Tướng do tâm sinh – cảnh tùy tâm chuyển là quan niệm của văn hóa truyền thống; mà cả Phật gia và Đạo gia đều đề cập đến. Trong những thuật nhìn người thì quan sát tướng mạo dung nhan có thể đoán được phần nào tâm tính của người đó.

Dung mạo bên ngoài liệu có phải là biểu hiện nội tâm sâu kín bên trong của một con người?

Tướng ở đây chính là vẻ bề ngoài của sự vật; hay gọi là tướng mạo mà chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống. Tâm là suy nghĩ hay thói quen của người đó, những điều sâu kín bên trong gọi là nội tâm. Nó được biểu hiện ra bên ngoài; thông qua tướng mạo.

Người giàu tình yêu thương, độ lượng; họ đi tới đâu cũng được chào đón; nhiều người muốn nói chuyện và cảm thấy như đã thân quen từ lâu. Họ có thần thái thanh tao, có sức hút vô hình; mà những người bên cạnh đều cảm nhận được.

Còn người có tâm bất lương, thì người khác cảm thấy có khoảng cách, khó gần. Cho dù bạn có đẹp đến mấy, thì hành động của bạn sẽ phơi bày con người thực của bạn. Năng lượng bạn phát ra, sẽ làm người khác có cảm giác bất an và đề phòng.

Người có tâm tính tốt thường da dẻ hồng hào sắc mặt tươi tắn. Đó là do trong lòng họ cảm thấy vui vẻ, bình an; thì lượng máu trên bề mặt da sẽ tăng mạnh hơn bình thường. Nó khiến da dẻ tươi sáng và căng bóng.

Ngược lại, khi mà thường xuyên suy nghĩ tiêu cực thì cơ mặt sẽ có nhiều nếp nhăn. Căn nguyên do bạn thường xuyên cau có, ủ rũ, căng thẳng; khiến cho máu lưu thông không tốt, làn da trở nên nhợt nhạt, thần thái thiếu sức sống.

Tâm và tướng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tướng mạo thể hiện phần lớn thái độ sống của chúng ta.

Đông y thời cổ đại nhìn tướng mặt để đoán bệnh

Người xưa cho rằng, thước đo sức khỏe thân thể một người chính là qua quan sát tướng mạo. Đông ý thời cổ đại có giảng, đoán bệnh qua tứ chẩn (Vọng, Văn, Vấn, Thiết). Thầy thuốc thăm khám bệnh thông qua Vọng là nhìn; Văn là nghe; Vấn là hỏi; Thiết là sờ.

Trong tứ chẩn đó thì vọng đứng đầu, được đánh giá quan trọng trong chuẩn đoán bệnh. Vọng chính là nhìn tướng mạo, thần thái của bệnh nhân. Cách chuẩn đoán có căn cứ từ Tướng do tâm sinh.

Ví dụ như: Một người mà mắt mờ, điều ấy minh chứng là gan người đó có vấn đề. Nếu vị giác không cảm nhận được thì tim có vấn đề. Môi không có sắc, nhợt nhạt thì tính khí bất hòa. Mũi không phân biệt được mùi thì phổi có vấn đề. Tai nghe kém thì chức năng thận suy yếu.

Nếu nội tâm của chúng ta tĩnh lặng, ngay chính, thiện lương thì cơ thể hoạt động trơn tru, mạnh khỏe cả tâm lẫn thân. (Hình ảnh minh họa)
Nếu nội tâm của chúng ta tĩnh lặng, ngay chính, thiện lương thì cơ thể hoạt động trơn tru, mạnh khỏe cả tâm lẫn thân. (Hình ảnh minh họa)

Tướng mạo bên ngoài của một con người; có liên quan mật thiết đến lục phủ ngũ tạng trong thân thể. Nên trong Đông y chỉ cần nhìn sự thay đổi của tướng mạo; sẽ đoán được then chốt của bệnh. Với những danh y từng trải, họ có thể nhìn tướng, nghe giọng nói, quan sát cách đi đứng, ứng xử; là biết được tính cách, sở thích và tình trạng của bệnh nhân.

Theo nhân quả thì Tướng là quả của Tâm; hay Tâm là nhân của Tướng. Nếu nội tâm của chúng ta yên bình, tĩnh lặng, ngay chính; thiện lương, lạc quan; thì cơ thể sẽ hoạt động một cách trơn tru. Và chúng ta đương nhiên sẽ có một sức khỏe; tinh thần tốt và dung mạo phúc hậu.

Lưu truyền câu chuyện cổ về Tướng do tâm sinh

Danh họa nổi tiếng Leonardo da Vinci đã mất rất nhiều năm để vẽ bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng”. được sáng tác vào khoảng năm 1495 – thời kỳ Phục Hưng. Bức tranh này miêu tả bữa tiệc của Chúa Giê Su cùng các môn đồ của mình; trong Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano; trước khi Chúa Giê Su bị chính quyền La Mã bắt và bị đóng đinh lên thập tự giá.

Đi tìm người làm mẫu để vẽ Chúa Giê Su

Danh họa muốn tác phẩm của mình để lại cho hậu thế được miêu tả một cách chân thực nhất; nên ông chọn người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên mới tìm được một chàng trai trẻ đẹp, gương mặt thánh thiện, có nhân cách tinh khiết tuyệt đối, tâm hồn trong sáng để làm hình mẫu vẽ Chúa Giê Su.

