Với vốn đầu tư 160 tỷ đồng nhưng sau gần 10 năm bàn giao, đưa vào sử dụng trung tâm hội nghị Hàm Rồng, TP. Thanh Hoá đã sớm bỏ hoang không rõ nguyên do.

Tin từ báo Lao Động, Trung tâm hội nghị Hàm Rồng được khởi công xây dựng tháng 12/2012 tại phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 160 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của ngân hàng và vốn đối ứng của Chính phủ. Công trình được xây dựng với hy vọng nhằm mục đích phục vụ các sự kiện văn hóa trọng đại của thành phố và của tỉnh.

Trung tâm có hình thức kiến trúc truyền thống gồm: Nhà trung tâm đón tiếp và thông tin, nhà nghỉ sinh thái và các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật.

Theo thiết kế, nhà trung tâm đón tiếp khách chiều cao tầng một là 4,2m, tầng hai là 3,6m với diện tích xây dựng là 590m2, diện tích sàn là 935m2. Nhà nghỉ sinh thái gồm 5 nhà, hình thức kiến trúc truyền thống, mỗi nhà cao 2 tầng, tầng 1 cao 3,6m, tầng 3 cao 3,3m; diện tích xây dựng là 162m2, diện tích sàn là 300m2.

Ảnh chụp màn hình báo VietNamNet.

Một năm sau khi hoàn thành, năm 2015, trung tâm hội nghị Hàm Rồng được cho mượn để tạm thời làm trung tâm hành chính của Thành ủy, Ủy Ban Nhân Dân TP. Thanh Hóa trong lúc chờ chuyển sang vị trí mới.

Đến năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, trung tâm này được dùng làm nơi cách ly tập trung. Kể từ đó đến nay, nơi đây bị bỏ hoang không một bóng người. Công trình ngày càng xuống cấp và hư hỏng trầm trọng.

Ảnh chụp màn hình báo Dân Việt.

Ghi nhận của Zing, khu vực cửa ra vào Trung tâm hội nghị Hàm Rồng lúc nào cũng đóng im ỉm, không có bảo vệ trông coi. Tại 5 khối nhà nghỉ sinh thái, cây cối um tùm. Hành lang, nền, tường đều phủ rêu mốc. Điều đáng nói, khuôn viên trung tâm hội nghị bỏ hoang thành nơi chăn thả dê. 

Ảnh chụp màn hình báo Zing.

Báo Zing cũng cho biết thêm để tránh lãng phí, tỉnh Thanh Hóa đang có kế hoạch đưa một số đơn vị sự nghiệp về làm việc tại trung tâm hội nghị Hàm Rồng. Tuy vậy, hiện tại chưa có kế hoạch rõ ràng về việc này.

Ảnh chụp màn hình báo Lao Động.

Ngoài trung tâm hội nghị này, tại Thanh Hoá còn một dự án xây dựng nhà máy xi măng  Thanh Sơn có tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng cũng đang nằm lay lắt.

Năm 2009, dự án được triển khai tại xã Thúy Sơn, huyện Ngọc Lặc với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.430 tỷ đồng. Dự án do Công ty Đầu tư và Thương mại Thăng Long Hà Nội làm chủ đầu tư, công suất 2.500 tấn Clinkenr/ngày.

Dân Trí đưa tin, có 206 hộ dân tại 4 thôn của xã Thúy Sơn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. Người dân đã bàn giao đất ở, đất nông nghiệp để giải phóng mặt bằng xây nhà máy nên không còn đất để canh tác…

Ảnh chụp màn hình báo Giao Thông.

Sau khi được bàn giao đất, chủ đầu tư đã xây dựng một số hạng mục nhà ở công nhân, tường rào bao quanh nhà máy, ép cọc bê tông móng và một số công trình phụ trợ khác.

Tuy nhiên, cuối năm 2010 việc xây dựng bất ngờ dừng lại.

Đến nay, công trình dự án nghìn tỷ hoang tàn, đổ nát, mảnh đất bị bỏ hoang. Nhiều người dân đã đưa trâu bò vào đây chăn thả.

Thông tin từ trang tin Kinh Tế Chứng Khoán Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa được biết đến có rất nhiều huyện miền núi có điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn. Cơ sở vật chất như công sở, trạm y tế xã, bệnh viện, trường học tại các huyện miền núi ở tỉnh vẫn trong tình trạng thiếu thốn xuống cấp trầm trọng, điển hình như các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh

Như vậy, việc xây dựng những công trình hàng trăm tỷ đồng từ tiền ngân sách nhưng cuối cùng lại để “phơi nắng mưa” khiến lãng phí thêm chồng chất.

Từ Khóa: