Dữ liệu mới công bố cho thấy, trong suốt tháng 7 các quốc gia hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) đã từ chối thực hiện lời hứa cam kết hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
EU giảm dần viện trợ quân sự
Mới đây ngày 17/8, tờ Politico đã trích dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel cho biết, 6 quốc gia hàng đầu châu Âu đã không có đề nghị cam kết quân sự song phương mới nào dành cho Ukraine.
Số liệu cũng làm rõ một quan điểm mà chính quyền Kyev đã nhiều lần đưa ra: Rằng các cường quốc châu Âu viện trợ quân sự không nhiều như Anh, Ba Lan và Mỹ.
Bất chấp những thay đổi lịch sử trong chính sách quốc phòng của châu Âu, nơi mà Pháp và Đức vốn luôn miễn cưỡng hỗ trợ vũ khí cho Ukraine – thì nay viện trợ quân sự cho Ukraine có thể sẽ càng suy yếu vào thời điểm Kyiv tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc phản công quan trọng.
Theo người đứng đầu nhóm Theo dõi hỗ trợ Ukraine, ông Christophe Trebesh, tình hình hiện tại cho thấy sự hỗ trợ quân sự đã giảm, “các sáng kiến mới để cung cấp hỗ trợ đã cạn kiệt.”
Ông Trebesh nói: “Bất chấp cuộc chiến đang bước vào giai đoạn quan trọng, các sáng kiến viện trợ mới đã cạn kiệt”.
Các đồng minh phương Tây đã gặp nhau vào tuần trước tại Cophenhagen (Đan Mạch) để cam kết thu thập 1,5 tỷ euro hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Nhưng ông Trebesch cảnh báo rằng con số này “còn ít ỏi so với những gì đã được đưa ra trong các hội nghị trước đó.”
TT Putin dự đoán viện trợ của phương Tây cho Ukraine sẽ giảm
Lý do rất đơn giản, bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga là con dao hai lưỡi, không chỉ khiến Nga bị tổn thương, mà còn làm tổn hại đến châu Âu vốn nghèo nàn về năng lượng và tài nguyên, từ đó dẫn đến tình hình kinh tế của EU ngày càng xấu đi.
Khi các nước trong khối EU, đặc biệt là Đức – quốc gia có tiếng nói quyết định trong liên minh đang đau đầu bởi khủng hoảng năng lượng, viện trợ của họ cho Ukraine chắc chắn sẽ suy yếu.
Ngay cả Anh, quốc gia xa khu vực chiến tranh, và ít phụ thuộc năng lượng vào Nga cũng không tránh khỏi tình trạng bi đát khi lạm phát của nước này đang tăng cao đột biến: 9,4%, đạt mức kỷ lục trong vòng 40 năm, đẩy nước Anh rơi vào cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt lịch sử.
Nga không chỉ là quốc gia có lãnh thổ rộng lớn, sức mạnh quân sự, chiều sâu chiến lược mạnh mẽ, mà còn sở hữu nguồn năng lượng và tài nguyên dồi dào.
Trong những thời điểm phi thường khắc nghiệt này bị bao vây tứ phía, năng lượng và tài nguyên của Nga cũng là một vũ khí lợi hại. Xung đột Nga-Ukraine đã làm cho 3 mặt hàng: Khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, và lương thực trở thành vũ khí phản công quý giá.
Do châu Âu phụ thuộc nhiều vào năng lượng và tài nguyên của Nga nên khi Moscow lấy năng lượng và tài nguyên để đáp trả các lệnh trừng phạt, đã gây ra lực sát thương cực lớn đối với nền kinh tế châu Âu và cả Mỹ.
Hơn nữa, năng lượng và tài nguyên có khả năng tự nhiên để phá vỡ tình hình thế cục, điều này sẽ làm xáo trộn châu Âu – vốn đang có mối liên hệ thống nhất khá mong manh.
Một khi lợi ích của một quốc gia nào đó bị tổn hại, họ sẽ chỉ lo cho sự an nguy của quốc gia mình trước, và Hungary là một minh chứng.
Cuộc xung đột kéo dài tại Ukraine sẽ khiến nước này lâm vào tình trạng kiệt quệ mọi thứ, đặc biệt khi nguồn tài chính và quân sự của chính quyền Kiev đều phụ thuộc vào sự viện trợ của Mỹ và EU. Một khi châu Âu mệt mỏi và khủng hoảng, các quốc gia này sẽ khó duy trì nguồn tiếp tế cho Ukraine và nước có nguy cơ sẽ bị lãng quên.
Xem thêm: Nga thắt chặt khí đốt: Đức đối mặt với nguy cơ ‘vỡ trận’ khi mạng lưới điện quốc gia sụp đổ