Không thể phủ nhận rằng chế độ ăn uống của người phương Tây chứa quá nhiều muối. Chúng ta không chỉ không nên ăn mặn, mà đồ ăn nhanh ở cửa hàng tiện lợi hay cây xăng cũng không nên ăn, cũng như lượng muối thường dùng nêm nếm hàng ngày cũng không nên dùng quá nhiều.
Trên thực tế, người ta thường quan sát thấy mọi người sẽ thêm muối vào thức ăn của họ trước khi nếm thử.
Trong khi Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020–2025 nói rằng nên tiêu thụ ít hơn 2300 mg natri mỗi ngày, thì người Mỹ lại tiêu thụ hơn 3400 mg mỗi ngày—nhiều hơn rất nhiều so với những năm 1970. Vấn đề là theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tiêu thụ nhiều natri tương quan với huyết áp cao, do đó, tương quan với nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, theo một bài báo đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) năm 2011, vẫn còn những câu hỏi nghi ngờ về rủi ro và mối tương quan đó.
“Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị lượng natri tiêu thụ ít hơn 2 [gam] mỗi ngày, mức độ chủ yếu dựa trên các dự đoán được thực hiện từ các thử nghiệm lâm sàng tương đối nhỏ và ngắn hạn đánh giá tác động của việc hạn chế natri đối với huyết áp”, tờ JAMA viết.
“Tuy nhiên, những phát hiện từ các nghiên cứu đoàn hệ tương lai, đánh giá mối liên quan giữa lượng natri hấp thụ và các biến cố tim mạch có sự mâu thuẫn. Ví dụ, mặc dù một số báo cáo cho thấy tỷ lệ thuận giữa lượng natri tiêu thụ và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành, nhưng một số báo cáo khác cho kết quả ngược lại.”
Trong khi một số nguồn tài liệu y tế cho thấy mối liên hệ giữa lượng natri dư thừa và huyết áp cao, thì chế độ ăn ít muối có thể có tác dụng ngược lại đối với cholesterol.
Cholesterol—còn được gọi là cholesterol xấu, trái ngược với HDL, lipoprotein mật độ cao, cái gọi là cholesterol tốt—đã được chứng minh là tăng lên do chế độ ăn ít muối.
Một bài báo trên tạp chí nổi tiếng Cochrane đã nghiên cứu tác động của chế độ ăn ít natri đối với huyết áp và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác, bao gồm cholesterol và triglyceride. Nghiên cứu cho thấy rằng giảm natri làm tăng 2,5% cholesterol và 7% triglyceride, một loại chất béo có trong máu.
Nghiên cứu vào năm 2018 trên tạp chí Y học Baltimore đã tìm thấy mối tương quan nghịch đảo tương tự giữa lượng natri thấp và lượng cholesterol tăng cao ở phụ nữ tăng huyết áp bị thừa cân, nhóm không thừa cân thì bình thường.
Các tác giả viết: “Các cơ chế liên quan đến sự thay đổi của chỉ số lipid máu này dường như có liên quan đến thực tế là lượng natri hạn chế làm giảm hàm lượng nước trong cơ thể và trong nỗ lực phục hồi thể tích huyết tương thấp,cơ thể tăng bài tiết epinephrine, renin và angiotensin”.
“Những hormone này ức chế insulin, gây ra tình trạng kháng insulin và do đó lượng insulin tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid và tăng cholesterol trong máu.”
Tóm tắt nội dung
Tìm hiểu thêm về tình trạng kháng insulin và bệnh tiểu đường
Nghiên cứu trên tạp chí Diabetes cho biết: “Bệnh đái tháo đường típ 2 đang gia tăng trên toàn thế giới và trở thành dịch… tạo ra gánh nặng lớn cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.”
Tuy nhiên, chế độ ăn ít muối đóng vai trò gì trong tai họa bệnh tiểu đường hiện nay?
Bài báo khoa học được công bố trên tạp chí Clinical Science có ghi: “Các tài liệu về lượng muối ăn vào và độ nhạy cảm với insulin không thống nhất, vì một số nghiên cứu cho thấy độ nhạy insulin gia tăng, trong khi những nghiên cứu khác lại cho thấy độ nhạy giảm khi lượng natri được tăng cường”.
“Chúng tôi nhận thấy nồng độ aldosterone trong huyết thanh tăng gấp 4-5 lần và nồng độ noradrenaline trong huyết tương tăng nhiều hơn sau khi bệnh nhân giảm ăn muối so với giai đoạn dùng nhiều muối, có thể điều này đã góp phần vào sự khác biệt về độ nhạy insulin sau khi điều chỉnh lượng natri ăn vào.”
Nghiên cứu trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ ( American Journal of Medicine ) cho biết: “Chế độ ăn ít natri có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng kháng insulin.
Câu hỏi về lợi ích tim mạch
Trong khi nhiều người tin rằng chế độ ăn ít muối có lợi cho bệnh tim mạch, vẫn có nhiều tranh cãi cho rằng không đúng.
Nghiên cứu trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ cho biết “có bằng chứng cho thấy chế độ ăn ít natri có thể dẫn đến tiên lượng bệnh tim mạch xấu hơn ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch chuyển hoá và bệnh mạch vành”.
Nghiên cứu được công bố trên JAMA đã tìm cách đánh giá xem liệu natri được bài tiết qua nước tiểu trong 24 giờ, có thể dự đoán hoặc ảnh hưởng đến kết quả sức khỏe và huyết áp hay không. Các nhà khoa học cho thấy ăn ít muối có thể dẫn tới nhiều triệu chứng nghiêm trọng.
“Trong đối tượng nghiên cứu này, huyết áp tâm thu thay đổi theo thời gian phù hợp với sự thay đổi bài tiết natri, nhưng mối liên hệ này không dẫn đến nguy cơ cao huyết áp hoặc biến chứng bệnh mạch vành. Bài tiết natri thấp hơn có liên quan đến tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành cao hơn,” các tác giả viết.
Hạ natri máu
Một số người có thể đã từng nghe nói về các vận động viên sức bền – đặc biệt là vận động viên marathon – bị “hạ natri máu” hoặc nồng độ natri trong máu thấp. Đôi khi bị hiểu nhầm là mất nước, tình trạng này có thể gây đau đầu, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong. Ở các vận động viên, hạ natri máu có thể do uống quá nhiều nước mà không bù lại lượng natri bị mất do gắng sức và đổ mồ hôi. Ở người cao tuổi, tình trạng này có thể do dùng thuốc làm giảm nồng độ natri trong máu.
Nghiên cứu gần đây trên tạp chí Frontiers of Nutrition trên các vận động viên sức bền tuyên bố “khuyến cáo nước uống các vận động viên sử dụng trong các sự kiện thể thao cần là một loại nước giải khát có thể phòng ngừa hạ natri máu,” – một cách “khắc phục” khá dễ dàng hậu quả hạ natri thông thường ở vận động viên. Tất nhiên, điều tương tự không xảy ra đối với người cao tuổi, điều này có thể phức tạp hơn nhiều.
Các chuyên gia cân nhắc
“Trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và đặc biệt là y học, nếu chúng ta phát hiện ra thứ có thể gây hại thì phản xạ tự nhiên của chúng ta là loại bỏ nó hoàn toàn,” Bác sĩ May Hindmarsh cùng chồng là Bác sĩ Tim làm chuyên khoa Cấp cứu và điều hành trang web “BSfreeMD” nói với Epoch Times.
“Tuy nhiên, quá ít natri cũng có hại và có thể còn hại nhiều hơn là dư thừa. Đã có nỗ lực cắt giảm muối, loại bỏ nó và đưa mọi người vào chế độ ăn kiêng rất ít natri, điều này đã được chứng minh là có hại không kém, nếu không muốn nói là còn hơn thế.
“Tăng huyết áp có nhiều khả năng do chế độ ăn ít muối gây ra vì nó gây ra tình trạng kháng insulin và làm tăng các hormone gây căng thẳng như adrenaline và noradrenaline và các hormone làm cứng động mạch.”
“Vấn đề còn lại là mọi người đang ăn loại muối nào và có thành phần gì trong đó. Thực phẩm chế biến chứa nhiều natri nhưng cũng có nhiều sản phẩm không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao, chất bảo quản và các hóa chất khác.”
Tiến sĩ Tim Hindmarsh nói với Epoch Times: “Uống quá nhiều nước – đặc biệt nếu không kết hợp với việc tăng lượng natri – có thể dẫn đến hạ natri máu, một biến chứng có khả năng gây tử vong do thiếu muối.
“Tai biến này xảy ra thường xuyên đến nỗi cuộc thi ba môn phối hợp ở Hawaii mỗi năm đều có nhiều trường hợp bị hạ natri máu do tiêu thụ ít natri kết hợp với uống quá nhiều nước lọc. Cuộc thi vận động diễn ra lên tới 18 giờ dưới ánh mặt trời Hawaii. Không ai có thể áp dụng chế độ ăn cực ít muối mà vẫn sống sót.”
Tiến sĩ Bill Wilson, một bác sĩ gia đình và là tác giả của cuốn sách “Brain Drain” đồng ý nhận định trên.
Ông nói với Epoch Times: “Muối không nên là trọng tâm khi nói đến các vấn đề y tế thông thường như tăng huyết áp. Viêm nhiễm rõ ràng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh mãn tính phổ biến.”
Kết luận
Rõ ràng, giới tinh anh vẫn chưa biết về lợi ích và rủi ro của chế độ ăn ít natri. Tất nhiên, bác sĩ của bạn là người hướng dẫn tốt nhất về vai trò của natri trong chế độ ăn uống của bạn — miễn là bác sĩ đó cập nhật nhiều phát hiện khác nhau về lượng muối ăn vào. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ của bạn đang xem xét mức độ ảnh hưởng của bất kỳ tình trạng nào mà bạn có thể mắc phải đối với nồng độ natri — chẳng hạn như huyết áp cao nhạy cảm với muối.
Quá nhiều natri có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta, như chúng ta thường được nói, nhưng rõ ràng, đôi khi quá ít cũng là một vấn đề.
Có thể bạn quan tâm: