Vì tình hình dịch phức tạp, nhiều bố mẹ ở nước ngoài quyết định gửi con về Việt Nam. Nhìn các em bé được những thanh niên bế bồng cẩn thận, bao bọc che chắn khi đi qua chỗ khử khuẩn, hẳn bố mẹ nào cũng yên lòng.

Trong những chuyến bay quốc tế giữa đại dịch Covid-19, có một số hành khách vô cùng đặc biệt. Đó là các em bé “một mình” về nước tránh dịch. Thậm chí có những em vô cùng nhỏ, chỉ mới 6 tháng tuổi vẫn còn bú sữa mẹ. Vì hoàn cảnh dịch bệnh không mong muốn, mà bố mẹ phải gửi các em về cho ông bà chăm sóc.

Hành trình trở về của các em cũng không hề đơn giản; em khóc ngằn ngặt vì thiếu sữa và hơi ấm của mẹ. Có chị tiếp viên đã có kinh nghiệm dỗ dành, chia sẻ với Thanh Niên: “Nếu ai cho em bé còn ẵm ngửa bay “một mình” cùng người quen trên các chuyến bay; thì hãy đưa kèm một chiếc áo của mẹ bé để bé cảm thấy hơi ấm quen thuộc mà hạn chế quấy khóc”.

Sau khi máy bay hạ cánh, theo quy định, các em bé dù mấy tháng tuổi cũng phải cách ly và khử khuẩn.

Trong lúc đó, theo YAN, cộng đồng mạng rất xúc động khi xem một clip ghi lại cảnh những thanh niên mặc quần áo bảo hộ bế các em nhỏ trên tay khi đi qua chỗ khử khuẩn; rồi trao lại các em cho người thân chăm sóc. Các bạn trẻ có thể trong số đó có những người chưa lập gia đình; nhưng bế các em một cách cẩn thận nâng niu, để dung dịch khử khuẩn không vào mặt các em.

Những thanh niên đang che chắn cho các em qua chỗ khử khuẩn
Những thanh niên đang che chắn cho các em qua chỗ khử khuẩn (ảnh chụp màn hình video).

Tình người giữa đại dịch

Clip ngắn chỉ vài giây cũng đủ khiến người xem ấm lòng. Càng trong khó khăn càng nhìn thấy tình người không phân biệt lứa tuổi. Mọi người dành lời khen cho các thanh niên bởi hành động chu đáo của họ.

Có người nói rằng bố mẹ của các em chắc sẽ hạnh phúc sau khi xem những cảnh này; vì yên tâm rằng con được bảo vệ an toàn từ những điều nhỏ nhất. Mong sao đại dịch sẽ sớm kết thúc để bố mẹ có thể đoàn tụ cùng các em.

Có độc giả bình luận rất ý nghĩa “Khi cả dân tộc đùm bọc yêu thương lẫn nhau, người dưng rồi cũng sẽ thành người quen thôi”. Trong khó khăn lại thấy truyền thống tương thân tương ai bao đời nay của dân tộc ta.

Xem thêm: