Trung Quốc vừa công bố các biện pháp trừng phạt không xác định đối với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi do bà đã tới Đài Loan vào ngày 2-3/8. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (5/8) cho biết, bà Pelosi đã bỏ qua những lo ngại của Trung Quốc và đã tới hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Tóm tắt nội dung
Trung Quốc trừng phạt cá nhân bà Pelosi cùng gia đinh
Theo Washington Post, bà Pelosi là quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm hòn đảo tự quản trong 25 năm.
Tuyên bố của Trung Quốc gọi chuyến thăm của bà Pelosi là hành động khiêu khích, và nói rằng nó làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Tuyên bố của ĐCSTQ cho biết, các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng đối với Pelosi và gia đình của bà ấy nhưng không cho biết rõ các lệnh trừng phạt cụ thể như thế nào.
Theguardian đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với bà Nancy Pelosi và những người thân trực tiếp của bà để đáp trả “các hành động xấu xa và khiêu khích” bằng cách tới Đài Loan.
Kênh CGTN của ĐCSTQ cho biết:
Vì bà Pelosi “khăng khăng muốn đến Đài Loan bất chấp những quan ngại nghiêm trọng và sự phản đối cứng rắn của Trung Quốc, can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, phá hoại nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, chà đạp nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc và đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan.
“Trước những hành động hung ác và khiêu khích của Pelosi, Trung Quốc đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Pelosi và gia đình trực hệ của bà ấy theo các luật liên quan của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Nhà lắp ráp iPhone bị liên đới do gặp bà Pelosi
Tờ Nikkei đưa tin rằng, các lô hàng của nhà lắp ráp iPhone Pegatron Corp (Đài Loan) ở Trung Quốc đã bị các quan chức hải quan Trung Quốc giữ lại để giám sát một ngày.
Lý do có thể là giám đốc điều hành hàng đầu của công ty Pegatron Corp đã gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại Đài Bắc trong chuyến thăm của bà tới Đài Loan.
Các chuyến hàng của công ty Pegatron Corp đang trên đường vận chuyển đến cơ sở lắp ráp tại Tô Châu đã bị hải quan Trung Quốc kiểm tra kỹ lưỡng hôm 3/8. Mục đích là để xem liệu hàng hóa này có vi phạm quy tắc đối với các thùng carton chứa hàng có ghi dòng chữ “Đài Loan” hoặc “Cộng hòa Trung Hoa” hay không.
Trung Quốc triệu tập các nhà ngoại giao châu Âu và Nhật Bản
Trung Quốc cho biết họ đã triệu tập các nhà ngoại giao châu Âu tại nước này để phản đối các tuyên bố do Nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, chỉ trích đe dọa các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh đảo Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (5/8) cho biết Thứ trưởng Đặng Lý đã đưa ra “tuyên bố long trọng”, về điều mà ông gọi là “sự can thiệp bừa bãi vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.
Reuters cũng cho biết, Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh để bày tỏ quan điểm ‘nghiêm khắc’ về việc nước này tham gia vào một tuyên bố “sai lầm” của Nhóm G7 xung quanh vấn đề về Đài Loan.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken: “Không thể biện minh” cho hành động của Trung Quốc
Ngoại trưởng Antony Blinken đã cảnh báo một lần nữa rằng các hành động “khiêu khích” của Trung Quốc có nguy cơ leo thang nghiêm trọng và có thể gây mất ổn định khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp báo bên lề cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN, ông Blinken nói với giới truyền thông rằng, Mỹ đã nhiều lần thông báo với Trung Quốc rằng Mỹ không tìm kiếm một cuộc khủng hoảng.
Ngoại trưởng Blinken nói rằng, chuyến thăm của bà Nancy Pelosi tới Đài Loan diễn ra trong hòa bình và “không có lời biện minh nào khả dĩ cho những gì họ (Trung Quốc) đã làm”.
Ngoại trưởng Blinken nói rằng Mỹ sẽ gắn bó với các đồng minh của mình trong khu vực.
Ông cũng nói rằng Mỹ sẽ không bị khiêu khích bởi các hành động của Trung Quốc, và các máy bay, tàu chiến của Hoa Kỳ vẫn sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Đồng thời cho biết Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến đi qua eo biển Đài Loan, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan vẫn sẽ neo lại khu vực này.
Có thể bạn quan tâm: