Trong cuộc sống hiện nay, người xấu lẫn lộn với người tốt không hề ít. Vậy có cách gì để phân biệt người quân tử với kẻ tiểu nhân hay không?

Người quân tử và kẻ tiểu nhân vốn có lối sống, lối suy nghĩ hoàn toàn trái ngược. Nếu có thể trầm tĩnh mà quan sát cũng có thể nhận ra đâu là người nên kết giao; đâu là người cần tránh trong đời.

Phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân

Trong đối nhân xử thế, phẩm chất của người quân tử luôn thể hiện ra tấm lòng bao dung rộng lớn với tất cả mọi người; còn kẻ tiểu nhân lại so đo, tính toán thiệt hơn, “ôm bụng” trả thù. Quân tử luôn giữ vững quan điểm lập trường của mình, không vì tư lợi bản thân mà đánh mất nhân phẩm; kẻ tiểu nhân chỉ quan tâm vào mưu lợi cá nhân, ỷ lại cường quyền để chiếm đoạt; hại người lợi mình.

Khổng Tử nói: “Người quân tử luôn yêu cầu nghiêm khắc bản thân; kẻ tiểu nhân yêu cầu người khác phải theo mình”. Thậm chí kẻ tiểu nhân không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để chà đạp danh dự hay làm hại người khác. Trong khi đó, quân tử không bao giờ xu nịnh quyền thế, không vì lợi ích mà tranh quyền đoạt chức. Họ luôn có chính kiến của riêng mình, luôn hỗ trợ người khác khi gặp gặp nguy nan. Trong thâm tâm họ luôn nhắc nhở bản thân rằng: càng tư lợi, càng hại thân; càng tranh đoạt, càng mất nhiều. Những phẩm chất đáng quý như vậy lại càng làm nổi bật phẩm cách của người quân tử.

Phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân
Người quân tử luôn thông thái, vô lo, tấm lòng rộng rãi, còn kẻ tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại (ảnh: tinhhoa.net).

Phẩm cách khác nhau tạo ra vận mệnh khác nhau

Phương châm sống “ngẩng đầu không thẹn với Trời, cúi đầu không ngượng với đất” là tôn chỉ cho cách sống của người quân tử, vì thế cuộc sống của họ có thể nói là rất ung dung tự tại. Còn kẻ tiểu nhân trong lòng vốn chứa đựng đầy rẫy những toan tính, mưu mô; họ dường như chỉ sống trong đố kỵ, ganh ghét mà không muốn giúp đỡ bất cứ ai.

Người càng hay ghen ăn tức ở với đời, càng chẳng thể làm nên đại sự; vì lo, vì sợ lợi ích bản thân bị hao tổn nên ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên; suốt ngày tranh giành, đấu đá với người; đã tự che lấp đi bản tính lương thiện, chân chính nơi bản thân mình.

Kẻ tiểu nhân có cuộc sống rất mệt mỏi, lối đi càng ngày càng thu hẹp, dễ rơi vào tuột dốc không phanh; càng vậy họ lại càng không biết sửa sai, không biết tu thân tích đức cho mình; trong khi đó tính cách lạc quan của người quân tử sẽ giúp cho họ bước đi trên con đường thênh thang, rộng mở; ngày càng hướng về phía trước, hướng thiện, hướng về đạo nghĩa.

Người quân tử khác kẻ tiểu nhân ở chỗ nào?
Bậc quân tử luôn không so tính thiện hơn, biết nhìn xa trông rộng (ảnh: tinhoa.net).

Đặc điểm “nhìn rõ” một kẻ tiểu nhân

Trước mặt thì hết lời khen ngợi, xu nịnh nhưng sau lưng lại muốn hạ bệ, đặt điều chê dở người ấy; thậm chí cố tình gây ra những xung đột mất đoàn kết với nhau.

Tỏ rõ thái độ kiêu căng hống hách không muốn kết giao với những người yếu thế, vì người ấy không có giá trị để lợi dụng.

Kẻ tiểu nhân biết mình đã sai phạm nhưng một mực tìm lý do hoặc tìm người thế thân để đổ lỗi chịu tội thay cho mình.

Tính lười biếng nhưng thích đạt kết quả tốt, thích “cướp công của người khác”.

Luôn gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ thanh danh người khác để tự nâng cao vị thế của bản thân.

Người xem trọng tu dưỡng bản thân, là thuận theo ý Trời mà làm người; rồi cuộc đời của họ sẽ có được nhiều thành tựu, dẫu không thành danh cũng sẽ thành nhân; còn những ai vì chút lợi cho mình mà cố sống cố chết để làm ra những điều trái Thiên ý, thì đến cuối cùng kết quả họ nhận được e rằng cũng chỉ là trái đắng mà thôi.

Làm người quân tử hay kẻ tiểu nhân? Đó là một sự lựa chọn. Đừng hồ đồ chọn sai để đời người không trôi qua trong hối tiếc.

Có thể bạn quan tâm: