Có người quan tâm và thắc mắc “Cách ngồi thiền Pháp Luân Công có gì đặc biệt so với thiền ở các môn khác?”
Pháp Luân Công là gì? Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là bộ môn tu luyện thuộc Phật Gia, dùng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn chỉ đạo, giúp con người nâng cao đạo đức. Rất nhiều người tu luyện Pháp Luân Công đã chia sẻ trải nghiệm tâm tính đề cao và khỏi bệnh thần kỳ của bản thân mình (Xem thêm tại đây).
Pháp Luân Công và những số liệu nghiên cứu
Pháp Luân Công được chú ý vì tốt cho sức khỏe. Về phương diện chữa bệnh khoẻ người; so với các bộ môn khác thì Pháp Luân Công phát triển nhanh nhất; gây hứng thú cho giới y học và sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.
Năm 1998 các nhà nghiên cứu y khoa tiến hành cuộc điều tra ở thành phố Bắc Kinh, Vũ Hán; địa khu Đại Liên cùng các địa khu khác. Trong 28.571 học viên Pháp Luân công; thì có 23.619 học viên sau khi tu luyện đã khỏi bệnh và bình phục chiếm 82,7% (Theo minghui.org).
Năm 2005, các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Baylor ở Texas có bản báo cáo công bố những tác dụng tích cực của 5 bài công pháp của Pháp Luân Công đối với sức khỏe con người. Báo cáo này được xuất bản trên Tạp chí Liệu pháp Thay thế và Bổ trợ (The Journal of Alternative and Complementary Medicine).
Nhìn chung, Pháp Luân Công gồm 2 phần là tu tâm tính (đặc biệt chú trọng) và luyện các bài Công Pháp. 5 bài tập Pháp Luân Công nhẹ nhàng, ôn hòa, phù hợp cho mọi lứa tuổi; cả người già và trẻ em cũng tập.
Trong 5 bài tập này, bài số 5 – Thần Thông Gia Trì Pháp; người tập ngồi tĩnh tọa trong tư thế song bàn (kiết già) như ngồi thiền. Vì vậy, một số người quan tâm và đặt câu hỏi “Cách ngồi thiền của môn Pháp Luân Đại Pháp có gì đặc biệt so với những phương pháp thiền thông thường?”
Ngồi thiền Pháp Luân Công như thế nào?
Toàn bộ hướng dẫn về cơ lý và động tác 5 bài tập Pháp Luân Công có trong sách Đại Viên Mãn Pháp. Sách có bản mềm miễn phí trên cổng thông tin chính thức của Pháp Luân Công – trang web falundafa.org. Trong đó có Hướng dẫn tập bài 5. Về nhạc tập, bạn cũng có thể download tại địa chỉ này.
Trao đổi với chị Yến (35 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội), một học viên tu luyện đã gần 5 năm, chị cho biết “Theo mình, ngồi thiền trong Pháp Luân Đại Pháp có 2 điều khó nhất là ngồi song bàn trong thời gian lâu và nhập tĩnh. Với ngồi song bàn thì mỗi người khác nhau sẽ có mức độ đau khác nhau. Nhưng bạn có thể đặt cho mình mục tiêu nâng dần thời gian ngồi song bàn lên qua từng ngày. Ví dụ hôm nay cố gắng ngồi 30′, 1 tuần sau nâng dần lên 45′ …rồi lên dần 60’…Còn về nhập tĩnh thì kinh nghiệm của mình là cần tu tâm tốt. Hôm nào tâm tính không tốt, bực bội nóng nảy thì ngồi không tĩnh được. Hôm nào trong ngày hoà ái thì nhập tĩnh tốt.“
Video giới thiệu về bài tập và thiền định của Pháp Luân Công
Như vậy, ngồi thiền trong Pháp Luân Đại Pháp không bắt buộc người tập phải ngồi tư thế song bàn (kiết già) trong toàn bộ khoảng thời gian của bài tập (60 phút) ngay lập tức. Thời gian ngồi song bàn nhiều ít tùy theo trạng thái cơ thể của từng người, từng giai đoạn. Đa phần người tập trải qua một quá trình tiến bộ dần dần.