Trong suốt 6 tháng trời làm việc miệt mài với chàng trai; ông đã tái hiện hình ảnh của Chúa Giê Su. Một khuôn mặt hiền từ; thánh thiện, bao dung; thật xứng đáng với ngôi vị Chúa. Việc chọn mẫu và vẽ 12 thánh tông đồ không có gì khó khăn với ông. Sau 6 năm ông lần lượt vẽ xong 12 vị.

Chỉ còn môn đồ thứ 13 Judas, người phản bội Chúa vì 30 đồng bạc là ông chưa tìm ra được mẫu. Danh họa muốn tìm người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi; lừa lọc, đạo đức giả; và cực kỳ tàn ác. Tướng mạo đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đứng người bạn thân nhất; người thầy kính yêu của chính mình.

Cuộc tìm kiếm người mẫu để vẽ môn đồ thứ 13 Judas

Công cuộc tìm kiếm tưởng chừng rơi vào vô vọng; thì một ngày nọ, ông nhận được thông báo; có một kẻ mà hình thức có thể đáp ứng được yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma; chờ ngày ra pháp trường vì phạm tội giết người; và nhiều tội ác tày trời khác.

Da Vinci lập tức lên đường đến hầm ngục Roma. Trước mắt ông là một gã đàn ông nước da đen sậm; với mái tóc dài bẩn thỉu phủ xoà xuống mặt. Một khuôn mặt hằn lên vẻ tàn ác và đê tiện cùng cực. Danh họa bàng hoàng bởi đúng là hình mẫu Judas; người mà ông đang kiếm tìm bao ngày qua.

Dưới sự cho phép đặc biệt của Đức Vua; tên tội phạm được hoãn ngày thi hành án. Hắn được đưa tới nhà nguyện nơi bức tranh đang được vẽ dở. Mỗi ngày tên tù im lặng ngồi trước Da Vinci – danh họa thiên tài thì cần mẫn với công việc; khắc họa diện mạo của một kẻ phản phúc vào bức tranh.

Bức tranh sơn dầu “Bữa tiệc cuối cùng” do Andrea Solari phục chế dựa theo tác phẩm của Leonardo da Vinci (Nguồn ảnh homeaz).
Bức tranh sơn dầu “Bữa tiệc cuối cùng” do Andrea Solari phục chế dựa theo tác phẩm của Leonardo da Vinci (Nguồn ảnh homeaz).

Kịch tính khi bức họa hoàn thành

Nét vẽ cuối cùng cũng hoàn thành. Kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài; ông quay sang bảo lính gác: “Các ngươi đem hắn đi đi…”. Lính canh túm lấy vai kẻ tử tù định đưa đi; bỗng nhiên tên tử tù lao đến quỳ mọp dưới chân Da Vinci; và khóc nấc: “Ôi, Thưa ngài! Hãy nhìn con; ngài không nhận ra con ư?”

Danh họa từ tốn nhìn kỹ; kẻ mà suốt 6 tháng qua ông đã liên tục gặp mặt. Cuối cùng, ông lắc đầu: “Không, ta chưa từng nhìn thấy ngươi; cho đến khi ngươi được đưa đến đây cho ta”.

Tên tử tù lúc này khóc rống lên: “Ngài Vinci; hãy nhìn kỹ lại tôi! Tôi chính là người; mà 7 năm trước ông đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Trời”.

Danh họa lúc này bàng hoàng trước những gì mình đang tận mắt chứng kiến. Thật trớ trêu; chàng trai được chọn ngồi làm mẫu của Chúa Trời; chỉ sau hơn 2.000 ngày đã tự biến mình thành hình mẫu của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử. Một hình tượng hoàn hảo đã trở thành kẻ đồi bại…Chỉ nghĩ đến đây; ông lắc đầu thở dài rồi lặng lẽ bước ra khỏi phòng.

Ý nghĩa của câu chuyện cổ với câu nói Tướng do tâm sinh

Câu chuyện rất nổi tiếng về người làm mẫu cho danh họa Leonardo da Vinci vẽ Chúa và Judas chứng minh con người tâm thế nào thì tướng mạo thế ấy.

Trong Phật gia và Đạo gia đều tin rằng, vẻ bề ngoài của một người liên quan mật thiết với nội tâm bên trong của người đó.

Người có tấm lòng lương thiện; thì tự nhiên dung mạo cũng trở nên xinh đẹp. Tuy nhiên, tướng mạo không hề cố định; mà sẽ tùy theo tâm của chúng ta trong quá trình sống mà thay đổi theo.

Có nhân thì mới có quả; thiện và ác vốn là hai mặt của một con người. Nó là mầm mống gieo trong tâm hồn; tùy thuộc chúng ta chọn hạt giống nào trong cuộc đời mình thôi.

Tướng mạo của chúng ta cũng có thể thay đổi được; khi tâm sáng thì tướng mạo cũng sẽ rạng rỡ theo. Nội tâm vững vàng; sống vui vẻ, tự tin; lạc quan, hạnh phúc; thì cả thể chất và tinh thần khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Xem thêm: