Ukraine đã không chịu nổi áp lực của Trung Quốc nên đã rút khỏi một tuyên bố quốc tế về vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương. Bắc Kinh đã đe dọa hạn chế thương mại và ngăn chặn Ki-ép tiếp cận với vắc xin COVID-19; các quan chức Ukraine nói với tờ RFE / RL.

Từng tham gia cùng hơn 40 quốc gia khác; nhưng ngày 24/6, Ki-ép đã rút khỏi một tuyên bố của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva. Tuyên bố này yêu cầu Trung Quốc cho phép các quan sát viên độc lập tiếp cận ngay Tân Cương. Nơi mà Bắc Kinh bị cáo buộc đang giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác.

Ukraine rút khỏi tuyên bố giám sát vi phạm nhân quyền ở Tân Cương để đổi lấy vắc-xin Trung Quốc

Nhà lập pháp Ukraine, thành viên Ủy ban Chính sách Đối ngoại và Hợp tác Quốc hội của Quốc hội; Andriy Sharaskin, nói với RFE / RL rằng: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Ukraine rút khỏi tuyên bố quốc tế về người Duy Ngô Nhĩ. Áp lực này tiếp tục cho đến khi chữ ký được thu hồi”.

Một quan chức cấp cao của Ukraine (giấu tên) cũng đã xác nhận sự kiện này với RFE / RL.
Quan chức này cho biết; Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngăn chặn việc xuất khẩu vắc-xin cho Ukraine và “ám chỉ lý do” khiến vắc-xin được giữ lại. Ông cho biết, ngay sau khi Ki-ép rút khỏi tuyên bố thì Ukraine đã được nhập khẩu vắc-xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất.

Một thành viên Liên minh châu Âu và NATO, Maria Ionova nói với RFE / RL rằng; áp lực của Trung Quốc dẫn đến việc Ukraine rút khỏi tuyên bố chung. Tuyên bố này nhằm giám sát chặt chẽ hơn các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.

Ngoài vắc-xin, Ukraine còn nhận được đầu tư theo sáng kiến ‘Vành đai con đường’ của Trung Quốc

Ngày 25/6, tờ AP trích dẫn các nguồn tin ngoại giao phương Tây cho biết; Trung Quốc đe dọa sẽ không xuất khẩu 500.000 liều vắc xin cho Ukraine nếu quốc gia này không rút khỏi tuyên bố.
Sau báo cáo của AP; Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản bác họ không gắn các yêu cầu chính trị đối với việc cung cấp vắc-xin; mặc dù họ hoan nghênh quyết định rút khỏi tuyên bố của Ki-ép.

Thư ký ủy ban chính sách đối ngoại của quốc hội Solomiya Bobrovska nói rằng; áp lực của Trung Quốc “thực sự là từ chối ký tuyên bố để đổi lấy vắc-xin”. Ông Sharaskin cho rằng, ngoài việc Bắc Kinh đe dọa hạn chế thương mại thì nước này cũng đề nghị đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Ukraine nhiều hơn để đổi lấy việc thu hồi chữ ký tại tuyên bố chung.

Ngày 30/6, Bắc Kinh và Ki-ép đã ký một thỏa thuận cơ sở hạ tầng gồm: sân bay, đường sắt, cảng theo sáng kiến “Vành đai con đường”. Điều này sẽ hứa hẹn nhiều khoản đầu tư và thu hút thêm nhiều công ty Trung Quốc vào Ukraine.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Ki-ép chưa phản hồi về bình luận trên của RFE / RL.

Bắc Kinh – Ki-ép mối quan hệ không chắc chắn

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine; chiếm 14,4% nhập khẩu và 15,3% xuất khẩu của nước này. Ngoài ra, cả Bắc Kinh và Ki-ép đều đưa ra hỗ trợ chính trị ngầm khác như; Trung Quốc không bao giờ công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và Ukraine coi Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Tháng 2, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói với Axios rằng, ông không coi Trung Quốc là một mối đe dọa địa chính trị lớn. Hơn nữa, ông không đồng ý với sự cạnh tranh ngày càng tăng của Washington với Bắc Kinh.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Ki-ép và Bắc Kinh đã căng thẳng vào đầu năm nay; khi Ukraine chặn các nhà đầu tư Trung Quốc mua lại công ty hàng không vũ trụ Ukraine Motor Sich. Theo giới quan sát, động thái của Ukraine được cho là do vận động hành lang từ phía Washington.

Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine; John Herbst nói với RFE / RL: “Ukraine đã dành cho Hoa Kỳ một sự ưu ái rất nghiêm túc; khi không bán Motor Sich cho người Trung Quốc”.

Gần đây hơn, việc thiếu khả năng tiếp cận với vắc-xin phương Tây cũng là một vấn đề nhức nhối đối với Tổng thống Zelenskiy. Ông đã từng tuyên bố sẽ mua đủ vắc xin cho cho dân số 44 triệu người dân.