theo pháp luật. Anh ấy vẫn ra tu luyện ngay bờ hồ. Nhưng với những người tu luyện, đấy là việc cá nhân mỗi người họ tự làm.
Video đăng tải trên kênh NTD, từ thiếu tướng Phan Khắc Hy (TP. Hồ Chí Minh); đại tá Mai Trọng Lương (Vũng Tàu) – Nguyên Giám đốc Công ty TECAPRO thuộc Bộ Quốc phòng; Ông Hồ Khắc Hồng (Đồng Hới, Quảng Bình) – Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên; Đại tá Ngô Tiến Đối, Hà Nội; Ông Võ Văn Quang (TP. Vũng Tàu) – Nguyên Trưởng phòng Thẩm định Xây dựng – Sở Xây dựng Vũng Tàu; Bà Phan Thị Xuân (Hà Nội) – Tiến sỹ ngành Nông hóa, tốt nghiệp tại Kiev (Liên Xô cũ) đều khẳng định Pháp Luân Công không làm chính trị.
Sự thật về tác hại của Pháp Luân Công
Từ góc độ khai thác thông tin, nếu nhìn nhận công bằng, hầu hết các trang báo đưa tin người tập Pháp Luân Công có những hành vi lệch lạc, sai trái đều không đưa được dẫn chứng cụ thể. Một vài trang tin dẫn nguồn từ các trang báo Trung Quốc.
Chị Trang (giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội) chia sẻ: Pháp Luân Công lấy Chân – Thiện – Nhẫn là giá trị cốt lõi thì chỉ có tốt cho xã hội thôi. Vì con người sống mà lấy đạo đức làm tiêu chuẩn đo lường bản thân thì không chỉ người đó cảm thấy thanh thản, mà các mâu thuẫn trong gia đình cũng được hóa giải. Gia đình lại là tế bào của xã hội, vậy chắc chắn xã hội cũng tốt lên theo.
Tuy nhiên, người nào chỉ lên mạng tìm hiểu rồi đọc trúng các bài báo bôi nhọ Pháp Luân Công thì họ tưởng Pháp Luân Công không an toàn.
Một học viên Pháp Luân Công khác khẳng định: Tác hại của Pháp Luân Công là không có. Học viên Pháp Luân Công chân chính sinh hoạt bình thường, lương thiện, điềm tĩnh, không có xu hướng thị phi. Đối với trường hợp có hành vi lệch lạc là do đã không làm theo đúng đạo lý của môn tu luyện.
Cũng như trong Phật giáo có nhiều nhà sư quan hệ với phụ nữ hoặc người đồng giới, hát karaoke, kiếm tiền… Vậy có thể coi Phật giáo là nguy hại cho xã hội?