Chị Yến cũng chia sẻ thêm: “Hồi đầu, mình mới ngồi song bàn đau như cắt từng thớ thịt. Mỗi lần định tháo chân ra thì lại nhớ đến lời giảng của Sư Phụ “Nan nhẫn nan nhẫn, nan hành năng hành” (tạm dịch là cứ nhẫn xem có nhẫn được không; cứ làm xem có làm được không). Lúc đó lại cố chịu đựng thêm chút. Sau rồi cũng vượt qua được“.
Theo hướng dẫn tại website chính thức của Pháp Luân Công, trang falundafa.org, nếu chưa ngồi được song bàn cũng có thể ngồi đơn bàn trước. Nghĩa là chỉ gác một chân lên bắp chân kia sao cho 2 chân tạo thành 1 đường thẳng. Nam cho chân trái đặt lên đùi phải, nữ đưa chân phải đặt lên đùi trái. Nhưng cuối cùng phải ngồi được song bàn. Nhìn chung, thời gian ngồi song bàn càng lâu càng tốt.
Trạng thái khi thực hiện bài tập thiền của Pháp Luân Đại Pháp
Quá trình tu luyện của mỗi người không giống nhau. Theo đó, trạng thái khi luyện bài 5 của Pháp Luân Công với mỗi người cũng có phần khác nhau.
Bác Năm (73 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Lúc đầu ngồi thiền lâu một chút là đau. Nay ngồi thiền đến 40 phút xong thấy nhẹ nhõm; mấy hôm trước ngồi có cơn đau đầu xong tự nó chạy xuống và hết. Hôm sau đau vai 1 lúc, khi hết bài thì hết đau, thân thể nhẹ nhàng“.
Bác Bảo (80 tuổi) là chồng của bác Năm, cũng là một học viên Pháp Luân Công. Bác nói: “Tôi thấy người nhanh nhẹn hoạt bát hơn, thiền xong đi lại nhẹ nhõm“.
Chị Hằng (48 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội) trải lòng khi luyện bài công pháp số 5: “Trước đây khi mới ngồi thiền thì chân rất đau và tím bầm, tâm náo loạn chỉ ngồi được khoảng 20-30 phút. Dần dần khi đọc Pháp và tu tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn; buông bỏ những tâm xấu của bản thân xuống. Khi ngồi thiền thấy đơn giản hơn, ngồi một tiếng mà không bị đau, chân hồng hào, tâm tĩnh lặng. Trước đây chân tay hay bị lạnh nhưng từ ngày tập 5 bài Công Pháp thì chân tay ấm áp trở lại“.
Anh Hưng, chồng chị Hằng, cũng chia sẻ thêm: “Cảm giác khó chịu từ phút thứ 40 trở đi. Sau khi kết thúc thì thấy nhẹ nhõm, sảng khoái”.
Ngồi thiền Pháp Luân Công khác tập thiền các môn khác như thế nào?
Anh Đức Vũ (Q. Long Biên, Hà Nội) là một người tu luyện Pháp Luân Công đã được 5 năm. Khi hỏi về việc ngồi thiền Pháp Luân Công có khác các môn khác không; anh chia sẻ quan điểm của mình:
“Tôi thấy khi thực hiện bài thiền của môn khí công này thì không chỉ có cảm giác tĩnh lặng, thư thái mà còn rất tỉnh táo, biết mình đang ở đâu. Hồi mới đầu tôi tự tập ở nhà thì cũng đã thấy cơ thể trở nên ấm áp; rất nhiều năng lượng.
Cũng có nhiều người kể với tôi rằng, họ tập ngồi thiền ở các môn khác là phải cố luyện đến mức ngồi vào là không biết gì nữa, mơ màng như đi ngủ, đến sấm động bên tai cũng không thấy gì. Tôi thấy thiền của môn này thì không như thế. Lúc thiền ý thức vẫn tỉnh táo, chỉ có thân với tâm thì không động theo cảnh bên ngoài thôi.”
Như vậy, so với các phương pháp thiền khác, người tập Pháp Luân Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày chú trọng tu bỏ các tâm tính xấu như tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm sắc dục…Nguyên lý của họ là càng tu bỏ nhiều các tâm chấp trước, coi nhẹ danh – lợi – tình; thì càng có thể nhập tĩnh thâm sâu khi ngồi thiền.
Đặc biệt, khi thiền Pháp Luân Công cần suy nghĩ thanh tỉnh, biết mình vẫn đang ở đó luyện công. Người tập có thể cảm thấy toàn thân bất động hoặc đạt đến trạng thái mỹ diệu thoải mái.