Sara Imas là một người mẹ đơn thân gốc Do Thái. Bà đã nuôi dạy 3 đứa con của mình thành đạt và giàu có.
Qua cuốn sách nổi tiếng “Vô cùng tàn nhẫn; vô cùng yêu thương” của bà, chúng ta cùng tìm hiểu về cách dạy con của người Do thái nói chung và của bà Sara Imas nói riêng.
Tóm tắt nội dung
Nuôi dưỡng lòng vị tha của trẻ
Trong cuốn sách của mình bà Sara viết: “Mỗi lần đưa các con đi chợ mua hoa quả, tôi yêu cầu mỗi đứa chọn một quả lê có chút vấn đề nào đó như sứt sẹo nhưng vẫn có thể ăn được trong ngày”. Tất cả quả lê đều có giá như nhau; nên bọn trẻ cảm thấy rất khó hiểu; nhưng bà Sara chưa giải thích ngay lập tức với chúng.
Người mẹ giải thích việc chọn mua quả lê sứt sẹo
Đến tối, khi dùng hoa quả để ăn tráng miệng, Sara mới giải thích cho các con. Bà nói: “Người nông dân khi thu hoạch thì cành cây cũng được cắt cùng quả để cây không bị mất sức vào việc nuôi cành. Do vậy khi vận chuyển trái cây thường bị sứt sẹo. Những quả lê kia không phải là hỏng; nó chỉ có chút vấn đề nhỏ thôi, ăn vào cũng chẳng thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trước hết, chúng ta phải biết nghĩ cho người khác. Nếu như ai cũng chọn quả ngon đẹp thì những quả còn lại sẽ bán cho ai? Chúng ta giúp đỡ người khác có phải tốt hơn không? Chúng ta mua cho người bán hàng 3 quả lê không đẹp; người khác cũng giúp họ làm như vậy như vậy chẳng phải những quả lê không đẹp sẽ ít đi sao?”.
Người Do Thái được nuôi dạy rằng họ phải nên biết quý trọng hoa trái. Bởi đó là những thứ mà nước và ánh sáng mặt trời đã ban tặng cho họ.
Ý nghĩa của việc học cách sẻ chia
Bà nói “Mẹ mong rằng từ chuyện quả lê bé nhỏ này, các con sẽ học được cách chia sẻ và giúp đỡ mọi người”.
Sau đó, cô con gái liền hỏi bà: “Tại sao lại như vậy? Tại sao con phải ăn những quả xấu xí này? Tại sao không cho con ăn những quả lê ngon đằng kia?”. Thấy vậy, Sara trả lời: “Một quả lê khi còn ở trên cây thì không vấn đề gì, nhưng khi thu hoạch hái xuống và vận chuyển, chúng va vào nhau nên mới có những vết sứt sẹo.
Cuộc đời chúng ta cũng như vậy, sau này khi lớn lên bước vào xã hội, các con sẽ va chạm với rất nhiều vấn đề. Lúc đó các con cũng sẽ mong rằng có người thấu hiểu và thông cảm với mình, giống như hôm nay các con đồng cảm với những quả lê này vậy.”
Rèn luyện khả năng sinh tồn
Ở gia đình người Israel truyền thống thường áp dụng cơ chế “thanh toán” cuộc sống theo cách khá thú vị. Cha mẹ sẽ lập một danh sách các việc nhà đi kèm với “bảng giá” cho từng công việc. Đứa trẻ tự lựa chọn nhiệm vụ cho bản thân, sau khi hoàn thành xong sẽ được trả phí.
Cốt lõi của cách làm này là thông qua “làm việc nhận phí” để rèn cho trẻ khả năng quản lý tài sản, tự giải quyết công việc, hợp tác và sinh tồn.
Cho các con tự lựa chọn công việc
Những ngày tháng mới quay về Isarel, để mưu sinh, bà Sara Imes đã tự làm nem cuốn mang đi bán. Ba người con phải cùng nhau giúp đỡ mẹ bán hàng. Bà quy định người làm nem sẽ được nhận 10% lợi nhuận, người bán được nem sẽ được nhận 20% lợi nhuận. Các con của bà đã tự lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình.
Người nhận đi bán hàng ban đầu thấy xấu hổ, ngại ngần không dám mời khách; nhưng đến về sau cũng quen dần. Con của bà Imes có thể tự ra ngoài mời khách lạ mua hàng, tham gia buổi tụ họp của bạn bè và liên hệ với nhiều nguồn khách hàng khác.
Từ những công việc đó, chúng không chỉ rèn luyện được khả năng giao tiếp xã hội, mà còn biết cách thu thập thông tin, đánh giá thị trường, đưa ra những thay đổi để sản phẩm có hương vị ngon hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của khách hàng.
Kỹ năng khi tham gia công việc của gia đình giúp các con thành đạt và giàu có
Bà Sara Imes cho rằng, khả năng quản lý không nhất thiết chỉ được đào tạo từ trường lớp mà gia đình mới là nơi dạy cho con cái bài học quản lý hiệu quả nhất. Nếu thật sự thương yêu con, cha mẹ phải là cái bóng lớn đằng sau đứa trẻ, thay vì là người đi trước trên con đường phía trước của con. Cha mẹ càng kiểm soát chúng, chúng càng dễ phát triển tính ỷ lại.
Rèn luyện khả năng tự lập
Khi Sara Imas lần đầu tiên quay về Israel, bà đã luôn lo toan và kiểm soát con cái. Nhưng bà nhanh chóng phát hiện ra rằng cha mẹ Israel hầu như không làm gì nhiều cho con cái của họ. Bọn trẻ phải chuẩn bị tinh thần cho mọi hoạt động độc lập như cắm trại hay đi một mình ra ngoài.
Có lần, cậu con trai nhỏ của Sara đi cắm trại và bà yêu cầu cậu bé tự chuẩn bị mọi thứ. Sau khi cắm trại trở về, Sara hỏi con, đi chơi lần này có vui không? Cậu bé nói rằng rất vui và hạnh phúc, điều không hay duy nhất là quên mang theo dao và phải mượn của bạn mỗi khi cần.
Lúc đó, Sara Imas không nghĩ nhiều. Nhưng điều bà không ngờ là nhờ việc quên mang dao trong buổi đi dã ngoại đó mà cho đến bây giờ cậu bé không bao giờ quên mang các dụng cụ cần thiết trong mỗi hoạt động ngoại khóa. Công việc chuẩn bị trước khi ra ngoài được thực hiện rất kỹ càng. Cũng có thể, đó là những viên gạch đầu tiên cho sự thành đạt và giàu có của các con sau này.
Chỉ có khi tự bản thân trẻ tự nhận thấy thiếu sót của chúng và tìm cách tự khắc phục thì mới có thể trưởng thành và trở nên tốt hơn. Khi cha mẹ lùi một bước nhỏ, thì trẻ sẽ tiến một bước lớn.
Xem thêm:
- Con trai ngỗ nghịch với cha mẹ bị báo ứng thành lừa, Diêm Vương giải thích
- Cặp song sinh ở Khánh Hòa là thủ khoa và á khoa khối C toàn quốc